Vì sao hoàng anh ko nuôi bò

Hai lĩnh vực này được đánh giá sẽ là các lĩnh vực cứu nguy cho tập đoàn.

Tham vọng với nuôi bò

Công ty Hoàng Anh Gia Lai [HAGL] vừa công bố báo cáo tài chính quý III với doanh thu thuần giảm mạnh 20% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức 550 tỷ đồng.

Nguồn thu chủ lực vẫn đến từ bán trái cây với giá trị 220 tỷ đồng, chiếm 40% doanh thu thuần. Tuy nhiên con số nay đã giảm 58% so với cùng kỳ do tập đoàn không còn hợp nhất doanh thu với nhóm công ty HAGL Agrico.

Trong khi đó nguồn thu từ mủ cao su tiếp tục biến mất kể từ đầu năm 2020 đến nay do không còn hợp nhất với HAGL Agrico.

Mảng kinh doanh mới là chăn nuôi heo thu về 183 tỷ đồng và lũy kế 9 tháng đầu năm thu về 442 tỷ. Mảng này bắt đầu phát sinh doanh thu từ quý IV/2020 khi tập đoàn bắt đầu hợp nhất công ty Chăn nuôi Gia Lai.

Trong mảng chăn nuôi, HAGL dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống chuồng trại để sẵn sàng cho năm 2022 triển khai nuôi 15.000 heo nái sinh sản và 300.000 heo thịt xuất chuồng mỗi năm.

Đáng chú ý hơn khi HAGL cũng bắt đầu ghi nhận một nguồn thu mới từ bán bò thịt với doanh số 27 tỷ đồng. Nguồn thu từ bò chỉ chính thức phát sinh từ quý này sau một thời gian dài không có ghi nhận.

Trước đây HAGL từng có dự án nuôi bò sữa và bò thịt từ giữa năm 2014 với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 6.000 tỷ đồng, kế hoạch nuôi 236.000 còn bò. Dự án được kỳ vọng thay đổi cơ cấu doanh thu cho tập đoàn với nguồn thu chuyển dịch sang bò thịt, sữa tươi và thậm chí là phân bò.

Công ty lần đầu phát sinh doanh thu từ bò từ quý II/2015 với con số 766 tỷ đồng và có lãi 289 tỷ. Tính riêng giai đoạn 2015-2016, doanh thu từ đàn bò của tập đoàn mang về hơn 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên mảng kinh doanh này sau đó liên tục sa sút do bầu Đức muốn tập trung vào mảng trái cây, doanh thu giai đoạn 2017-2018 chưa đến 900 tỷ đồng và từ năm 2019 đã không còn ghi nhận doanh thu.

Tái cơ cấu các nguồn thu cũng dẫn đến biến động về hiệu quả, HAGL ghi nhận lợi nhuận gộp quý III lên gần 177 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ gộp 56 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái; biên lãi gộp bình quân gần 32%.

Không dễ kiếm lợi nhuận

Cuộc xoay vần chiến lược của ông Đoàn Nguyên Đức [bầu Đức], Chủ tịch HĐQT HAGL thường diễn ra rất nhanh. Nhiều người đã quen với những tuyên bố hùng hồn của ông sau mỗi lần thay đổi chiến lược. Từ việc ông bỏ bất động sản trồng cao su, bỏ cao su đi nuôi bò, mà mỗi lần thay đổi đều kèm những tuyên bố, hứa hẹn rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, các kế hoạch này thực tế thường không thuận lợi.

Với đàn bò, từng là phao cứu sinh cho doanh thu của tập đoàn, một thời gian tưởng chừng đã đi đến đoạn cuối sứ mệnh của mình năm 2019 nhưng giờ lại nhanh chóng được ông đưa trở lại đường đua. 

Công ty cũng tuyên bố sẽ phát triển lại đàn bò trong năm 2021. Cụ thể, theo báo cáo thường niên vừa công bố, HAGL Agrico định hướng đầu tư chăn nuôi bò ở Lào và Campuchia trên diện tích 7.000 ha kết hợp trong vườn cây cao su.

Tổng đàn dự kiến là 112.500 con [năm 2018 chỉ có 13.000 con] gồm bò sinh sản, bò thịt theo mô hình bán chăn thả và bò vỗ béo tập trung. Không chỉ bán bò hơi, HAGL Agrico còn dự kiến hợp tác các đại lý phân phối thịt bò và đầu tư nhà máy chế biến thịt để cung cấp thịt bò sạch, chất lượng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước.

Tuy nhiên, những khó khăn hiện tại lớn hơn rất nhiều thời điểm cách đây 2 năm khi thị trường thịt bò Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư mới cùng với đó là nhiều tên tuổi kỳ cựu trong ngành.

Số liệu của Tổ chức Hợp tác - Phát triển kinh tế [OECD] và Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc [FAO] trong báo cáo triển vọng phát triển ngành nông nghiệp 2020-2029 cho thấy giai đoạn 2017-2019, Việt Nam tiêu thụ 1,27 triệu tấn thịt bò/năm nhưng sản lượng sản xuất chỉ được 372.000 tấn [gần 30%], còn lại là nhập khẩu. Cơ hội phát triển nguồn cung trong nước để thay thế hàng nhập đã rõ nhưng thực hiện không hề dễ dàng.

Theo ông Nguyễn Thanh Khuê, người có nhiều năm nhập khẩu thịt bò lẫn bò sống về vỗ béo, giết mổ, Việt Nam phụ thuộc vào nguồn cung ngoại do không có lợi thế về chăn nuôi đại gia súc. Việt Nam không sản xuất được con giống đại trà, nguy cơ dịch bệnh trên bò rình rập.

Với những khó khăn như vậy, tham vọng trở lại đường đua và đánh chiếm thị phần trong mảng thịt bò của HAGL vẫn còn nhiều chông gai.

Đánh giá của bạn:

Bầu Đức Hoàng Anh Gia Lai có liên quan gì đến dự án nuôi bò thua lỗ ngàn tỉ của Trần Bắc Hà?

[NLĐO]- Kết luận điều tra của Cơ quan điều tra Bộ Công an thể hiện ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, từng được Trần Bắc Hà, nguyên chủ tịch HĐQT BIDV, kêu gọi đầu tư vào dự án bò tại Hà Tĩnh gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng của BIDV.

  • Ông Trần Bắc Hà gây sức ép với cấp dưới để vay hàng ngàn tỉ đồng cho "sân sau"?

  • Con trai ông Trần Bắc Hà bị cáo buộc gửi 10 triệu USD ra nước ngoài

  • Con trai ông Trần Bắc Hà bị cáo buộc là chủ mưu gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng

  • Vì sao con trai ông Trần Bắc Hà bị khởi tố?

Cơ quan điều tra [CQĐT] Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam [BIDV].

Theo kết luận điều tra, dưới thời ông Trần Bắc Hà làm Chủ tịch HĐQT BIDV, cơ quan điều tra xác định bị can đã lợi dụng ví trí công tác để thâu tóm, lũng đoạn nhà băng và xúc tiến đầu tư, tài trợ vốn trái quy định. Ngoài ra, ông Trần Bắc Hà bị quy kết thành lập công ty "sân sau" không có năng lực tài chính để lập dự án đầu tư xin vay vốn tại BIDV. Sau đó, lợi dụng chính sách của Chính phủ, nguyên chủ tịch HĐQT BIDV đã chỉ đạo cấp dưới cấp tín dụng cho doanh nghiệp "sân sau" với các ưu đãi trái luật khiến BIDV thiệt hại tổng số tiền hơn 1.500 tỉ đồng.

Dự án của Công ty CP Chăn nuôi Bình Hà bỏ hoang trong thời gian dài

Theo kết luận điều tra, thời điểm tháng 3-2015, ông Trần Bắc Hà, lợi dụng chức vụ chủ tịch HĐQT BIDV, trực tiếp làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh để xúc tiến đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương dự án chăn nuôi bò tại tỉnh Hà Tĩnh, cấp đất và áp dụng chính sách ưu đãi cho liên danh giữa Công ty CP Tập đoàn An Phú [do Trần Duy Tùng - con ông Hà, thành lập] với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai [do ông Đoàn Nguyên Đức, tức Bầu Đức, làm chủ là công ty đang có dự án chăn nuôi bò hiệu quả tại tỉnh Gia Lai], dưới sự bảo trợ vốn của BIDV.

Nhưng sau đó, ngày 10-4-2015, ông Hà lại dùng 3 cá nhân không có năng lực tài chính và không có kinh nghiệm nuôi bò để thành lập công ty "sân sau" là Công ty Bình Hà, vốn điều lệ 200 tỉ đồng. Công ty này lập dự án nuôi bò với tổng mức đầu tư 4.223 tỉ đồng, quy mô dự kiến 150.000 con bò/năm, để xin vay vốn tại BIDV.

Được xác định là người liên quan, ông Đoàn Nguyên Đức khai cuối năm 2014, trên cơ sở đề nghị của ông Trần Bắc Hà, ông Đức có đón và chỉ đạo nhân viên dẫn đoàn công tác của tỉnh Hà Tĩnh đi thăm trang trại chăn nuôi bò của tập đoàn tại Gia Lai. Đầu năm 2015, ông Hà gọi điện thoại mời ông Đức ra Hà Tĩnh dự một cuộc họp do UBND tỉnh này tổ chức kêu gọi tập đoàn đầu tư dự án chăn nuôi bò tại tỉnh dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Kim Cự thời điểm đó là Chủ tịch UBND tỉnh. Tại đây, BIDV cam kết tài trợ dự án, ông Đức chỉ tham gia với vai trò khách mời, không phát biểu và không cam kết gì.

Trước sự đề nghị của UBND Hà Tĩnh, ông Đức có tổ chức một cuộc họp để bàn và đánh giá tham gia đầu tư dự án trên. Tuy nhiên, sau khi khảo sát các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đất đai... thấy không đủ điều kiện thì ông quyết định không tham gia đầu tư dự án.

"Do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là khách hàng vay vốn của BIDV, phụ thuộc vào ông Hà nên ông không thể trả lời ông Hà là không tham dự đầu tư dự án do Hà Tĩnh không đủ điều kiện để đầu tư"- KLĐT dẫn lời khai của bầu Đức.

Sau buổi làm việc trên khoảng một, hai tháng, ông Hà nhờ ông Đức giới thiệu người có năng lực kinh nghiệm để quản lý giúp thành lập công ty để đầu tư dự án. Ông Đức đã giới thiệu ông Đinh Văn Dũng, nhân viên cũ của tập đoàn [hiện là bị can trong vụ án này, bị đề nghị truy tố tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản]. Sau đó, ông Đức đã gọi ông Dũng đi Hà Tĩnh gặp Trần Duy Tùng - con trai ông Hà để hỗ trợ làm dự án. Còn việc cha con ông Hà, ông Dũng sau đó thực hiện dự án ra sao thì ông không biết và không tham gia...

Do Công ty Bình Hà không có giấy phép và không đủ tiêu chuẩn nhập bò theo tiêu chuẩn Escas nên Trần Duy Tùng [con trai ông Hà] có nhờ tập đoàn ông hỗ trợ nhập khẩu bò trong giai đoạn đầu. Ông có chỉ đạo phó tổng giám đốc phụ trách tài chính thông qua hai công ty con của tập đoàn là Công ty cổ phần Bò sữa Tây Nguyên và Công ty cổ phần Chăn nuôi Gia Lai đứng ra nhập khẩu giúp trong giai đoạn đầu. Sau này Công ty Bình Hà nhập khẩu trực tiếp.

Đến khi một số lò mổ của Việt Nam vi phạm tiêu chuẩn Escas về giết mổ bò, trong đó có Công ty Bình Hà bị cấm nhập khẩu bò thì Công ty Bình Hà ký hợp đồng mua bò với hai công ty của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Cụ thể mua bán thế nào do hai công ty trực tiếp làm việc với nhau, ông Đức cho rằng ông không biết và không tham gia.

Nguyễn Hưởng

Video liên quan

Chủ Đề