Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 động giới thiếu về một tác phẩm văn học mà em thích lớp 7)

Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt - nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông đầu đường xó chợ, bươn chải làm đủ mọi nghề. Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc

Loigiaihay.com

Hãy viết một đoạn văn [khoảng 5 - 7 dòng] về một tác phẩm, tác giả hoặc nhân vật trong những tác phẩm văn học em đã học, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh như trong câu sau: "Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình" [Nguyễn Đăng Mạnh].

Đoạn mẫu 1

         Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là niềm thương của người con khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Điều đó đã khiến người con “rưng rung”, “nghẹn ngào”. “Trời đang yên vậy bỗng òa cơn mưa”. “Cơn mưa” ở đây là cơn mưa của bầu trời và cũng là cơn mưa trong lòng người. Nỗi lòng, giọt nước mắt như cơn mưa. Cơn mưa cũng buồn như giọt nước mắt. Người con “rưng rưng”, “nghẹn ngào” không thốt nên lời. Chính cơn mưa bỗng “òa” giữa “trời đang yên vậy” đã chia sẻ nỗi lòng cùng người con trong tác phẩm.

Biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu:

- Nỗi lòng, giọt nước mắt như cơn mưa.

- Cơn mưa cũng buồn như giọt nước mắt.

Đoạn mẫu 2

         Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ nói về những lời ru của người mẹ với đứa con bé bỏng của mình và gửi gắm trong đó là những khát vọng về sự tốt đẹp của cuộc sống. Bàn tay mẹ dịu dàng hát ru, bế bồng con. « À ơi này cái Mặt Trời bé con ». Bé con ở đây được ví với Mặt Trời. Bé con cũng soi sáng như Mặt Trời. Bé con cũng là trung tâm như Mặt Trời. Chỉ là Mặt Trời là trung tâm của Thái dương hệ, còn bé con là trung tâm và ước vọng cho cuộc đời của mẹ. Bàn tay mẹ ru con, chính là tình yêu và sự hy vọng mẹ dành cho con.

Biện pháp so sánh được sử dụng trong câu:

- Bé con cũng soi sáng như Mặt Trời.

- Bé con cũng là trung tâm như Mặt Trời.

Đoạn mẫu 3

         Có một điểm giống giữa bài thơ Những điều bố yêu của Nguyễn Chí Thuật với bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên. Đó là hình ảnh người con trong mắt bậc sinh thành. Với À ơi tay mẹ, người con được mẹ ví là Mặt Trời. Còn với Những điều bố yêu, dù người bố không ví con mình với điều nào đó, nhưng cả bài thơ đã thể hiện tình yêu bố dành cho con, là vô bờ, suốt cuộc đời. Thế mới thấy, tình cảm của bố cũng chẳng hề kém tình cảm của mẹ, tất cả đều yêu thương con suốt đời.

Biện pháp so sánh được sử dụng trong câu:

- Thế mới thấy, tình cảm của bố cũng chẳng hề kém tình cảm của mẹ, tất cả đều yêu thương con suốt đời.

Viết đoạn văn ngắn 7-10 câu cảm nhận về một tác phẩm nghệ thuật trong chương trình THCS mà em yêu thích [ trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập ] .

HELP ME !!!!!!!

Xuất bản ngày 13/10/2021 - Tác giả: Cao Linh

Viết đoạn văn về một tác phẩm, tác giả em đã học: Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 5 — 7 dòng] về một tác phẩm, tác giả trong những tác phẩm văn học em đã học; trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh

Đọc tài liệu gửi tới bạn đọc những đoạn văn mẫu hay theo đúng yêu cầu Đoạn văn ngắn [khoảng 5 - 7 dòng] về một tác phẩm, tác giả em đã học có sử dụng biện pháp tu từ so sánh thuộc nội dung bài học Thực hành Tiếng Việt bài 4 Ngữ Văn 6 tập 1 [Cánh Diều]. Mời bạn đọc tham khảo!

Hướng dẫn viết đoạn văn về tác phẩm, tác giả em đã học có sử dụng biện pháp so sánh

Đề viết được đoạn văn đúng và đầy đủ yêu cầu của đề bài, ta cần xác định được nội dung sẽ viết trong đoạn văn:

- Xác định đoạn văn sẽ viết về tác giả hay tác phẩm

- Kiến thức, hiểu biết về tác giả/tác phẩm sẽ đề cập đến trong đoạn văn:

Tác giả: Cuộc đời, sự nghiệp...

Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời, nội dung của tác phẩm, ý nghĩa...

- Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Ví dụ về biện pháp tu từ so sánh:

Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình. [Nguyên Đăng Mạnh]

Đoạn văn về tác phẩm, tác giả em đã học có sử dụng biện pháp so sánh

Đoạn văn ngắn về một tác giả em đã học

Bài mẫu 1

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918, mất năm 1982, quê ở tỉnh Nam Định. Ông sinh ra và lớn lên trong sự thiếu thốn tình yêu thương do cuộc hôn nhân của bố mẹ không có tình yêu, bố mất sớm, mẹ vì mưu sinh mà phải đi làm xa, để ông ở lại sống cùng với người cô cay nghiệt bên họ nội. Ngay từ sớm Nguyên Hồng đã phải lăn lộn làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Từ đó hình thành nên tính cách con người và phong cách văn của ông. Có thể nói Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ bởi lẽ con người ông luôn mang đậm chất dân nghèo, chất lao động. Mỗi câu từ trong các tác phẩm là tình yêu thương, sự thấu hiểu và thương cảm với những số phận bất hạnh, những mảnh đời vất vả; đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Bài mẫu 2

Tố Hữu được biết tới là "một bậc thầy của dòng thơ lãng mạn cách mạng". Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, bí danh là Lành, sinh ngày 4-10-1920, là con út trong một gia đình có truyền thống nho giáo ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một nhà thơ, nhà cách mạng lớn. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ông đã đưa thơ chính trị đến trình độ rất trữ tình. Những tác phẩm của ông là những bài ca cách mạng, phản ánh chân thực các giai đoạn lịch sử, hừng hực tính chiến đấu và giàu tính trữ tình, có tính tư tưởng cao, sức động viên, lôi cuốn rộng rãi các tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Chặng đường thơ của Tố Hữu là chặng đường lịch sử của cả một dân tộc. Ở Tố Hữu, lý tưởng, đất nước, cách mạng, con người, tình yêu… đã hòa quyện vào nhau một cách tự nhiên, thuần thục; vì làm cách mạng là để phục vụ cuộc đời, làm thơ cũng để phục vụ cuộc đời.

Bài mẫu 3

Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27-9-1920, tại làng Nghĩa Đô, Hoài Đức, Hà Đông [nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội]. Tô Hoài là một trong những tên tuổi lớn của văn học hiện đại Việt Nam; ông cũng chính là người tiên phong khai đường mở lối và xác lập một vị thế vững chắc cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu như: Dế Mèn phiêu lưu ký, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ri đá, Một cuộc bể dâu… cho thấy thế giới loài vật của Tô Hoài thật độc đáo, gợi lên sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Cùng với sự sáng tạo tinh tế, lối diễn đạt mộc mạc, sắc bén, hóm hỉnh, đã tạo cho ông có nhiều tác phẩm để đời trong lòng độc giả. Ông là nhà văn của nhiều thời, nhiều tầng lớp, độ tuổi khác nhau và đó là lý do những người yêu văn chương luôn nhắc nhớ, tìm đọc tác phẩm của ông.

Đoạn văn ngắn về một tác phẩm em đã học

Bài mẫu 1

Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" nằm trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí" - tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đoạn trích kể về một chú Dế Mèn sớm có ý thức tự lập, ham muốn làm việc, có bản lĩnh và cá tính mạnh mẽ, song bên cạnh đó cũng có không ít những sở thích ngông cuồng của tuổi trẻ. Trả giá cho sự “ngỗ nghịch” ấy là nỗi “ân hận” suốt đời của Dế Mèn. Tác giả đã thông qua truyện về thế giới loài vật, lồng vào đó những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc: không nên làm những việc ngu dại, ngông cuồng chỉ để thoả mãn tính hiếu thắng, tính ích kỷ của mình; phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu sót của mình… Những bài học đạo lý ấy vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thía. Vì vậy tác phẩm không chỉ có giá trị đối với thiếu nhi Việt Nam, mà còn được tuổi thơ các nước Nga, Ru- ma-ni, Ba Lan, Ấn Độ, Nam tư, Đức, Pháp… rất yêu chuộng.

Nội dung trong bài viết Phát biểu cảm nghĩ về Bài học đường đời đầu tiên sẽ giúp các em có thêm những gợi ý để hoàn thành phần viết đoạn văn ngắn về một tác phẩm em đã học

Bài mẫu 2

Những ngày thơ ấu là tập hồi kí tiêu biểu cho phong cách Nguyên Hồng: giản dị, chân thành, đậm chất trữ tình. “Trong lòng mẹ” nằm trong chương VI của “Những ngày thơ ấu” kể về cuộc sống cơ cực, thiếu thốn tình yêu thương của cậu bé Hồng. Cậu bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Bố là kẻ nghiện ngập, chết mòn trên bàn thuốc phiện để lại cho mẹ con Hồng một cuộc sống tù túng cực độ, cuối cùng mẹ Hồng phải tha hương cầu thực, bỏ Hồng lại một mình sống với bà cô. Hằng ngày cậu phải chịu sự ghẻ lạnh, đay nghiến và mỉa mai của người cô cùng họ hàng bên nhà nội. Khung cảnh, phân đoạn lấy đi nhiều nước mắt nhất trong đoạn trích chính là đoạn hai mẹ con Hồng được gặp nhau, đây chính là chi tiết cao trào để tình cảm được bung ra, yêu thương ùa về. Cuộc gặp gỡ định mệnh và tình cảm trở nên sâu nặng hơn. Không có sức mạnh nào có thể ngăn được tình cảm thiêng liêng ấy. Bằng lối viết nhẹ nhàng, sâu lắng, cách diễn tả tâm lí sâu sắc và hơn hết bằng tình yêu thương vô bờ bến của tác giả đã khiến người đọc “ôm tim mình” mà khóc. “Trong lòng mẹ” luôn in đậm trong người đọc một tình cảm thiêng liêng, chân thành nhất.

Dựa theo đoạn văn gợi ý trên và xem thêm nội dung Phân tích đoạn trích Trong lòng mẹ để viết đoạn văn của mình nhé!

~/~

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn Viết đoạn văn ngắn [khoảng 5 - 7 dòng] về một tác phẩm, tác giả em đã học. hi vọng với bội dung mà Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn sẽ giúp các em viết được đoạn văn về tác phẩm, tác giả của riêng mình!

Video liên quan

Chủ Đề