Vì sao mọi người phải chấp hành pháp luật

Ông nói đại ý rằng, những bất cập tồn tại dai dẳng như thủ tục hành chính rối rắm, bộ máy biên chế cồng kềnh, tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng đều có chung một nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân không tốt. Mặc dù, điều này [ý thức chấp hành pháp luật -NV] có ý nghĩa then chốt nhưng lại chưa được quan tâm đúng mức. Và nó tác động rất lớn, gây tác hại đến môi trường đầu tư kinh doanh, trật tự an toàn xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân.

Về mặt nguyên tắc, ý thức chấp hành pháp luật tốt là 1 trong 3 trụ cột quyết định một quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vững chắc [cùng thể chế tốt và nguồn nhân lực chất lượng]. Thế nhưng, tại các phiên thảo luận suốt tuần qua, các đại biểu đã chỉ ra thực tại: ý thức chấp hành pháp luật ở ta đã đi xuống đến mức báo động! Kinh tế càng phát triển thì ý thức chấp hành pháp luật của người dân càng kém, hay nói cách khác là sự coi thường pháp luật càng trắng trợn, ngang nhiên. Người ta nhờn luật đến mức, việc vi phạm pháp luật trở thành việc bình thường. Nhẹ thì ra đường vi phạm luật giao thông, nặng thì vi phạm pháp luật, tham nhũng, hối lộ.

Cũng là người Việt, nhưng khi ra nước ngoài thì chấp hành pháp luật về giao thông, trật tự, vệ sinh rất nghiêm túc, nhưng khi quay về VN họ lại vi phạm. Điều đó cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật của người dân kém, mà người ta thường viện dẫn cho những lộn xộn về trật tự xã hội, không phải là bản chất của người Việt mà nguyên nhân chính là bất cập, yếu kém trong quản lý nhà nước nói chung. Ở một khía cạnh nào đó, quản lý nhà nước không đủ sức áp đặt thi hành luật pháp.

Nguyên nhân có nhiều, nhưng bắt đầu là việc khả năng chấp hành pháp luật của chính các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước không cao, hay nói cách khác chính họ dung túng cho hành vi vi phạm pháp luật, bằng cách này hay cách khác. Vượt đèn đỏ, chạy xe quá tốc độ, chở quá tải… đều có thể được giải quyết bằng thủ tục “đầu tiên” với bất kỳ viên chức hành pháp nào. Người dân và doanh nghiệp “chịu chi” dưới gầm bàn sẽ được việc nhanh hơn là đường đường thủ tục. Lâu dần thành quen, người ta hành xử theo thói quen bản năng, từ những việc nhỏ nhất, hơn là quan tâm đến việc luật pháp quy định như thế nào. Thái độ coi thường pháp luật từ đó mà ra.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân là việc cần phải làm. Nhưng trước khi kêu gọi người dân tuân thủ luật pháp, các cơ quan nhà nước phải bảo đảm cơ chế áp đặt pháp luật hiệu quả. Nên bắt đầu từ việc các công chức nhà nước tôn trọng luật pháp tuyệt đối, gắn với chống tham nhũng.

Tin liên quan


Câu 1

Bình là học sinh chậm tiến, Bình thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với các bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lí những vi phạm của Bình ? Căn cứ để xử lí các vi phạm đó ? Trong các hành vi trên của Bình, hành vi nào là vi phạm pháp luật ?

Giải chi tiết:

- Hành vi vi phạm kỉ luật của Bình như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong lớp. Những hành vi đó do ban giám hiệu nhà trường xử lý.

Bạn đang xem: Vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật

- Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng.


Câu 2

Em hãy cho biết tại sao nhà trường phải có nội quy. Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện ? Nếu không có nội quy thì trường học sẽ ra sao ? Hãy hình dung nhà trường như một xã hội thu nhỏ và thử tưởng tượng một xã hội không có pháp luật thì sẽ như thế nào. Giải thích vì sao mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Giải chi tiết:

- Nhà trường phải có nội quy để đảm bảo nền nếp, kỉ cương, kỉ luật trong nhà trường.

- Biện pháp để đảm bảo cho nội quy được thực hiện:

+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, răn đe học sinh.

+ Phối kết hợp giữa các tổ chức trong trường [Đoàn Đội...] phụ huynh học sinh.

- Nhà trường như một xã hội thu nhỏ, nếu nhà trường không có nội quy, thì kỉ luật trật tự không được đảm bảo, môi trường học tập không thể tốt được. Một xã hội không có pháp luật sẽ bất ổn, sẽ không phát triển được.

- Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật vì đó là trách nhiệm, là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Mọi người phải “sống, lao động và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”


Câu 3

Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của anh, chị, em như sau : "Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau ; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con".

Câu hỏi :

a] Hãy tìm một câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ giữa anh chị em.

b] Việc thực hiện bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở nào ? Nếu không thực hiện có bị xử phạt không ? Hình thức phạt là gì ?

c] Nếu vi phạm Điều 105 của Luật Hôn nhân và gia đình thì có bị xử phạt không ? Vì sao ?

Giải chi tiết:

- Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:

+ “Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

+ "Anh em như chân với tay

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

+ “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”

+ Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em.

Xem thêm: " Profit And Loss Statement Là Gì ? [Income Statement Income Statement Là Gì

+ Chị ngã em nâng.

- Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.

- Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật và mọi công dân phải có trách nhiệm thực hiện trách nhiệm của mình với gia đình như chăm sóc, giáo dục, trông nom...


Câu 4

Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành ; tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.

Giải chi tiết:

* Giống nhau:

- Đều hướng con người đến việc làm những điều tốt đẹp.

- Đều giáo dục con người đến bổn phận, trách nhiệm, những điều được làm và không nên làm...

*Khác nhau:

Đao đức

Pháp luật

Cơ sở hình thành

Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ

Do Nhà nước ban hành

Tính chất

Tự nguyện, không ép buộc

Bắt buộc chung, áp dụng cho mọi đối tượng

Hình thức thể hiện

Các câu ca dao, tục ngữ các câu châm ngôn...

Các văn bản pháp luật như bộ luật, luật... trong đó quy định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức Nhà nước.

Biện pháp bảo đảm thực hiện

Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê.

Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

vì sao xã hội cần phải có pháp luật? vì sao mọi người phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật?

Các câu hỏi tương tự

Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư? Vì sao?

a] Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả  học tập của bản thân;

b] Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình;

c] Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc;

d] Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn cỏ đủ tiêu chuẩn đã đề ra;

đ] Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới;

e] Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Video liên quan

Chủ Đề