Vì sao người nhật không hoảng loạn

Rối loạn hoảng sợ là gì? Rối loạn hoảng sợ là bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ kịch phát, xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ. Bệnh nhân có cảm giác như mình sắp chết hay cho rằng mình bị nhồi máu cơ tim, phát điên hoặc mất kiểm soát.

Cơn hoảng sợ thường ngắn, đột ngột và gây ra các phản ứng dữ dội của cơ thể. Cảm giác lo lắng sợ hãi xuất hiện thường xuyên mặc dù không có nguyên nhân cụ thể, không có dấu hiệu báo trước.

Hội chứng sợ đám đông [còn có tên gọi khác là hội chứng sợ khoảng trống, hội chứng sợ nơi công cộng] là một loại rối loạn lo âu, trong đó người mắc cảm thấy sợ hãi đến mức phải tránh những địa điểm, những tình huống có thể gây ra trạng thái hoảng loạn, cảm giác mắc kẹt, bối rối hoặc tuyệt vọng.

Người mắc hội chứng sợ đám đông sẽ sợ hãi ngay cả trong những hoạt động hoặc tình huống rất thường ngày, chẳng hạn như di chuyển bằng phương tiện công cộng, bước vào một không gian kín hoặc không gian mở, đứng xếp hàng hoặc tiến gần một đám đông.

Nếu rối loạn lo âu đã tiến triển nặng thì sẽ rất khó để thoát ra hoặc can thiệp vào sự sợ hãi do rối loạn lo âu gây ra. Hội chứng sợ đám đông đa phần xuất hiện sau khi người mắc đã trải qua một [hoặc nhiều] cơn hoảng loạn. Những người mắc hội chứng sợ đám đông luôn luôn lo sợ mình sẽ bị rơi vào hoảng loạn một lần nữa, từ đó họ luôn cố tránh những nơi mà họ cho là có khả năng xảy ra tình huống đó.

Những người mắc hội chứng sợ đám đông khó có thể cảm thấy an toàn ở bất kì nơi công cộng nào, đặc biệt là những nơi đông người. Họ luôn cần một người đồng hành bên cạnh khi đi tới các khu vực công cộng, và người đồng hành có thể là người thân hoặc bạn bè. Nỗi sợ hãi đôi khi lớn tới mức khiến người mắc không dám rời khỏi nhà.

Hội chứng sợ đám đông khá khó điều trị, bởi người mắc cần phải tự mình đối diện với nỗi sợ. Tuy nhiên với tâm lí trị liệu và thuốc điều trị, người mắc hội chứng sợ đám đông có thể thoát khỏi tình trạng mắc kẹt và tận hưởng một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Hội chứng sợ đám đông có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Yếu tố sinh học [bao gồm cả tình trạng sức khỏe, khía cạnh di truyền], tính khí, áp lực từ môi trường sống, trải nghiệm sống của cá nhân đều có thể đóng vai trò nhất định trong quá trình hình thành hội chứng sợ đám đông.

Hội chứng sợ đám đông có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân

Hội chứng sợ đám đông có thể xuất hiện từ thời thơ ấu, nhưng thường khởi phát ở cuối tuổi vị thành niên hoặc những năm đầu sau khi đã thành niên [phổ biến là trước tuổi 35]; tuy nhiên ở những người trưởng thành lớn tuổi cũng xuất hiện hội chứng sợ đám đông. Hội chứng sợ đám đông thường được chẩn đoán ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới.

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng sợ đám đông bao gồm:

  • Đã từng có rối loạn hoảng sợ hoặc các ám ảnh sợ hãi khác.
  • Đáp ứng với cơn hoảng loạn bằng sự sợ hãi và tránh né quá mức.
  • Trải qua những sự kiện, dấu mốc gây ám ảnh trong đời, chẳng hạn như bị lạm dụng, cha mẹ qua đời, bị người khác tấn công,...
  • Có tính khí hay lo lắng, căng thẳng.
  • Có quan hệ huyết thống với người mắc hội chứng sợ đám đông.

Sợ nơi đông người là triệu chứng tiêu biểu của hội chứng sợ đám đông

Các triệu chứng tiêu biểu của hội chứng sợ đám đông là sự sợ hãi đối với:

  • Ra khỏi nhà một mình
  • Xếp hàng, hoặc nơi đông người
  • Các không gian kín, chẳng hạn như rạp chiếu phim, thang máy, tiệm tạp hóa nhỏ,...
  • Các không gian mở, chẳng hạn như bãi đỗ xe, các cây cầu, các trung tâm thương mại lớn,...
  • Di chuyển bằng phương tiện công cộng, chẳng hạn như xe khách, tàu hỏa hoặc máy bay.

Những tình huống trên gây ra nỗi sợ hãi cho người mắc hội chứng sợ đám đông bởi những người này lo sợ sẽ không thể chạy thoát hoặc không thể tìm được sự giúp đỡ nếu cảm giác hoảng loạn [hoặc bối rối, hoặc các cảm xúc tiêu cực khác] xuất hiện.

Thêm vào đó:

  • Nỗi lo lắng, sự sợ hãi gần như luôn luôn là hậu quả xuất hiện từ các tình huống.
  • Nỗi lo lắng, sự sợ hãi vượt quá mức cần thiết so với mức độ đe dọa thực sự của tình huống.
  • Người mắc hội chứng sợ đám đông luôn cố gắng tránh né tình huống, hoặc cần có người đồng hành ở bên cạnh trong những tình huống đó, nếu buộc phải trải qua tình huống một mình thì họ sẽ phải chịu đựng một cách cực kì nặng nề.
  • Sự tránh né, lo âu, sợ hãi khiến người mắc hội chứng sợ đám đông phải trải qua những bất tiện, căng thẳng thật sự đối với các tình huống ở ngoài xã hội, nơi làm việc và nhiều tình huống khác.
  • Sự tránh né hoặc các ám ảnh sợ hãi thường kéo dài với khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên.

Một số người vừa mắc hội chứng sợ đám đông vừa kèm theo rối loạn hoảng sợ. Rối loạn hoảng sợ là một loại rối loạn lo âu, người mắc sẽ trải qua cảm giác đột ngột sợ hãi tột độ, nỗi sợ hãi nhanh chóng đạt đỉnh điểm sau vài phút, và các triệu chứng thực thể cấp tính xuất hiện [cơn hoảng loạn]. Lúc này người mắc cảm thấy bản thân mất kiểm soát hoàn toàn, lên cơn đau tim hoặc thậm chí cảm thấy cái chết đã ở rất gần.

Nỗi lo sợ xuất hiện cơn hoảng loạn một lần nữa khiến người mắc luôn nỗ lực tìm cách tránh né những hoàn cảnh tương tự hoặc địa điểm nơi cơn hoảng loạn xảy ra.

Các dấu hiệu và triệu chứng của cơn hoảng loạn bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Khó thở, cảm giác bị nghẹt thở
  • Đau ngực hoặc cảm giác đè nặng ngực
  • Đầu óc choáng váng, chóng mặt
  • Cảm thấy run rẩy, tê liệt hoặc ngứa ran
  • Vã mồ hôi
  • Đột nhiên nóng bừng hoặc rét run
  • Đau bụng hoặc tiêu chảy
  • Cảm thấy mất kiểm soát
  • Sợ cái chết đang đến gần

Khó thở, cảm giác nghẹt thở là dấu hiệu của cơn hoảng loạn

Hội chứng sợ đám đông có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, các hoạt động xã hội, ngăn cản người mắc tham dự các sự kiện, lễ hội, thậm chí có thể nặng tới mức làm gián đoạn cả các sinh hoạt thường nhật.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như đã mô tả ở trên, đừng ngần ngại đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Hội chứng sợ đám đông có thể làm giới hạn nghiêm trọng các hoạt động đời sống. Nếu hội chứng sợ đám đông ở mức độ nặng, người mắc sẽ không thể đi ra khỏi nhà. Nếu không được điều trị, một số người bị hội chứng sợ đám đông thậm chí chỉ ở trong nhà hàng năm liền, không thể đi thăm người thân, bạn bè, không thể đi học, đi làm, không thể tham gia các hoạt động bình thường của cuộc sống, và dần dần phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác.

Hội chứng sợ đám đông cũng có thể dẫn tới [hoặc có mối liên hệ với]:

  • Trầm cảm
  • Lạm dụng rượu, chất kích thích
  • Các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, bao gồm các rối loạn lo âu và rối loạn nhân cách khác.

Không có một cách nào chắc chắn có thể phòng tránh hội chứng sợ đám đông. Tuy nhiên sự lo âu có xu hướng tăng nặng nếu người mắc cố tránh các tình huống gây sợ hãi. Nếu như bắt đầu xuất hiện nỗi sợ khi đi tới một địa điểm nào đó hoàn toàn an toàn, hãy đối diện với nó, cố gắng đi tới nơi đó thật nhiều lần trước khi để nỗi sợ trở nên quá lớn không thể kiểm soát được nữa. Nếu cảm thấy quá khó để tự làm được, hãy nhờ tới sự đồng hành của gia đình, bạn bè hoặc tìm sự trợ giúp của chuyên gia.

Nếu xuất hiện lo âu khi ra ngoài hoặc đã có cơn hoảng loạn, hãy đi khám và điều trị ngay lập tức, không để tình trạng diễn tiến nặng hơn. Càng can thiệp muộn thì rối loạn lo âu [cũng như các rối loạn sức khỏe tâm thần khác] càng khó điều trị, kết quả đạt được càng hạn chế.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org

XEM THÊM:

Bởi Hoàng Bảo Trang, Yêu Tinh Gấu Mèo

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi Hoàng Bảo Trang, Yêu Tinh Gấu Mèo

Giới thiệu về cuốn sách này

Đã bao giờ bạn cảm thấy sợ hãi cực độ một vấn đề nào đó khiến người co rúm lại, hoảng loạn, chân tay run rẩy, cảm thấy như không thở được? Những người mắc hội chứng rối loạn hoảng sợ rất thường xuyên gặp phải tình trạng này cho dù các vấn đề họ gặp phải không quá trầm trọng. Tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân gây ra tình trạng này để có hướng điều trị nhanh chóng và an toàn nhất tại đây.

Rối loạn hoảng sợ [panic disorder]là một dạng của rối loạn lo âu với đặc trưng người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi cực độ, hoảng loạn cực hạn với tần suất cao. Kèm theo đó người bệnh luôn cảm thấy đau tức ngực, khó thở, cảm giác như sắp chết. Đây là một bệnh tâm lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần và đời sống của người bệnh nên cần nhanh chóng điều trị.

Người mắc chứng rối loạn hoảng sợ thường xuyên cảm thấy sợ hãi hoảng loạn đột ngột, cảm thấy khó thở, không đi lại được

Các triệu chứng của rối loạn hoảng sợ điển hình thường bao gồm

  • Cảm giác sợ hãi hoảng loạn xuất hiện đột ngột không báo trước, kể cả khi không có bất cứ nguyên do nào
  • Đau đầu chóng mặt, đứng không vững, có cảm giác lâng lâng, mơ hồ.
  • Chân tay run lẩy bẩy, cầm đồ không được
  • Khó thở, thở ngắn.
  • Người vã mồ hôi như tắm mặc dù không khí đang mát mẻ hoặc cũng có thể người nóng bừng lên
  • Tim đập nhanh, khiến người bệnh có cảm giác đau tức ngực, tim “thoát “ ra khỏi ngực không ngủ được
  • Mạnh như đánh trống có thể lên tới 100 lần/phút, thậm chí là 160 lần/phút
  • Đau ngực hoặc tưng tức vùng ngực
  • Nôn hay buồn nôn
  • Cảm giác tê tê rân rân như kiến bò
  • Nói rất nhanh, nói lắp bắp không ai hiểu gì
  • Cảm thấy cơ thể không phải là của mình, sắp có những chuyện kinh khủng xảy ra
  • Sợ hãi mất kiểm soát hoặc như người ”hóa điên”, không kiểm soát được hành động và suy nghĩ
  • Cảm giác ù tai
  • Có thể la hét và khóc lóc không kiểm soát được
  • Sợ chết.

Trong rối loạn này, các cơn rối loạn có thể đạt đỉnh trong vài phút và có thể kéo dài nhiều nhất thường là 30 phút. Các triệu chứng có thể biến mất sau đó dù không dùng thuốc gì.

Các dấu hiệu của rối loạn hoảng sợ có thể đến bất cứ lúc nào không thể biết trước. Có thể tự nhiên xuất hiện nhưng cũng có thể liên quan đến các địa điểm vấn đề khiến người bệnh sợ hãi trong quá khứ. Dù các triệu chứng có thể biến mất ngay sau đó nhưng người bệnh vẫn luôn trong tâm lý hoang mang lo lắng không biết khi nào bệnh tái phát. Do đó càng làm tình trạng rối loạn lo âu trầm trọng hơn.

Thực tế các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn hoảng sợ. Tuy nhiên các nghiên cứu và thống kê cũng đã khẳng định tình trạng này có liên quan giữa mối liên kết giữa các vùng ở não bộ với sự  sợ hãi cũng như lo âu.

Nỗi hoảng sợ có thể liên quan đến yếu tố di truyền, những ám ảnh quá khứ hoặc sự bất thường trong dẫn truyền thần kinh

Cụ thể các nguyên nhân chính có liên quan mật thiết tới bệnh bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Thống kê trên thực tế cho thấy, tỷ lệ người bị bệnh rối loạn hoảng sợ là 2,3%, nhưng nếu trong gia đình có người mắc bệnh này mặc một số bệnh về tâm lý khác thì tỉ lệ mắc bệnh gấp 10 lần, khoảng 24,7%. Đặc biệt trên nhóm người sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ bị bệnh gấp 5 lần những người sinh đôi khác trứng.
  • Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh: Do sự bất thường của hệ thống dẫn truyền thần kinh như hệ thống adrenergic, hệ GABA, hệ serotonin gây ra các tổn thương trên thần kinh.
  • Lạm dụng chất kích thích: Người lạm dụng các chất kích thích quá mức thường xuyên như cần sa, rượu, ma túy đá, bóng cười, caffeine cũng có nguy cơ mắc bệnh cực kỳ cao.
  • Lạm dụng các loại thuốc: Những người mắc một số bệnh mãn tính cần phải dùng thuốc trong thời gian dài cũng là đối tượng rất dễ mắc bệnh như steroid, ống xịt thuốc, thuốc giảm cân, một số thuốc giảm đau gây nghiện..

Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy những người gặp các ám ảnh về tâm lý trước đó cũng là đối tượng hàng đầu dễ mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Cụ thể một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn như

  • Phụ nữ trong độ tuổi 19- 25
  • Người mới mắc chứng trầm cảm sau sinh
  • Người mới trải qua những đau buồn trong cuộc sống như có người thân qua đời
  • Người có tuổi thơ bị lạm dụng, cưỡng bức, bạo lực
  • Căng thẳng, áp lực, stress kéo dài
  • Người trải qua hoặc chứng kiến những tai nạn nghiêm trọng

Cần phải hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh mới có thể đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho từng người bệnh.

Theo thống kê tại Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia Hoa Kỳ [NIMH], có đến hơn 2.7% dân số Mỹ trưởng thành đều gặp các triệu chứng rối loạn hoảng sợ mỗi năm. Trong số đó có tới 44.8% người mắc bệnh thuộc dạng loại “nghiêm trọng”. Rối loạn hoảng sợ là một vấn đề về tâm lý, do đó những nguy hiểm hàng đầu bệnh gây ra chính là cho sức khỏe tinh thần.

Khi những cơn hoảng sợ lên tới đỉnh điểm, người bệnh không kiểm soát được cảm xúc và hành vi nên có thể gây hại cho bản thân cùng những người xung quanh

Rối loạn hoảng sợ khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo âu bởi không biết được các triệu chứng có thể đến bất cứ lúc nào. Ở một số người bệnh cũng có xu hướng tách biệt hoàn toàn với đời sống, né tránh những nơi đông người để ngăn chặn những hành vi vượt quá mức kiểm soát của bản thân.

Tuỳ mức độ bệnh mà mức độ ảnh hưởng khác nhau, tuy nhiên đều tác động rất xấu đến đời sống tinh thần, công việc và cả thể chất ở mỗi người. Ở người trưởng thành nếu các triệu chứng này xuất hiện thường xuyên sẽ rất khó khăn để tìm được các  công việc phù hợp.

Khi tinh thần hoảng loạn cũng rất khó để có một sức khỏe ổn định. Trong trường hợp cơn hoảng loạn diễn ra đột ngột, chẳng hạn như đang lái xe, người bệnh có thể tự gây hại cho bản thân và những người xung quanh.

Tốt nhất ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám điều trị cùng bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia tâm lý để loại bỏ bệnh càng sớm càng tốt.

Người bệnh rối loạn hoảng sợ sau khi  sẽ được làm một số chẩn đoán thông qua việc trả lời câu hỏi, đo điện tâm đồ, xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe toàn diện để xác định chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhân có đầy đủ các thông tin mắc bệnh theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ sẽ được tiến hành điều trị.

Việc điều trị rối loạn hoảng sợ là một con đường dài và vô cùng khó khăn, không phải ngày 1, ngày 2 là có thể khỏi được. Vì vậy người bệnh cần thực sự kiên trì thực hiện theo đúng chỉ định từ bác sĩ, điều chỉnh chế độ sống lành mạnh, tái khám thường xuyên để nhanh chóng kiểm soát bệnh phù hợp.

Tùy tình trạng bệnh, tuy nhiên hầu hết bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc tối thiểu 6 tháng để kiểm soát các triệu chứng, cảm xúc, hành vi hoảng loạn bất thường. Sau đó khi các trạng thái hoảng loạn đã dần được kiểm soát, bác sĩ sẽ giảm liều dần có tới khi bệnh thuyên giảm hẳn. Người bệnh phải tái khám thường xuyên để kiểm soát mức độ bệnh và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.

Thường việc điều trị rối loạn hoảng sợ kéo dài rất lâu, có thể lên tới 30 tháng để loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng, đưa người bệnh hoàn toàn hòa nhập với cuộc sống bình thường. Nếu các loại thuốc trên không đem đến tác dụng tốt bác sĩ cũng sẽ xem xét để điểu chỉnh các thuốc liều mạnh hơn.

Tuy nhiên việc dùng thuốc cần đảm bảo có sự chỉ định của bác sĩ bởi một số nhóm thuốc có thể gây nghiện, khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc nên không thể dùng lâu dài. Người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều vì có thể gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm khác.

Rối loạn hoảng sợ là một dạng bệnh tâm lý, vì thế việc dùng thuốc chỉ mang tác dụng kiểm soát bệnh tạm thời để giảm nhẹ các triệu chứng, không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn. Việc lựa chọn một phương pháp mới như tâm lý trị liệu để giải quyết tận gốc chứng bệnh rối loạn hoảng sợ sẽ giúp người bệnh khai mở cảm xúc, tìm được cốt lõi nguyên nhân của sự sợ hãi, giải tỏa tâm trạng, từ đó dần dần cải thiện bệnh tốt hơn.

Thông qua các cuộc trò chuyện cùng một số biện pháp chuyên môn, các chuyên gia tâm lý sẽ dần xâm nhập vào tâm trí để tìm kiếm những nỗi hoảng loạn của người bệnh. Với chứng rối loạn hoảng sợ, một số phương pháp thường được sử dụng để kết hợp trị liệu như:

  • Phương pháp phơi nhiễm thông qua việc cho người bệnh đối diện trực tiếp với nỗi sợ, từ đó giảm sự căng thẳng hoảng loạn quá mức khi các nỗi sợ đến gần.
  • Phương pháp nhận thức – hành vi giúp người bệnh thay đổi những suy nghĩ, định hướng tích cực hơn, từ đó có thể kiểm soát được hành vi, cảm xúc của bản thân tốt hơn.
  • Tâm lý Psychodynamic giúp nâng cao về nhận thức hành vi của bệnh nhân đồng thời kết hợp với điều tra tâm trí để xác định và ngăn ngừa những phản ứng quá khích có thể xuất hiện.
Tâm lý trị liệu là phương pháp giải quyết hiệu quả chứng bệnh rối loạn hoảng sợ an toàn không cần sử dụng thuốc

So với việc dùng thuốc, phương pháp tâm lý trị liệu mang đến độ an toàn cho người bệnh bởi không cần phụ thuộc vào bất cứ thành phần nào kiểm soát hay can thiệp đến cơ thể. Chính vì vậy, tâm lý trị liệu phù hợp cho rất nhiều đối tượng kể cả phụ nữ sau sinh hay người cao tuổi. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm được những địa chỉ trị liệu tâm lý uy tín và chuyên gia tâm lý dày dặn kinh nghiệm để quá trình trị bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất. Trị liệu tâm lý chỉ là một chất xúc tác để khơi mở tâm trí, đem đến sự bình ổn cho tâm hồn, quan trọng nhất vẫn là ở sự quyết tâm của người bệnh. 

Bạn có thể liên hệ tham khảo qua thông thông tin sau: 

  • Cơ sở Hà Nội: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, P. Trung Hoà, Q. Cầu Giấy | Điện thoại: [024] 2216 8008 – 096 589 8008
  • Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 18 Phan Chu Trinh, Phường 13, Quận Thạnh | Điện thoại: [028] 2201 2555 – 096 299 8008
  • Websitetamlytrilieunhc.com
  • Fanpagefb.com/tamlytrilieunhc

Không thể dùng thuốc mãi mãi và cũng không có bác sĩ nào có thể luôn túc trực 24/24 bên người bệnh. Do đó chính bản thân người bệnh phải tự học cách điều trị và yêu thương chính bản thân mình.

Thiền giúp thư giãn cơ thể, kiểm soát cảm xúc, câm bằng tâm trí để loại bỏ sự sợ hãi quá mức

Theo đó các liệu pháp thư giãn cơ tăng dần, luyện tập tưởng tượng kết hợp với thiền và học cách hít thở sẽ đem đến những tác dụng cải thiện tốt cho người bệnh. Người bệnh có thể luyện tập các bài tập này mỗi ngày để thư giãn tâm trí, hỗ trợ máu huyết lưu thông ổn định, duy trì tâm trí ở mức trung bình để không bị loảng loạn quá mức.

Khi các cơn hoảng loạn xuất hiện đột ngột, hãy cố gắng tự trấn tĩnh bản thân bằng cách hít thở sâu trong vài phút. Dần dần bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn và các triệu chứng cũng biến mất nhanh hơn. Kết hợp với thiền nguyện sẽ giúp thanh lọc tâm trí, loại bỏ những lo lắng ám ảnh trước đó hiệu quả nhất.

Dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học cũng giúp ích rất nhiều để cải thiện bệnh nhanh chóng hơn. Người bệnh cần bổ sung dinh dưỡng phù hợp, tăng cường giấc ngủ, sinh hoạt lành mạnh để có sức khỏe thể chất và tinh thần luôn ở trạng thái tốt nhất.

Cụ thể, người bệnh nên thực hiện các vấn đề sau đây

  • Đảm bảo ngủ đủ 7- 8h mỗi ngày, nên đi ngủ trước 11h tối
  • Khi ngủ nên tránh xa các thiết bị công nghệ, tránh xem những hình ảnh bạo lực có thể dẫn đến gặp ác mộng và làm xuất hiện cơn hoảng sợ đột ngột
  • Hạn chế tiếp xúc với những nỗi ám ảnh hoặc học cách đối mặt với nó dần
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức
  • Trong thời gian đầu điều trị có thể xem xét việc nghỉ việc hay bảo lưu học tập để tốt hơn, tránh những trường hợp bệnh bộc phát đột ngột không kiểm soát được
  • Luôn hướng tới những điều vui vẻ tích cực, trong đó luyện tập thể dục thể thao, nghe nhạc, nấu ăn hay đọc sách đều là các biện pháp đơn giản nhưng có đem đến nguồn năng lượng hạnh phúc cho mỗi người
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác
  • Tăng cường bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B, Magie, sắt… để tốt cho hệ thần kinh
  • Luôn chuẩn bị sẵn những thứ có thể giúp bạn ổn định tâm trạng, chẳng hạn như vài chiếc kẹo ngọt, socola hay một bình nước ấm
  • Trà thảo dược [ trừ trà xanh] có thể kiểm soát cảm xúc ở mức ổn định hơn. Một số loại trà có tác dụng tốt như trà gừng, trà hoa cúc, trà hoa oải hương
  • Học tập các bộ môn rèn luyện sự kiên nhẫn như yoga, chạy bộ, bơi lội, đan móc, thêu thùa…
  • Nên tập thể dục ít nhất 15- 30 phút mỗi ngày
  • Hợp tác với các bác sĩ trong điều trị
  • Tái khám đúng lịch hẹn

Rối loạn hoảng sợ khiến tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng mệt mỏi, ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng đời sống người bệnh nên cần nhanh chóng điều trị. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp việc điều trị rối loạn hoảng sợ đạt kết quả tốt hơn

Nguồn: tamlytrilieunhc.com

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị

Video liên quan

Chủ Đề