Vũ trụ được hình thành cách đây khoảng 5 tỉ năm

Trái đất là hành tinh được hình thành cách đây gần 4,6 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước.

I. Thời sơ khai [4.6 tỷ – 570 triệu năm]


Trái đất của chúng ta được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỷ năm trước, song song với quá trình hình thành Hệ mặt trời. Lúc này Hệ mặt trời chỉ là một đám mây bụi và khí rất lớn, quay tròn, gọi là Tinh vân Mặt trời, được sinh ra từ vụ nổ lớn cách đây khoảng 13,7 tỷ năm.

Những khối đá đầu tiên [cách đây 3,95 tỷ năm]

Cấu trúc đá già nhất trên trái đất chính là lớp vỏ đầu tiên của trái đất được tạo thành do nham thạch nóng chảy trào qua các khe nứt dưới đáy biển. Những cấu trúc đá được phát hiện ở phía tây Greenland cho biết chúng được hình thành từ cách đây khoảng 3,8 tỉ năm.

Nồng độ Oxy bắt đầu tăng [2,3 tỷ năm]

Một loại vi khuẩn đơn bào sống ở biển đã tạo ra oxy và làm cho không khí trên trái đất bắt đầu có thể hít thở được. Chúng hấp thu ánh sáng mặt trời và thông qua quá trình quang hợp để sản sinh ra oxy. Bắt đầu từ đó, tầng ozone dần hình thành, bảo vệ trái đất khỏi những tia tử ngoại gay gắt từ mặt trời.

II. Thời cổ đại [570 – 248 triệu năm]

a/ Kỷ Cambrian [570 – 500 triệu năm]

Động vật thân mềm có vỏ cứng xuất hiện. Những hóa thạch của loài này cho thấy chúng có mặt trên trái đất từ 545 triệu năm trước. Nguồn gốc và quá trình tiến hóa của của loài này – là tổ tiên của các loài trai, ốc, mực, bạch tuột – hiện vẫn chưa rõ.

Xuất hiện động vật có xương sống đầu tiên. Hóa thạch cổ nhất của động vật có xương sống - là những loài cá không có hàm - được phát hiện vào những năm 1990, cho thấy chúng có mặt trên hành tinh này 530 triệu năm trước.

b/ Kỷ ordovician [500- 435 triệu năm]

Những loài cá sụn đầu tiên – là tổ tiên của các loài cá mập - đã lượn lờ ở các đại dương cách đây khoảng 450 triệu năm. Gọi là cá sụn vì khung xương của chúng được cấu tạo hoàn toàn bằng sụn.

c/ Kỷ Silurian [435 – 410 triệu năm]

Động vật thuộc lớp nhện xuất hiện. Ngày nay chúng ta biết rằng các loài thuộc nhóm này – bao gồm nhện, bò cạp, bét – đều sống trên cạn; tuy nhiên, tổ tiên của chúng lại bắt đầu từ biển. Người ta cho rằng bọ cạp là loài cổ nhất trong nhóm này, có mặt cách đây khoảng 430 triệu năm. Và vào thời này, kích thước của chúng cũng rất lớn, người ta đã phát hiện hóa thạch của một loài bọ cạp biển dài đến 2,5m.

Cây cối bắt đầu đâm rễ trên mặt đất khoảng 430 triệu năm trước. Để chuyển từ môi trường nước lên sinh sống trên cạn, các loài thực vật cổ xưa đã phát triển một hệ thống mạch dẫn trong thân để dẫn nước và chất dinh dưỡng, ngoài ra chúng còn phát triển một bộ khung cứng giúp chúng có thể đứng thẳng trên mặt đất.

d/ Kỷ Devonian [410 – 360 triệu năm]

Động vật lưỡng cư bắt đầu trồi lên khỏi mặt nước cách đây khoảng 370 triệu năm. Chúng là những động vật có xương sống đầu tiên bước đi trên mặt đất, tiến hóa từ 1 loài cá có khả năng hít thở không khí.

e/ Kỷ Carboniferous [360 – 290 triệu năm]

Các lục địa nhỏ xích lại gần nhau, tạo thành 1 đại lục địa duy nhất là Pangaea.

Các mỏ than đá dần hình thành từ những thân gỗ mục ở những khu rừng đầm lầy tươi tốt sum xuê tại các vùng duyên hải. Các mỏ than đá ngày nay được tìm thấy chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, và một phần ở Châu Á.

Lớp bò sát bắt đầu xuất hiện. Những động vật cổ nhất thuộc lớp này có mặt cách đây khoảng 300 triệu năm.


f/ Kỷ Permian [290 – 248]

Động vật lớp bò sát phát triển thịnh vượng nhờ vào môi trường sống của đại lục địa lúc bấy giờ khá thân thiện và phù hợp với chúng. Thích nghi với khí hậu khô nóng, chúng phát triển cả về sống lượng lẫn kích thước.

Đợt tuyệt chủng hàng loạt lớn chưa từng thấy trong lịch sử trái đất. Khoảng 95% sinh vật biển và 70% động vật sống trên cạn bị xóa sổ. Nguyên nhân chính là do khí hậu thay đổi đội ngột và liên tục, trái đất liên tục nóng lên rồi lại lạnh đột ngột làm cho hầu hết sinh vật không thể thích ứng kịp.

III. Trung Đại [248 – 63 triệu năm]

a/ Kỷ Triassic [248 – 205 triệu năm]

Những loài khủng long đầu tiên có mặt trên hành tinh khoảng 240 triệu năm về trước. Trong số chúng, có loài ăn cỏ có kích thước chỉ bằng một con kangaroo, có loài ăn thịt kích thước khoảng 1m, và cũng có những loài đáng sợ với chiều dài thân mình đến 6m.

Đại lục địa chia tách vào khoảng cuối kỷ Triassic. Châu Âu tách khỏi Châu Phi, Nam Mỹ rời khỏi Trung và Bắc Mỹ.

Thú nhỏ có lông thuộc lớp động vật có vú xuất hiện, tiếp nối sau sự suy tàn của tổ tiên chúng là các loài bò sát.

b/ Kỷ Jurassic [205 – 138 triệu năm]

Các loài khủng long thống trị mặt đất.

Những loài chim đầu tiên bắt đầu tung cánh khoảng 150 triệu năm trước. Các hóa thạch cho thấy chúng vẫn còn một số đặc điểm cấu tạo của loài bò sát như một cái đuôi xương, cánh có vuốt, và răng nhọn.

c/ Kỷ Cretaceous [138 – 63 triệu năm]

Những loài cây có hoa bắt đầu hiện diện cách đây khoảng 125 triệu năm. Có lẽ chúng đã manh mún xuất hiện trong kỷ Jurassic nhưng đến kỷ này mới bắt đầu nở rộ nhờ vào khí hậu ấm áp và ôn hòa.

Sự tuyệt diệt của loài khủng long xảy ra khoảng 65 triệu năm trước, vào cuối kỷ Cretaceous. Toàn bộ các loài khủng long không có cánh đã bị quét sạch. Vào đợt tuyệt chủng hàng loạt lần này, có khoảng 50% động thực vật trên hành tinh đã biến mất. Và một lần nữa, nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu.

IV. Đại tân sinh [bắt đầu từ cách đây 63 triệu năm]

a/ Kỷ Paleogene [63 – 24 triệu năm]

Động vật có vú thế chỗ khủng long, chúng nhanh chóng phân chia thành nhiều loài và phát triển cả về số lượng lẫn kích thước cơ thể.

Động vật linh trưởng xuất hiện khoảng 55 triệu năm trước. Chúng có kích thước nhỏ, thân mình phủ lông và có khả năng di chuyển linh hoạt trên các cành cây. Chúng cũng có bộ não khá lớn sơ với kích thước thân mình.

b/ Kỷ Neogene [24 – 2 triệu năm]

Người cổ xuất hiện khoảng từ 6-8 triệu năm trước với bước đột phá là bắt đầu đi thẳng bằng 2 chân. Họ không còn sống trên cây nữa mà chỉ trèo cây để hái trái, tìm hang động để tránh thú dữ vào ban đêm.

c/ Kỷ Quarternary [2 triệu năm]

Băng giá bắt đầu len lỏi khắp các ngỏ ngách trên trái đất. Trong khoảng 1,8 triệu năm qua, trái đất đã liên tục bị các đợt băng giá bao phủ, và đợt cuối cùng kết thúc khoảng 10.000 năm về trước. Trong những đợt băng giá khắc nghiệt kéo dài này xuất hiện những loài thú có lông phủ rất dày, như loài voi mammoth.

Người hiện đại xuất hiện ở Châu Phi khoảng 190.000 năm trước. Những cuộc di dân đầu tiên ra khỏi Châu Phi bắt đầu khoảng 70.000 năm trước, người hiện đại dần xâm nhập đến các vùng đất xa xôi như Châu Úc và Nam Mỹ.

Khoa học Khoa học Vũ trụ

Hệ mặt trời được hình thành trong bao lâu? Các nhà khoa học đã có câu trả lời

Bụi và khí bao quanh một hệ hành tinh mới hình thành.

Các chất rắn có niên đại lâu đời nhất trong hệ mặt trời là những thể vùi giàu canxi-nhôm [CAIs]. Chúng được ví như một kho dữ liệu chứa đựng hồ sơ về sự hình thành hệ mặt trời. Những vật thể có kích thước từ micromet đến centimet ẩn chứa trong thiên thạch này hình thành ở môi trường nhiệt độ cao [hơn 1.300 độ K], có thể là gần mặt trời khi nó mới hình thành. Sau đó, được vận chuyển ra bên ngoài đến khu vực hình thành các thiên thạch chondrit chứa cacbon, nơi chúng được tìm thấy ngày nay. Phần lớn các CAI hình thành cách đây 4,567 tỷ năm, và quá trình này hoàn tất trong khoảng thời gian khoảng 40.000 đến 200.000 năm.

Các nhà khoa học đã tiến hành đo thành phần đồng vị molypden [Mo] và nguyên tố vi lượng của nhiều loại CAI được lấy từ các thiên thạch chondrite cacbon, bao gồm Allende, loại chondrite cacbon lớn nhất được tìm thấy trên Trái đất. Kết quả cho thấy các thành phần đồng vị Mo riêng biệt của CAI bao phủ toàn bộ phạm vi vật chất hình thành trong đĩa tiền hành tinh [đĩa chứa khí đặc quay xung quanh một ngôi sao trẻ mới hình thành], thay vì chỉ một lát nhỏ. Do đó, có thể kết luận những thể vùi này phải hình thành trong khoảng thời gian các đám mây bụi sụp đổ.

Ngoài ra, vì khoảng thời gian quan sát được của quá trình bồi tụ sao [1-2 triệu năm] lâu hơn nhiều so với thời gian hình thành CAI, nên nhóm nghiên cứu có thể xác định chính xác giai đoạn thiên văn nào trong quá trình hình thành hệ mặt trời được ghi lại bằng cách hình thành CAI, và cuối cùng, làm thế nào vật chất tạo nên hệ mặt trời được bồi tụ một cách nhanh chóng.

Thứ Bảy, 28/11/2020 20:55

31 👨 991

0 Bình luận

Sắp xếp theo Mặc địnhMới nhấtCũ nhất

Cách chèn bảng Excel vào Word
  • Acer tung ra phiên bản mới của Chromebook C7
  • Cách bảo quản và chống ẩm cho máy ảnh đơn giản tại nhà
  • Cách tải Facebook Messenger trên Windows 10
  • Các nhà sản xuất nên “sao chép” tính năng hỗ trợ chơi game độc đáo này của Sony Xperia 1 II
  • Tạo đám mây riêng bằng Hyper-V [Phần 3]
  • Khoa học Vũ trụ

    • Chiêm ngưỡng những ngôi sao khổng lồ đang hình thành ở một góc Tinh vân Tarantula, đẹp tuyệt vời
    • Nghiên cứu cho thấy mức độ bức xạ trên mặt trăng cao gấp 200 lần trên trái đất
    • Phát hiện ra 'Trái Đất Pi’, mất 3,14 ngày để quay quanh ngôi sao chủ, có kích thước bằng Trái đất
    • Hành tinh này đã sống sót sau cái chết của ngôi sao chủ, một hiện tượng làm đau đầu giới thiên văn
    • Tìm thấy nhiều hồ nước lỏng dưới lớp băng trên sao Hỏa
    • Phát hiện ngôi sao có 1-0-2 trong vũ trụ, 'méo' thành hình giọt nước mắt
    • Điều gì xảy ra khi Mặt trăng tiến sát Trái đất, ở khoảng cách 420km như Trạm vũ trụ quốc tế [ISS] hiện nay?
    • Ngôi sao sáng hơn 2,5 triệu lần Mặt trời biến mất bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu
    • Có thể có ngoại hành tinh cấu tạo từ kim cương, không giống như bất cứ thứ gì tồn lại trong hệ mặt trời của chúng ta
    Xem thêm

    Video liên quan

    Chủ Đề