Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 58

Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điển vào chỗ trống r, d hoặc gi. Giải câu đố.

…..áng hình không thấy, chỉ nghe

Chỉ nghe xào xạc vo ve trên cành

Vừa ào ào giữa …..ừng xanh

Đã về bên cửa ……ung mành leng keng.

Là…………………

2. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã. Giải câu đố.

                                                               

Giọt gì từ biên, từ sông

Bay lên lơ lưng mênh mông lưng trời

Coi tiên thơ thân rong chơi

Gặp miền giá rét lại rơi xuống trần.

              Là……………………. 

TRẢ LỜI:

 Chọn làm bài tập 1 hoặc 2 :

1. Điển vào chỗ trống r, d hoặc gi. Giải câu đố:

         Dáng hình không thấy, chỉ nghe

Chỉ nghe xào xạc vo ve trên cành

Vừa ào ào giữa rừng xanh

Đã về bên cửa rung mành leng keng.

                                                Là gió

2. Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã. Giải câu đố.

Giọt gì từ biển, từ sông

Bay lên lơ lửng mênh mông lưng trời

Cõi tiên thơ thẩn rong chơi

Gặp miền giá rét lại rơi xuống trần.

                                  Là giọt nước mưa

Giaibaitap.me

Page 2

1. Viết tên các nước mà em biết.

……………………………………………………

2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a] Bằng những động tác thành thạo chỉ trong phút chốc ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.

b] Với vẻ mặt lo lắng các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.

c] Bằng một sự cố gắng phi thưòng Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các nước mà em biết :

Mĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Thái Lan, Hà Lan, Ý,  Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, ln-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Anh, Pháp, Đức, Xin-ga-po, Mi-an-ma,....

2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong những câu sau :

a] Bằng những động tác thành thạo, chỉ trong phút chốc, ba cậu bé đã leo lên đỉnh cột.

b] Với vẻ mặt lo lắng, các bạn trong lớp hồi hộp theo dõi Nen-li.

c] Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen-li đã hoàn thành bài thể dục.

Giaibaitap.me

Page 3

[1] Điền vào chỗ trống :

a] rong, dong hoặc giong

- …….ruổi                    - thong

- …….chơi                   - trống………..cờ mở

                                 - gánh hàng..........

b] rủ hoặc

- cười…… rượi                           - ……nhau đi chơi

- nói chuyện…….. rỉ                   - Lá……… xuống mặt hồ

[2] Chọn 2 từ ngữ mới hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ ngữ đó.

-………………………

-………………………

TRẢ LỜI:

[1]  Điền vào chỗ trống :

a] rong, dong hoặc giong

- rong ruổi                                          - thong dong

- rong chơi                                          - trống giong cờ mở

                                                           - gánh hàng rong

b] rủ hoặc rũ

- cười rượi                             - rủ nhau đi chơi

- nói chuyện rủ rỉ                       - lá rủ xuống mặt hố

[2] Chọn 2 từ ngữ mới hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu voi mỗi từ ngữ đó :

- Sau một ngày rong ruổi đường xa, con ngựa được ung dung đứng gặm cỏ.

- Mẹ bảo không được ăn quà vặt ở các gánh hàng rong vì dễ đau bụng.

Giaibaitap.me

Page 4

Viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.

……………………………………………………………

TRẢ LỜI:

Viết một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm em về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.

Bài làm

Sau buổi ngoại khóa tìm hiểu thiên nhiên, nhóm em đã tranh luận với nhau về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Trước tiên, bạn Khang đưa ra nhận xét : Môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm, diện tích cây xanh bị thu hẹp trong khi nhà máy mọc lên ngày càng nhiều. Rác, các loại phế thải làm cho nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng. Vậy thì chúng ta phải làm gì để "giải cứu" môi trường ? Bạn Trinh hỏi. Cả nhóm tranh luận, góp ý và đưa ra các giải pháp sau :

1. Phải luôn bỏ rác vào thùng rác

2. Tích cực trồng cây xanh

3. Hạn chế sử dụng các bao bì khó bị tiêu hủy

4. Vận động người thân, gia đình có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

Giaibaitap.me

Page 5

[1] điền vào ô trống

a] l hoặc n

Làm nương

Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những ……ương đỗ, ……ương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị ……ưng đeo gùi tấp ……ập đi ……àm ……ương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút ……ên trong trẻo.

b] v hoặc d

Xe đò

Chiếc xe đò từ Sài Gòn …..ề làng, …..ừng trước cửa nhà tôi. Xe .....ừng nhưng máy ….ẫn nổ, anh lái xe ….ừa bóp kèn, vừa ....ỗ cửa xe, kêu lớn :

- Thằng Năm ….ề!

Chị tôi đang ngồi sàng gạo, ……ội …..àng đứng …ậy, chạy ....ụt ra đường.

[2] Đọc và chép lại các câu văn sau :

a] Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.

……………………………………………………………

b] Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.

…………………………………………………

TRẢ LỜI:

[1] Điền vào chỗ trống :

a] l hoặc n

Xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ, nương ngô xanh um trông như những ô bàn cờ. Các bà, các chị lưng đeo gùi tấp nập đi làm nương. Những con bò vàng bước đi thong thả. Chốc chốc, một điệu hát Hmông lại vút lên trong trẻo.

b] v hoặc d

Chiếc xe đò từ Sài Gòn về làng, dừng trước cửa nhà tôi. Xe dừng nhưng máy vẫn nổ, anh lái xe vừa bóp kèn, vừa vỗ cửa xe, kêu lớn.

- Thằng Năm về !

Chị tôi đang ngồi sàng gạo, vội vàng đứng dậy, chạy vụt ra đường.

[2] Đọc và chép lại các cảu văn sau :

a] Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.

Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.

b] Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.

Vinh và Vân vô vườn dừa nhà Dương.

Giaibaitap.me

Page 6

1. a] Khoanh tròn các dấu hai chấm trong đoạn văn sau :

Bồ Chao kể tiếp :

- Đầu đuôi là thế này : Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi : "Kìa, hai cái trụ chống trời !"

b] Nối từng dấu hai chấm ở bài tập trên với tác dụng của nó :

2. điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm và □ trong đoạn văn sau

Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học □ Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi □ "Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì cho mệt ?" Đác-uyn ôn tồn đáp □ "Bác học không có nghĩa là ngừng học". 

 3 Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Bằng gì ?" :

a] Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.

b] Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đôi bàn tay khéo léo của mình.

c] Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sông gấm vóc bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu của mỉnh.

TRẢ LỜI:

1. a] Khoanh tròn các dấu hai chấm trong đoạn văn sau :

Bồ Chao kể tiếp:

- Đầu đuôi là thế này : Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn. Chợt Tu Hú gọi tôi : “Kìa, hai cái trụ chống trời !”

b] Mỗi dấu hai chấm được dùng làm gì ?

2. Điền dấu chấm hoặc dấu hai chấm vào □ trong đoạn văn sau :

Khi đã trở thành nhà bác học lừng danh thế giới, Đác-uyn vẫn không ngừng học. Có lần thấy cha còn miệt mài đọc sách giữa đêm khuya, con của Đác-uyn hỏi : “Cha đã là nhà bác học rồi, còn phải ngày đêm nghiên cứu làm gì nữa cho mệt ?" Đác-uyn ôn tồn đáp : “Bác học không có nghĩa là ngừng học.”

3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Bằng gì ?”

a] Nhà ở vùng này phần nhiều làm bằng gỗ xoan.

b] Các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh tinh xảo bằng đối bàn tay khéo léo của mình.

c] Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người Việt Nam ta đã xây dựng nên non sồng gấm vóc bằng trí tuệ, mổ hôi và cả máu của mình.

Giaibaitap.me

Page 7

Điền vào chỗ trống từ :

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng l  hoặc n, có nghĩa như sau:................

- Tên một nước láng giềng ở phía tây nước ta :………......

- Nơi tận cùng ở phía nam trái đất, quanh năm đóng băng :................

- Một nước ở gần nước ta, có thủ đô là Băng Cốc:..............

b] Chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d, có nghĩa như sau :

- Màu của cánh đồng lúa chín :................                            

- Cây cùng họ với cau, ló to, quả chứa nước ngọt, có cùi :.............

- Loại thú lớn ở rừng nhiệt đới, có vòi và ngà :

TRẢ LỜI:

 Điền vào chỗ trống các từ :

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau.

- Tên một nước láng giềng ở phía tây nước ta : Lào

- Nơi tận cùng ở phía nam Trái Đất, quanh năm đóng băng : Nam Cực

- Một nước ở gần nước ta, có thủ đô là Băng Cốc : Thái Lan

b] Chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d, có nghĩa như sau:

- Màu của cánh đồng lúa chín: vàng

- Cây cùng họ với cau, lá to, quả chứa nước ngọt, có cùi: dừa

- Loài thú lớn ở rừng nhiệt đới, có vòi và ngà: voi

Giaibaitap.me

Page 8

Viết một đoạn vân [từ 7 đến 10 câu] kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường [chăm sóc cây hoa, quét dọn rác ở lớp, dọn vệ sinh đường làng, đường phố,...].

Gợi ý :           

a] Tên việc tốt đã làm.

b] Diễn biến công việc.

c] Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó.

…………………………………………………………

TRẢ LỜI:

Viết một đoạn văn [từ 7 đến 10 câu] kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường [chăm sóc cây hoa, quét dọn rác ở lớp, dọn vệ sinh đường làng, đường phố,...]

Gợi ý :

a] Tên việc tốt đã làm.

b] Diễn biến công việc

c] Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó.

Bài làm

Sau một cơn mưa lớn, cây bàng ở sân trường em bị bật gốc rồi chết. Nhìn khoảng sân nơi ấy trống hẳn khiến nắng tràn xuống bỏng rát, em quyết định đem một cây khác trồng vào chỗ cũ. Em lại chẻ tre để làm một hàng rào bao tròn xung quanh cây để các bạn học sinh khỏi vô ý dẫm phải. Mỗi buổi sáng trước giờ học, em lấy nước ở bồn rửa tay tưới cho nó. Một tháng một lần, em bón phân và nhổ cỏ, thỉnh thoảng lại vạch lá tìm sâu. Nhờ vậy mà cây bàng lớn rất nhanh. Nhìn những mầm non bật ra xanh tươi và căng tràn sức sống, em thật vui. Bây giờ cây bàng đã lớn lắm rồi, tuy tán nó chưa đủ rộng để che mát cả khoảng sân nhưng cũng làm không khí dịu mát rất nhiều. Kết quả ấy làm em vui thích lắm.

Giaibaitap.me

Page 9

1. Đọc và viết lại tên 5 nước Đông Nam Á sau đây vào chỗ trống:

Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào.

………………………………………………………

[2] Điền vào chỗ trống :

a] s hoặc x

cây….ào.       ….ào nấu,      lịch ….ử,             đối…..ử

b] o hoặc ô

chín m..ˌ..ng,       mơ m..ˌ..ng,    hoạt đ..ˌ..ng,      ứ đ..ˌ..ng,

TRẢ LỜI:

1. Đọc và viết lại tên 5 nước Đông Nam Á sau đây vào chỗ trống : Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a. Lào.

Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, ln-đô-nê-xi-a, Lào.

[2]  Điền vào chỗ trống :

a]  s hoặc x

cây sào,       xào nấu,          lịch sử,            đối xử.

b] o hoặc ô

chín mng,      mơ mng,       hoạt đng,      ứ đng.

Giaibaitap.me

Page 10

1. Đọc các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây :

- Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

- Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đếnNgàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường : từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp tỏa đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

a] Viết vào chỗ trống trong bảng :                                                                                          

Sự vật đươc nhân hoá

Nhân hoá bằng

từ ngữ chỉ ngưòi, bộ phạn của người

từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người

M : cây đào

 mát

lim dim, cười

............

...........

............

............

...........

............

b] Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?

………………………………

2. Viết một câu có sử dụng phép nhân hoá để tả bầu trời buổi sáng sớm hoặc tả một vườn cây :

………………………………

TRẢ LỜI:

1. Đọc các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây :

Đồng làng vương chút heo may

Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim

Hạt mưa mải miết trốn tìm

Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.

- Cơn dông như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường : từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xóa như tuyết mịn, tới tấp tỏa đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

a] Viết vào chỗ trống trong bảng :

Sự vật được nhân hóa

Nhân hóa bằng

từ ngữ chỉ người, bộ phận của người

từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người

: cây đào

 mắt

 lim dim, cười

 - mầm cây

……………………….

 tỉnh giấc

 - hạt mưa

……………………….

 mải miết, trốn tìm

 - lá gạo

 anh, em

 múa, reo, chào

 - cơn dông

……………………….

 kéo đến

 - cây gạo

……………………….

 thảo, hiền, hát, đứng.

b] Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?

Học sinh tìm một hình ảnh khiến em thích thú nhất, sau đó nói lí do khiến em thích hình ảnh nhân hóa đó.

2. Viết một đoạn văn [từ 4 đến 5 câu] trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây :

Sáng nay lạnh, ông mặt trời lười biếng không chịu thức giấc. [1] Mãi đến bảy giờ sáng mới thấy ông lừ đừ từ sau núi đi ra. [2] Cả chị mây trắng, hôm qua nhanh nhẹn là thế, vậy mà cái se sắt của khí trời chớm đông cũng làm chị uể oải nằm ườn một chỗ [3] Chỉ có bé sương mai là nhanh nhẹn, nhảy từ chiếc lá này sang chiếc lá kia ra chiều thích thú lắm [4].

Giaibaitap.me

Page 11

[1]

a] Điền vào chỗ trống s hoặc x. Giải câu đố. 

                                                                          

Nhà …..anh lại đóng đỗ ……anh

Tra đỗ, trồng hành, thở lợn vào trong.

                               Là bánh……….

b] Điền vào chỗ trống o hoặc ô. Giải câu đố.

                                                                          

       Lòng chảo mà chẳng nấu, kho

Lại có đàn bò gặm cỏ ở tr...ng

      Chảo gì mà r...ng mênh m...ng

          Giữa hai sườn núi, cánh đ...ng cò bay ?

                                   Là............... 

[2] Viết vào chỗ trống các từ:     

a] Chứa tiếng bắt đẩu bằng s hoặc x , có nghĩa như sau :

-  Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên bầu trời :………………….

- Trái nghĩa với với gần :…………………….

- Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hoặc trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt ăn được :..................

b] Chứa tiếng có âm o hoặc ô, có nghĩa như sau :

- Một trong bốn phép tính mà em đang học :………………………..

- Tập hợp nhau lại một nơi để cùng bàn bạc hoặc cùng làm một việc nhất định :………………

- Đồ dùng làm bằng giấy cứng, gỗ, nhựa hay kim loại để đựng hoặc che chắn, bảo vệ các thứ bên trong :................

Giải:

[1] a] Điền vào chỗ trống s hoặc x. Giải câu đố :

Nhà xanh lại đóng đố xanh

Tra đỗ, trổng hành, thả lợn vào trong.

Là bánh chưng

b] Điền vào chỗ trống o hoặc ô. Giải câu đố :

Lòng chảo mà chẳng nấu, kho

Lại có đàn bò gặm cỏ ở trong

Chảo gì mà rng mênh mông

Giữa hai sườn núi, cánh đng cò bay ?

thung lũng

[2] viết vào chỗ trống các từ :

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau :

- Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên bầu trời : sao

- Trái nghĩa với gần : xa

- Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hoặc trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt ăn được : sen

b] Chứa tiếng có âm o hoặc ô, có nghĩa như sau :

- Một trong bốn phép tính em đang học : cộng

- Tập hợp nhau lại một nơi để cùng bàn bạc hoặc cùng làm một việc nhất định : họp

- Đồ dùng làm bằng giấy cứng, gỗ, nhựa hay kim loại để đựng hoặc che chắn, bảo vệ các thứ bên trong : hộp

Giaibaitap.me

Page 12

Đọc bài báo trong Tiếng Việt 3, tập hai, trang 130, ghi lại những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon :

a]..............................................

.................................................

.................................................

b] .............................................

.................................................

..................................................

TRẢ LỜI:

Đọc bài báo trong sách Tiếng Việt 3, tập hai, trang 130, ghi lại những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon :

Bài làm

a]  "Sách đỏ" là loại sách nêu tên các loài động vật, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.

b] Ở Việt Nam, các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác... Thực vật gồm : trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất...

   Trên thế giới : kền kền Mĩ, cá heo xanh Nam Cực, gấu trúc Trung Quốc... là những loài còn số lượng rất ít, cần được bảo vệ.

Giaibaitap.me

Page 13

1. Nhớ lại và viết tên một số nước Đông Nam Á

…………………………………………………………

[2] a] Điền tr hoặc ch vào chỗ trống. Giải câu đố.

           Lưng đằng…..ước, bụng đằng sau

Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên.

                          Là………....

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậmGiải câu đố.

Một ông cầm hai cây sào

Đuôi đàn cò trâng chạy vào trong hang.

                            Là……………

TRẢ LỜI:

1. Nhớ lại và viết tên một số nước Đông Nam Á vào chỗ trống :

Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-Ti-mor, In-đô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po.

[2] a] Điển tr hoặc ch vào chỗ trống. Giải câu đố.

                Lưng đằng trước, bụng đằng sau

Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên.

cái chân

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm. Giải câu đố.

   Một ông cầm hai cây sào

    Đuổi đàn cò trắng chạy vào trong hang.

                                          Là động tác cẩm đũa và cơm vào miệng

Giaibaitap.me

Page 14

1 Thiên nhiên đem lại cho con người những gì ?

a] trên mặt đất

M: cây cối, biển cả,…………………

b] trong lòng đất        

M: mỏ than, dầu mỏ,…………………

2 Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm ?

: Con nguời xây dựng nhà cửa, lâu đài.

………………………………

3 a] Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào □ thích hợp :

                       Trái đất và mt tri

Tuấn lên bảy tuổi em rất hay hỏi một lần em hỏi bố :

- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh một trời.

Có đúng thế không, bố ?

- Đúng đấy con ạ! - Bố Tuấn đáp.

- Thế ban đêm không có mặt trời thì sao ?

b] Chép lại bài văn trên cho đúng chính tả :

………………………………………

TRẢ LỜI:

1. Thiên nhiên đem lại cho con người những gì ?

a] Trên mặt đất

M : cây cối, biển cả, ao hồ, sông, suối, núi đồi, thác, rừng, ...

 b] Trong lòng đất

M : mỏ than, mỏ dầu, quặng kim loại quặng đá quý, ....

2. Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm ?

M : Con người xây dựng nhà cửa, lâu đài.

Con người trồng rừng.

Con người trồng các vườn hoa.

Con người đào ao, nuôi cá.

Con người xây dựng các khu vui chơi.

3. a] Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào mỗi ô trống :

                                  Trái Đất và Mặt Trời

 Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố :

- Bố ơi, con nghe nói Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Có đúng thế không, bố ?

- Đúng đấy, con ạ ! - Bố Tuấn đáp.

- Thế ban đêm không có Mặt Trời thì sao ?

b] Chép lại bài văn trên cho đúng chính tả :

Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố .

- Bố ơi, con nghe nói Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời có đủng thế không, bố ?

- Đúng đấy, con ạ ! - Bố Tuấn đáp.

- Thế ban đêm không có Mặt Trời thì sao?

Giaibaitap.me

Page 15

[1] Tìm từ ngữ:

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:

- Khoảng không bao la chứa trái đất và các vì sao :

……………………………………………

- Nơi xa tít tắp, tưởng như trời và đất giáp nhau ở đó :

……………………………………………

b] Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :

- Khoảng không bao la chứa trái đất và các vì sao :

…………………………………………

- Loại "tên" dùng để đẩy tàu vũ trụ bay vào không gian :

…………………………………………

[2] a] Điền tr hoặc ch vào chỗ trống :

Lời ru

Tuổi thơ tôi có tháng ba

Đầu làng cây gạo đơm hoa đỏ …..ời

Tháng ba giọt ngắn giọt dài

Mưa ….ong mắt mẹ, mưa ngoài sân phơi

Hẳn ….ong câu hát "à ơi"

Mẹ ru hạt thóc ….ớ vơi trong bồ

Ru bao cánh vạc, cánh cò

Ru con sông với con đò thân quen.

Lời ru ...ân cứng đá mềm

Ru đêm ...ăng khuyết thành đêm trăng ….òn.

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm :

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày

Như con, mẹ cung "thưa thầy", "chào cô"

Chiều qua bố đón, tình cờ

Con nghe bố cung "chào cô", "thưa thầy"...

Ca nhà đi học, vui thay !

Hèn chi điêm xấu buồn lây cả nhà

Hèn chi mười điêm hôm qua

Nhà mình như thê được... ba điêm mười.

TRẢ LỜI:

[1] Tìm các từ ngữ :

a] Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:

- Khoảng không bao la chứa Trái Đất và các vì sao: vũ trụ

- Nơi xa tít tắp, tưởng như trời và đất giáp nhau ở đó: chân trời

b] Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau :

- Khoảng không bao la chứa Trái Đất và các vì sao: vũ trụ

- Loại “tên” dùng để đẩy tàu vũ trụ bay vào không gian: tên lửa

[2] a] Điến tr hoặc ch vào chỗ trống :

Lời ru

Tuổi thơ tôi có tháng ba

Đầu làng cây gạo đơm hoa đỏ trời

Tháng ba giọt ngắn giọt dài

Mưa trong mắt mẹ, mưa ngoài sân phơi.

Hẳn trong câu hát “à ơi”

Mẹ ru hạt thóc chớ vơi trong bổ

Ru bao cánh vạc, cánh cò

Ru con sông với con đò thân quen.

Lời ru chân cứng đá mểm

Ru đêm trăng khuyết thành đêm trăng tròn,

b] Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ in đậm :

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày

Như con, mẹ cũng “thưa thầy”, chào cô”

Chiều qua bố đón, tình cờ

Con nghe bố cũng “chào cô”, “thưa thầy”...

Cả nhà đi học, vui thay

Hèn chi điểm xấu buồn lây cả nhà

Hèn chi mười điểm hôm qua

Nhà mình như thể được ba điểm mười.

Giaibaitap.me

Page 16

Ghi lại nội dung chính của từng mục trong bài Vươn tới các vì sao [đã nghe].

a] Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ

....................................

b] Người dầu tiên đặt chân lên mặt trăng

.........................................

c] Người Việt Nam đầu tên bay vào vũ trụ

...........................................

TRẢ LỜI:

Ghi lại nội dung chính của từng mục trong bài Vươn tới các vì sao [đã nghe].

a] Chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ

 Người đầu tiên bay vào vũ trụ :Ga-ga-rin, Liên Xô, ngày 12 tháng 4 năm 1961.

b] Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng :

 Am-xtơ-rông, Mĩ ngày 21 tháng 7 năm 1969.

c] Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ :

Phạm Tuân, 1980 trên tàu Liên hợp của Liên Xô.

Giaibaitap.me

Page 17

1 Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thể thao;

..................................

2 Viết một đoạn thông báo ngắn về buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để mời các bạn đến xem [tham khảo cách viết quảng cáo "Chương trình xiếc đặc sắc" trong Tiếng Việt 3, tập hai, trang 46]

………………………………………

………………………………

………………………………………

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thể thao :

Cuộc chạy đua trong rừng

Cùng vui chơi

Tin thể thao

Buổi học thể dục

Bé thành phi công

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.

2. Viết một thông báo ngắn về buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để mời các bạn đến xem [tham khảo cách viết quảng cáo “Chương trình xiếc đặc sắc” trong sách Tiếng Việt 3. tập hai, trang 46].

THÔNG BÁO : CHƯƠNG TRÌNH LIÊN HOAN VĂN NGHỆ

Liên đội Nguyễn Văn Trỗi

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11

- Đặc biệt hấp dẫn với các tiết mục :

Ca - múa - nhạc            * Ảo thuật

Hài kịch                        * Biểu diễn thời trang

- Thời gian : 19 giờ ngày 19/11/2013

- Địa điểm : tại sân trường

Kính mời quý Thầy cô, quý Phụ huynh và các bạn đến xem.

Giaibaitap.me

Page 18

1. Nhớ và viết lại khổ 2 và 3 của bài thơ Bé thành phi công :

…………………………………………………………………

2. Tìm từ ngữ về các chủ điểm sau :

a] Bảo vệ Tổ quốc

- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc :……………………………………

- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc :………………………

b] Sáng tạo – Từ ngữ chỉ trí thức :

- Từ ngữ chỉ trí thức : …………………………………

- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức :………………………………

c] Nghệ thuật

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật :………………………

- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật :………………………

- Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật :……………………………

TRẢ LỜI:

1. Nhớ và viết lại khổ 2 và 3 của bài thơ Bé thành phi công :

                                 Quay vòng, quay vòng

                                 Không chen, không vượt

                                 Đội bay hàng một

                                 Không ai cuối cùng.

                                 Hồ nước lùi dần

                                 Cái cây chạy ngược

                                 Ngôi nhà hiện ra

                                 Con đường biến mất

                                 Không run, không run

                                 Mẹ vẫn dưới đất

                                 Đang cười đấy thôi...

2. Tìm từ ngữ vế các chủ điểm sau :

a] Bảo vệ Tổ quốc

- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc : đất nước, giang sơn, non sông, nước nhà, ....

- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc : bảo vệ, gìn giữ, giữ gìn; canh giữ, tuần tra, chiến đấu, chống xâm lược, ....

b] Sáng tạo

- Từ ngữ chỉ trí thức : bác sĩ, giáo viên, giảng viên, kĩ sư, dược sĩ, nhà nghiên cứu, kiến trúc sư,...

- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức : chữa bệnh, khám bệnh, giảng dạy, nghiên cứu, chế tạo, điều chế, sáng chế,...

c] Nghệ thuật

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật : đạo diễn, diễn viên, vũ công, ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, nhà điêu khắc, ....

- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật : biểu diễn, sáng tác, đóng phim, chụp ảnh, vẽ, trình diễn,...

- Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật : điện ảnh, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, văn học, ảo thuật, ca kịch, kiến trúc,....

Giaibaitap.me

Page 19

1 Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Ngôi nhà chung :

..............................

2 Viết tiếp hoàn chỉnh các khổ thơ sau của bài thơ Một mái nhà chung :

Mọi mái………………………..

Có mái…………………………

Là.............................

………………………vô cùng.

Mọi mái………………………..

…………….……….nhà chung

………………..……..vòm cao

Bảy sắc.………………………

Bạn ơi,………………………..

....................lên trông

Bạn ơi,………………………..

Hát câu………………………..

TRẢ LỜI:

1.Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Ngôi nhà chung :

                          Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua         

                          Một mái nhà chung

                          Ngọn lửa Ô-lim-pỉch

                          Bác sĩ Y-éc-xanh

                          Bài hát trồng cây Con cò

                          Người đi săn và con vượn

                          Mè hoa lượn sóng

                          Cuốn sổ tay

2.Viết tiếp để hoàn chỉnh các khổ thơ sau của bài Một mái nhà chung :

                          Mọi mái nhà riêng

                          Có mái nhà chung

                          Là bầu trời xanh

                           Xanh đến vô cùng.

                          Mọi mái nhà riêng

                          Có mái nhà chung

                          Rực rỡ vòm cao

                          Bảy sắc cầu vồng.

                          Bạn ơi, ngưởc mắt

                           Ngước mắt lên trông

                          Bạn ơi, hãy hát

                          Hát câu cuối cùng :

                          Một mái nhà chung

                          Một mái nhà chung....

                                                    Đinh Hải

Giaibaitap.me

Page 20

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi.

                         Cua càng thổi xôi

Cua Càng đi hội                           Hai tay dụi mắt            

Cõng nồi trên lưng                       Tép chép miệng : Xong !

Vừa đi vừa thổi                            Chú Tôm về chậm

Mùi xôi thơm lừng.                       Dắt tay bà Còng.

Cái Tép đỏ mắt                            Hong xôi vừa chín

Cậu Ốc vặn mình                         Nhà đổ mái bằng

Chú Tôm lật đật                           Trà pha thơm ngát

Bà Sam cồng kềnh.                      Mời ông Dã Tràng.

Tép chuyên nhóm lửa                   Dã Tràng móm mém

Bà Sam dựng nhà                        [Rụng hai chiếc răng]

Tôm đi chợ cá                              Khen xôi nấu dẻo

Cậu Ốc pha trà.                           Có công Cua Càng.

a] Trong bài thơ, mỗi con vật được nhân hoá nhờ những từ ngữ nào ?

Những con vật được nhân hoá

Từ ngữ nhân hoá con vật

Các con vật được gọi bằng những từ ngữ nào ?

Các con vật được tả bằng những từ ngữ nào ?

M : Tôm

chú

 lật đật, đi chợ, về chậm, dắt tay

.............

............... ...............

b] Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?

………………………………

TRẢ LỜI:

a] Trong bài thơ, mỗi con vật được nhân hóa nhờ những từ ngữ nào? 

Những con vật được nhân hóa

Từ ngữ nhân hóa con vật

Các con vật được gọi bằng

Các con vật được tả bằng

 Cua càng

 

 đi hội, cõng nồi, thổi xôi

 Tép

 Cái

 đỏ mắt, nhóm lửa, dụi mắt, chép miệng

 Ốc

 Cậu

 vặn mình, pha trà

 Sam

 Bà

 dựng nhà

 Công 

 Bà

 Tôm

 Chú

 đi chợ, lật đật, về chậm, dắt tay bà còng

 Dã tràng

 Ông

 móm mém, rụng răng khen xôi dẻo

b] Em thích hình ảnh nào ? Vì sao ?

Học sinh chọn một hình ảnh so sánh mà mình thích nhất rồi nói rõ lí do vì sao em thích hình ảnh đó.

Ví dụ : Vì hình ảnh đó đẹp, vui nhộn, ngộ nghĩnh buồn cười,...

Giaibaitap.me

Page 21

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bầu trời và mặt đất :

…………………………………………………………

2. Viết tên các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời trong truyện Cóc kiện Trời :

…………………………………………………………

3. Dựa theo truyện Bốn cẳng và sáu cẳng, trả lời các câu hỏi dưới đây :

a] Chú lính được cấp ngựa để làm gì ?

…………………………………………………………

b] Chú sử dụng con ngựa như thế nào ?

………………………………………………………………

c] Vi sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa ?

……………………………………………………………

TRẢ LỜI:

1. Viết tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bầu trời và mặt đất :

Cóc kiện trời                       Sự tích chú Cuội cung trăng 

Mặt trời xanh của tôi           Mưa

Quà của đồng nội                Trên con tàu vũ trụ

2. Viết tên các con vật đã đánh thắng đội quân nhà Trời trong câu chuyện Cóc kiện Trời :

Cóc, Cua, Gấu, Cọp, Ong, và Cáo.

3. Dựa theo truyện Bốn cẳng và sáu cẳng, trả lời các câu hỏi dưới đây :

a] Chú lính được cấp ngựa để làm gì ?

Chú lính được cấp ngựa để đi làm công việc gấp cho quan.

b] Chú sử dụng con ngựa như thế nào ?

Chú lính dắt ngựa ra đường nhưng không cưõi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ đuổi theo.

c] Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa ?

Vì chú nghĩ ngựa có bốn cẳng, nếu chú chạy theo, ngựa sẽ thêm hai cẳng nữa, sáu cẳng ắt phải chạy nhanh hơn bốn cẳng.

Giaibaitap.me

Page 22

1 Viết tiếp để hoàn chỉnh các khổ thơ sau của bài Mưa :

Mây đen………………………………

………………………………chiều nay

Mặt trời………………………………

Chui vào………………………………

Chớp đông…………………………

………………………………nặng hạt

……………………………… xoè tay

………………………………nước mát

Gió gieo………………………………

………………………………giọng cao

………………………………tiếng sấm.

...........................mưa rào.

 2 Tìm từ ngữ về các chủ điểm sau

a] Lễ hội

- Tên môt số lễ hội :……………………………………

- Tên một số hội :…………………………………………

- Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội :………………………………

b] Thể thao

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao :

……………………………………

- Từ ngữ chỉ các môn thể thao :

……………………………………

 c] Ngôi nhà chung

- Tên các nước Đông Nam Á :

……………………………………

- Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á :

……………………………………

d] Bầu trời và mặt đất

- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên :

…………………………………

-Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên :

…………………………………

1. Viết tiếp để hoàn chỉnh các khổ thơ sau của bài Mưa :

Mây đen lượt

Kéo về chiều nay

Mặt trời lật đật

Chui vào trong mây

Chớp đông chớp tây

Rồi mưa nặng hạt

Cây lá xòe tay

Hứng làn nước mát

Giọng trầm giọng cao

Chớp dồn tiếng sấm

Chạy trong mưa rào.

2. Tìm từ ngữ vể các chủ điểm sau :

a] Lễ lội

- Tên một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội cầu mùa [dân tộc Khơ mú], lễ hội Chử Đồng Tử, lễ hội Dinh Cô,...

-Tên một số hội : hội đua ghe ngo [dân tộc Khơ me], hội đền và hội vật, hội đua voi ở Tây Nguyên, hội đua thuyền,...

- Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội : đua thuyền, đấu vật, thi thổi cơm, kéo co, ném còn, chọi gà, chọi trâu,...

b] Thể thao

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao : vận động viên, huấn luyện viên, cầu thủ, thủ môn,...

- Từ ngữ chỉ các môn thể thao : bóng đá, bóng bàn, bóng ném, cầu lông, quần vợt, điền kinh, võ thuật, bơi lội, bắn súng, bi da,...

c] Ngôi nhà chung

- Tên các nước Đông Nam Á : Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, Lào, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan. Việt Nam, Xin-ga-po,...

- Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á : Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mĩ, Đức, l-ta-li-a, Hà Lan, Nga, Ba Lan...

d] Bầu trời và mặt đất

- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên : giông, bão, sấm, chớp, sét, mưa, gió, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần,...

- Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên : trồng cây, trồng hoa, trồng rừng, xây nhà, dựng nhà, xây cầu, bắc cầu, đào ao,...

Giaibaitap.me

Page 23

A - Đọc thầm :

Cây gạo        

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lù lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

B - Dựa theo nội dung bài văn trên, ghi dấu x vào □ trước ý trả lời đúng :

1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào ?

 □ Tả cây gạo.

 □ Tả chim.

 □ Tả cây gạo và chim.

2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?

 □ Vào mùa hoa.

 □ Vào mùa xuân

 □ Vào hai mùa kế tiếp nhau.

3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?

□ 1 hỉnh ảnh :………………………………….

□ 2 hình ảnh : ..............................

□ 3 hình ảnh :…………………………………..

4. Những sự vật nào trong bài văn trên được nhân hoá ?

□ Chỉ có cây gạo được nhân hoá.

□ Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá.

□ Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hoá.

5. Trong câu "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim", tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào ?

□ Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

□ Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

□ Nói chuyện với cây gạo như nói chuyện với người.

TRẢ LỜI:

A -  Đọc thầm :

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy !

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

B -  Dựa theo nội dung bài vãn trên, ghi dấu x vào □ trước ỷ trả lời đúng :

1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào ?

□ Tả cây gạo.

2Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?

□  Vào hai mùa kế nhau.

3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?

□   3 hình ảnh:

-  Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

-  Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

-  Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa ?

□ Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

5. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào ?

□ Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

Giaibaitap.me

Page 24

Viết một đoạn văn [từ 7 đến 10 câu] theo một trong các đề bài sau :

1. Kể về một người lao động.

2. Kể về một ngày lễ hội ở quê em.

3. Kể về một cuộc thi đấu thể thao.

............................

.............................

.............................

TRẢ LỜI:

Viết một đoạn văn [từ 7 đến 10 câu] theo một trong các đế bài sau :

1. Kể về một người lao động.

2. Kể về một ngày lễ hội ở làng quê em

3. Kể về một cuộc thi đấu thể thao.

Bài làm

Ngày vào mùa, trời nắng vàng rực. Cánh đồng rộng mênh mông, màu lúa chín vàng óng ả. Những bông lúa mẩy hạt, căng tròn. Xắn quần lên thật cao, bác Tư lom khom dưới ruộng của mình. Hôm nay, bác thu hoạch vụ mùa. Chiếc liềm trong tay bác ngọt sắc xén đứt tận gốc từng bông lúa nặng trĩu. Tay bác thoăn thoắt đưa lên hạ xuống, lại đưa lên rồi hạ xuống. Kết quả của sự nhịp nhàng ấy là từng ôm lúa được nằm ngay ngắn, chồng lên nhau. Tay bác vẫn không ngừng nghỉ. Mồ hôi túa đầy gương mật đỏ au của bác. Chiếc khăn rằn quấn trên đầu bác củng rịn ướt mồ hôi. Chiếc áo màu nâu của bác loang ra từng vệt trắng. Bác vẫn chăm chú cắt lúa không ngừng nghỉ. Những khoảng ruộng ngày càng trơ gốc rạ mỗi lúc mỗi rộng thêm, dài ra theo bước chân của bác.

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề