Vì sao người Lạc Việt và người Âu Việt lại hợp nhất với nhau tạo thành một nước

Bài giảng lịch sử 4 bài 2 nước âu lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [720.17 KB, 16 trang ]

Mục lục

Hình thànhSửa đổi

Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư [viết ở thế kỷ 15] và Đại Việt sử lược [viết ở thế kỷ 13], thì nhà nước Âu Lạc được Thục Phán [thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt] thành lập vào năm 258 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương.

Cựu Đường thư [Hậu Tấn – Lưu Hú soạn, 945 SCN], quyển 41, Chí 21, Địa lí 4, dẫn Nam Việt chí [viết thời Lưu Tống, 420 – 479] chép gần tương tự:

“Đất quận Giao Chỉ rất là màu mỡ, ngày xưa có quân trưởng gọi là Hùng Vương, phụ tá là Hùng Hầu. Sau có vua Thục đem ba vạn lính đánh diệt Hùng Vương đi. Vua Thục nhân đó cho con mình làm An Dương Vương, trị đất Giao Chỉ. Đất nước ấy ở phía đông huyện Bình Đạo ngày nay. Thành nước ấy có chín vòng, chu vi chín dặm, dân chúng đông đúc".

Tuy nhiên theo bộ sử ký của Tư Mã Thiên [quan nhà Hán] viết vào thế kỷ 1 TCN viết rằng, năm 218 TCN - hoàng đế nhà Tần - Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phương Nam. Người Việt cử người tuấn kiệt lên làm lãnh đạo chống lại và giành thắng lợi trước quân Tần - tướng Đồ Thư bị diệt, như vậy căn cứ vào bộ sử ký của Tư Mã Thiên thì thời gian hình thành Âu Lạc muộn hơn vào khoảng sau năm 218 TCN.

Cương vựcSửa đổi

Sau khi đánh bại vua Hùng thứ 18 của Văn Lang, Thục Phán sáp nhập lãnh thổ của Lạc Việt và lãnh thổ của bộ tộc mình [Âu Việt] và hình thành nên một nhà nước mới là Âu Lạc [kết hợp giữa người Âu Việt và người Lạc Việt]

Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh thổ cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc, mà ngày nay là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây [Trung Quốc] và lãnh thổ của Lạc Việt ở miền bắc Việt Nam. Âu Lạc có ranh giới phía bắc là sông Tả Giang [Quảng Tây] đến phía nam là dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.

Tầng lớp xã hộiSửa đổi

Bề mặt ngói ống tại Cổ Loa

Dựa trên các cơ sở của nhà nước Văn Lang, An Dương Vương cũng để nguyên cơ cấu các bộ tộc như dưới thời các vua Hùng, Quan lại giúp việc cho An Dương Vương cũng là các lạc hầu, lạc tướng. Dấu tích của thời Âu Lạc để lại đến ngày nay là hệ thống thành Cổ Loa và hàng vạn mũi tên đồng được khai quát ở gần thành cổ.

Kháng chiến chống quân Tần xâm lượcSửa đổi

Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN.
Bài chi tiết: Chiến tranh Tần-Việt

Theo Sử ký Tư Mã Thiên của sử gia người Hán - Tư Mã Thiên viết vào thế kỷ 1 TCN, năm 218 TCN hoàng đế nhà Tần - Tần Thủy Hoàng sai hiệu uý Đồ Thư mang 50 vạn quân xâm lược các bộ tộc Việt ở phía Nam. Người Việt dùng chiến tranh du kích chống lại dẫn tới cuộc chiến kéo dài tới 10 năm, Đồ Thư bị diệt, người Âu Lạc bảo vệ được lãnh thổ.

Tượng Thục Phán bằng đồng được đặt bên trong đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần là cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước đầu tiên trong chính sử Việt Nam.

Kết thúcSửa đổi

Tượng An Dương Vương ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Theo hai bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư [viết ở thế kỷ 15] và Đại Việt sử lược [viết ở thế kỷ 13], thì nhà nước Âu Lạc kết thúc vào năm 208 TCN sau khi An Dương Vương bị Triệu Đà [một viên quan nhà Tần ở Quảng Đông - Trung Quốc] đánh bại và sáp nhập.

Tuy nhiên theo bộ Sử ký của Tư Mã Thiên [quan nhà Hán] [thế kỷ 1 TCN] lại viết rằng Tây Âu Lạc[2] [tức nước Âu Lạc phía Tây] bị Triệu Đà đánh bại ngay sau khi thái hậu nhà Hán là Lữ Hậu chết, Lữ Hậu chết năm 180 TCN, vì thế một số sách báo ngày nay cũng viết Âu Lạc sụp đổ năm 179 TCN.

Mục lục

Nguồn gốcSửa đổi

Người Tây Âu là một trong số các bộ tộc Bách Việt. Họ có tục để tóc ngắn, xăm mình, nhuộm răng đen.[1][4][5]

Người Âu Việt có quan hệ thương mại với người Lạc Việt, cư dân nước Văn Lang cư trú tại vùng đồng bằng đất thấp ở phía nam Âu Việt, ngày nay là đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam cho tới năm 258 hoặc 257 TCN khi Thục Phán, thủ lĩnh của một liên minh các bộ lạc Âu Việt, tấn công Văn Lang và đánh bại Hùng Vương cuối cùng. Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp nhất thành một quốc gia. Thục Phán đặt tên quốc gia mới là Âu Lạc, xưng là An Dương Vương,[1] đóng đô tại Phong Khê [nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội]

Nhà Tần chinh phục nước Sở vào năm 223 TCN. Vài năm sau, Tần Thuỷ Hoàng cho hàng chục vạn quân tiến xuống chinh phục phương nam. Quân Tần kéo xuống chinh phục Tây Âu, khai mào chiến tranh du kích trong ba năm và giết chết thủ lĩnh Tây Âu.[6] Trước thời Hán, Đông và Tây Âu đã giành lại được độc lập. Người Đông Âu bị người Mân Việt tấn công, Hán Vũ Đế đã chiếu cố cho họ di dời tới vùng sông Dương Tử và sông Hoài.[7] Tây Âu thì tiến cống cho nước Nam Việt cho tới khi bị Hán Vũ Đế chinh phục và bắt quy hàng.[8] Sau đó, hậu duệ của các vị thủ lĩnh vùng này bị tước mất địa vị. Âu [區], Âu [歐] và Âu Dương [歐陽] đến nay vẫn duy trì trong các tên họ.


An Dương Vương

Connected to:

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply.
Images, videos and audio are available under their respective licenses.
Cover photo is available under {{::mainImage.info.license.name || 'Unknown'}} license. Cover photo is available under {{::mainImage.info.license.name || 'Unknown'}} license. Credit: [see original file].

Video liên quan

Chủ Đề