Vốn FDI là gì ưu nhược điểm

Bạn đã nghe nhiều tới vốn ODA và FDI. Trong bài viết trước chúng tôi đã giải thích cho bạn về ODA, bài viết này tudiencuocsong sẽ cho bạn biết FDI là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé.

Có thể bạn chưa biết:

1. Vốn FDI là gì?

FDI viết tắt của từ Foreign Direct Investment có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước [nước chủ đầu tư] có được một tài sản ở một nước khác [nước thu hút đầu tư] cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với những công cụ tài chính khác. Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là công ty mẹ và các tài sản được gọi là công ty con hay chi nhánh công ty.

2. Ưu điểm và hạn chế của FDI

Ưu điểm của vốn FDI là:

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội trong nước
  • Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
  • Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
  • Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công
  • Nguồn thu ngân sách lớn.
  • Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư. Bởi FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư về chính trị, kinh tế như hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài
  • Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận theo nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu theo nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư

Hạn chế của nguồn vốn FDI:

  • Khi đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư không những góp vốn mà còn đứng ra quản lí dự án đó. Tuy nhiên việc quản lí này đôi khi không hiệu quả do sự khác biệt giữa các quốc gia.

3. Có những loại vốn đầu tư FDI nào?

Nếu phân chia theo mục đích đầu tư thì FDI được chia làm 4 loại chính:

  • Đầu tư mới Greenfield Investment : để xây dựng nhà máy mới hoặc mở rộng nhà máy/dây chuyền hiện có.
  • Mua lại và sáp nhập Merger & Acquisition : Công ty đầu tư mua luôn tài sản của doanh nghiệp nước ngoài.
  • Đầu tư theo chiều ngang Horizontal FDI: Đầu tư trong cùng ngành công nghiệp
    Đầu tư theo chiều dọc Vertical FDI: Đầu tư vào công ty chuyên cung cấp đầu vào sản xuất, hoặc chuyên bán đầu ra cho sản phẩm

Phân loại theo mục tiêu thì FDI gồm có:

  • FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực Resource-seeking: Đầu tư nhằm đạt được dây chuyền sản xuất và các nguồn lực khác như lao động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên, mà những nguồn lực này không có ở được đi đầu tư. Đây là FDI thường đầu tư vào các nước đang phát triển như tài nguyên dầu mỏ ở Trung Đông hay vàng, kim cương ở Châu Phi, lao động rẻ ở Đông Nam Á.
  • FDI tìm kiếm thị trường Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường mới hoặc duy trì thị trường hiện có.
  • Tìm kiếm hiệu quả Effficiency-seeking: Đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả hai.
  • Tìm kiếm tài sản chiến lược Strategic-Asset-Seeking: Đầu tư nhằm ngăn chặn việc bị mất nguồn lực vào tay đối thủ cạnh tranh.

Vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây

Nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây có bước tiến nhảy vọt cụ thể như:
Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút được 25,48 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI], tăng 34,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vốn giải ngân FDI cũng bất ngờ tăng mạnh, đạt khoảng 12,5 tỉ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ, theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Trong số vốn FDI thu hút được, tổng vốn đăng ký mới đạt 14,56 tỉ USD, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Cụ thể có 1.844 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, vốn đăng ký tăng thêm 6,75 tỉ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, cùng thời gian trên có 3.742 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 4,16 tỉ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi cung cấp, mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu được FDI là gì?

Video liên quan

Chủ Đề