Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 83 tập 2

A – Đọc thầm . Bài luyện tập – Tiết 7 – Ôn tập cuối kì 2 – Tuần 35 Trang 83 Vở bài tập [VBT] Tiếng Việt 3 tập 2 – Bài luyện tập – Tiết 7 – Ôn tập cuối kì 2 – Tiếng Việt 3 tập 2

A – Đọc thầm :

Cây gạo        

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lù lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy!

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

B – Dựa theo nội dung bài văn trên, ghi dấu x vào □ trước ý trả lời đúng :

1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào ?

 □ Tả cây gạo.

 □ Tả chim.

 □ Tả cây gạo và chim.

2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?

 □ Vào mùa hoa.

 □ Vào mùa xuân

 □ Vào hai mùa kế tiếp nhau.

3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?

□ 1 hỉnh ảnh :………………………………….

□ 2 hình ảnh : ………………………..

□ 3 hình ảnh :…………………………………..

4. Những sự vật nào trong bài văn trên được nhân hoá ?

□ Chỉ có cây gạo được nhân hoá.

□ Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hoá.

□ Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hoá.

5. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hoá cây gạo bằng cách nào ?

□ Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

Quảng cáo

□ Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

□ Nói chuyện với cây gạo như nói chuyện với người.

TRẢ LỜI:

A –  Đọc thầm :

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen … đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy !

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

B –  Dựa theo nội dung bài vãn trên, ghi dấu x vào □ trước ỷ trả lời đúng :

1. Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào ?

□ Tả cây gạo.

2. Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?

□  Vào hai mùa kế nhau.

3. Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh ?

□   3 hình ảnh:

–  Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

–  Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

–  Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

4. Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa ?

□ Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

5. Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào ?

□ Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

  • Giải sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập làm văn: Nghe - kể: Kéo cây lúa lên

Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 trang 83, 84 Tập làm văn hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 3 Tập 1.

1: Dựa theo truyện Kéo cây lúa lên, trả lời các câu hỏi ở dưới đây :

a, Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu , chàng ngốc đã làm gì ?

Quảng cáo

b, Về nhà , anh chàng nói gì với vợ ?

c, Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?

Trả lời:

a, Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu , chàng ngốc đã làm gì ?

Kéo lúa của nhà mình lên cho bằng lúa của nhà khác .

b, Về nhà , anh chàng nói gì với vợ ?

Về nhà anh khoe với vợ là lúa mình rất tốt

c, Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?

Vì bị đứt nên lúa nhà chàng ngốc bị héo hết

2: Trả lời câu hỏi để kể những điều em biết về nông thôn [ hoặc thành thị ]

Quảng cáo

a, Nhờ đâu em biết [ được đi chơi , xem ti vi , nghe kể ] ?

b, Cảnh vật , con người ở nông thôn [ hoặc thành thị ] có gì đáng yêu ?

c, Em thích nhất điều gì ?

Trả lời:

a, Nhờ đâu em biết [ được đi chơi , xem ti vi , nghe kể ] ?

Nghỉ hè em được ba dẫn về thăm nội ở một vùng nông thôn. Ở đó có nhiều điều làm em cảm thấy thú vị .

b, Cảnh vật , con người ở nông thôn [ hoặc thành thị ] có gì đáng yêu ?

Cảnh vật ở nông thôn rất yên bình, không khí mát mẻ. Cây cối xanh tươi . Con người ở nông thôn giản dị , chân thật và rất hiếu khách

c, Em thích nhất điều gì ?

Em thích nhất là khoảng đất trống rộng ở gần nhà nội. Ở đó , em có thể cùng các bạn chơi đá bóng , bắn bi hoặc thả đều. Em có thể chơi cả ngày ở đó mà không biết chán .

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:

  • Chính tả Tuần 16 trang 80, 81 VBT Tiếng Việt 3 Tập 1: 1, Chọn từ thích hợp ....2, Tìm và ghi lại ....

  • Luyện từ và câu Tuần 16 trang 81, 82 VBT Tiếng Việt 3 Tập 1: 1, Điền vào chỗ trống ....2, Viết tên các sự vật ....

  • Chính tả Tuần 16 trang 82, 83 VBT Tiếng Việt 3 Tập 1: 1, a, Điền vào chỗ tr hoặc ch ....2, Tìm và ghi lại ....

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt 3 giúp các em học sinh biết cách làm bài tập về nhà trong VBT Tiếng Việt 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tuan-16.jsp

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35 trang 83 Ôn tập cuối học kì 2 Tiết 6 hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 3 Tập 2.

1: Viết tiếp để hoàn chỉnh các khổ thơ sau của bài Mưa :

Quảng cáo

   Mây đen ..................

   .................. chiều nay

   Mặt trời ..................

   Chui vào ..................

   Chớp đông ..................

   ..................nặng hạt

   .................. xòe tay

   .................. nước mát

   Gió reo ..................

   ..................giọng cao

   .................. tiếng sấm

   .................. mưa rào.

Trả lời:

Quảng cáo

   Mây đen lũ lượt

   Kéo về chiều nay

   Mặt trời lật đật

   Chui vào trong mây

   Chớp đông chớp tây

   Rồi mưa nặng hạt

   Cây lá xòe tay

   Hứng làn nước mát

   Gió reo gió hát

   Giọng trầm giọng cao

   Chớp dồn tiếng sấm

   Chạy trong mưa rào.

2: Tìm từ ngữ về các chủ điểm sau

Quảng cáo

a] Lễ lội

- Tên một số lễ hội : .............................................

- Tên một số hội : ................................................

- Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội :................................................

b] Thể thao

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao : ...................................................

- Từ ngữ chỉ các môn thể thao : ................................................…

c] Ngôi nhà chung

- Tên các nước Đông Nam Á : ................................................

- Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á : ................................................

d] Bầu trời và mặt đất

- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên : ................................................

- Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên : ................................................

Trả lời:

a] Lễ lội

- Tên một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội cầu mùa [dân tộc Khơ mú], lễ hội Chữ Đồng Từ, lễ hội Dinh Cô …

- Tên một số hội : hội đua ghe ngo [dân tộc Khơ me], hội đền và hội vật, hội đua voi ở Tây Nguyên, hội đua thuyền,...

- Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội : đua thuyền, đấu vật, thi thổi cơm, kéo co, ném còn, chọi gà, chọi trâu …

b] Thể thao

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động thể thao : vận động viên, huấn luyện viên, cầu thủ, thủ môn,...

- Từ ngữ chỉ các môn thể thao : bóng đá, bóng bàn, bóng ném, cấu lông, quần vợt, điền kinh, võ thuật, bơi lội, bắn súng, bi da …

c] Ngôi nhà chung

- Tên các nước Đông Nam Á : Đông Ti-mo, Lào, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam, Xin-ga-po,...

- Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á : Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mĩ, Đức, l-ta-li-a, Hà Lan, Nga, Ba Lan…

d] Bầu trời và mặt đất

- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên : giông, bão, sấm, chớp, sét, mưa, gió, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần,…

- Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên : trồng cây, trồng hoa, trồng rừng, xây nhà, dựng nhà, xây cầu, bắc cầu, đào ao,…

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 chọn lọc, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2 được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt 3 giúp các em học sinh biết cách làm bài tập về nhà trong VBT Tiếng Việt 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tuan-35.jsp

Video liên quan

Chủ Đề