Vietinbank chia cổ tức 2023

Sáng 29/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam [VietinBank - mã chứng khoán: CTG] tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022.

Theo tờ trình tại đại hội, năm 2022, VietinBank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng từ 5-10%. Dư nợ tín dụng tăng trưởng theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước. Nguồn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 8-10%, có điều chỉnh phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu dưới 1,8%.

Ngoài ra, ngân hàng cũng lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng 15% và được điều chỉnh theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, lợi nhuận năm 2022 của ngân hàng có thể đạt trên 19.300 tỷ đồng.

Chia sẻ thêm về kế hoạch trên, ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho rằng, dự kiến lợi nhuận tăng 15% đã thể hiện mức độ thận trọng của ban lãnh đạo ngân hàng.

"Chúng tôi đang tính toán tác động các quý còn lại, đảm bảo hiệu quả sinh lời cho cổ đông. Chúng tôi tin rằng ngưỡng đặt ra như vậy là đạt được. Trong trường hợp lợi nhuận cao hơn thì đó là tiền đề tốt cho VietinBank những năm sau này", ông Bình nói.

Để củng cố niềm tin cho cổ đông, ông Bình còn cho biết, năm nay VietinBank sẽ ghi nhận khoản phí trả trước từ thoả thuận với Manulife. Mặc dù không công bố cụ thể nhưng lãnh đạo Vietinbank cho biết đây là con số rất tốt và sẽ dự kiến phân bổ trong 5 năm

"Nếu trước đây VietinBank đứng thứ 11 trong hoạt động phân phối chéo bảo hiểm, thì hiện tại đã lên thứ 3 và chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện, đẩy doanh số bảo hiểm trên 1.000 tỷ đồng", ông Bình nhấn mạnh.

Đồng thời, với mong muốn đạt được mục tiêu đề ra, lãnh đạo VietinBank cho biết sẽ tiếp tục tăng trưởng quy mô bền vững; Tăng tỷ trọng thu ngoài lãi; Tập trung nguồn lực thu đẩy tăng trưởng nguồn vốn, chú trọng các nguồn vốn chi phí thấp; Đẩy mạnh ứng số hóa; Đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tài sản; Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro; Kiểm soát tốt chi phí; Tiếp tục tăng vốn...

Đáng chú ý, năm nay, VietinBank trình cổ đông phương án tăng vốn điều lệ từ 48.057 tỷ đồng lên 53.751 tỷ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức  từ lợi nhuận sau thuế, trích quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2020. Cụ thể, VietinBank sẽ phát hành hơn 569 triệu cổ phiếu để chia cổ tức, tương đương tỷ lệ 11,85%. 

Số vốn tăng thêm dự kiến được dùng toàn bộ để phục vụ kinh doanh, được phân bổ vào các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng với cơ cấu hợp lý trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Thêm vào đó, lợi nhuận riêng lẻ sau thuế năm 2021 của VietinBank là 13.622 tỷ đồng. Sau khi trích các quỹ bắt buộc và quỹ khen thưởng phúc lợi, lợi nhuận còn lại của ngân hàng là 9.624 tỷ đồng. VietinBank cũng muốn dùng toàn bộ lợi nhuận còn lại này để chia cổ tức bằng cổ phiếu. 

Về kế hoạch phát hành trái phiếu, năm 2022, VietinBank dự định phát hành các loại giấy tờ có giá bao gồm trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Với trái phiếu thứ cấp, tức là loại trái phiếu có thể tính vào vốn cấp 2 của VietinBank, tổng mệnh giá phát hành tối đa là 15.000 tỷ đồng. Với giấy tờ có giá thông thường bao gồm chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu thường, tổng mệnh giá dự kiến phát hành là 50.000 tỷ đồng.

Tại đại hội, ngân hàng cũng sẽ bầu bổ sung 1 thành viên vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019-2024. Ứng cử viên là ông Nguyễn Đức Thành [sinh năm 1970], đang là Phó Tổng Giám đốc ngân hàng. 

Nửa đầu năm 2022, Chứng khoán Thành Công mới chỉ thực hiện được 28% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Mới nhất, công ty vừa thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 - 2024 với các chỉ tiêu năm sau tăng so với năm trước.

CTCP Chứng khoán Thành Công [Mã TCI - UpCOM] vừa công bố nghị quyết HĐQT thông qua kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2023 - 2024.

Theo kế hoạch, công ty tiếp tục đặt các chỉ tiêu kinh doanh năm sau cao hơn năm trước trong đó phần lợi nhuận sau thuế năm 2024 sẽ đạt mức 200 tỷ đồng. Mức cổ tức dự kiến 2 năm này lần lượt là 8% và 10%.

4 năm gần nhất, doanh thu và lợi nhuận của TCI không ngừng tăng mạnh. Đà tăng này gắn liền với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán này.

Tuy nhiên bước sang năm 2022, bối cảnh thị trường kém sắc đã khiến những thống kê kinh doanh ban đầu của TCI sụt giảm mạnh.

Quý II vừa qua, TCI vừa báo doanh thu hoạt động đạt 48,2 tỷ đồng - giảm mạnh 35% so với cùng kỳ năm 2021 và quý trước đó. Nguồn thu từ tự doanh, môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư đều giảm mạnh so với cùng thời điểm năm ngoái cũng như quý I. Khoản thu chủ lực của TCI quý này đến từ việc cho vay margin và thu ứng trước tiền bán [đạt 17,3 tỷ đồng].

Ngược lại, khoản lỗ tự doanh ghi nhận mức tăng vọt hơn 8,8 lần lên mức 5,6 tỷ.

Sau thuế phí, công ty báo lãi quý II/2022 đạt 19,2 tỷ đồng - chỉ bằng 45,4% cùng kỳ và giảm 44% so với mức lãi 34,5 tỷ đồng trong quý I.

Lũy kế nửa đầu năm, Chứng khoán Thành Công ghi nhận tổng doanh thu hoạt động ở mức 122 tỷ đồng - giảm 30% YoY; lãi trước thuế 63,4 tỷ; sau thuế đạt 53,7 tỷ đồng - giảm một nửa so với thực hiện trong năm 2021.

Được biết năm nay, TCI đặt mục tiêu doanh thu 435 tỷ đồng và lãi trước thuế 222 tỷ. Như vậy, công ty hiện mới chỉ thực hiện được 28% chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.

Đến 30/6/2022, quy mô vốn chủ sở hữu của TCI là 1.191 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế là 229 tỷ; dự nợ cho vay margin giảm mạnh từ mức 890 tỷ đồng về còn 503 tỷ.

Lỗ 32% với cổ phiếu STB: Giá trị gốc đối với danh mục đầu tư tự doanh sẵn sàng để bán tăng hơn 3 lần so với thời điểm đầu năm lên mức 243,4 tỷ đồng trong đó có khoản đầu tư mới với giá gốc 130 tỷ đồng tại cổ phiếu STB [Sacombank]. Tuy nhiên, đến cuối kỳ, khoản này ghi nhận mức lỗ 42 tỷ đồng [-32%].

Câu lạc bộ lãi nghìn tỷ: Hơn 50 doanh nghiệp đã ghi danh, nhiều cái tên tạo bất ngờ lớn!

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề