Vua mèo hà giang là ai

.

Cập nhật lúc: 06:49, 17/03/2022 [GMT+7]

Dinh thự nhà Vương thuộc xã Sà Phìn [huyện Đồng Văn], một khu di tích phản ánh rõ nét cuộc sống của “Vua Mèo” - Vương Chính Đức cách đây gần một thế kỷ. Theo nhiều tài liệu còn ghi lại, dinh thự nhà họ Vương được xây dựng từ năm 1919, là nơi ở của ông Vương Chính Đức, một thổ ty giàu có trên vùng cao nguyên đá được người Mông tôn sùng làm vua, cai quản cả một vùng rộng lớn gồm 4 huyện vùng cao Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc.

Khu dinh thự nhìn từ trên cao

Vương Chính Đức [1865 - 1947]được biết đến như “thủ lĩnh” của người Mông ở Đồng Văn dưới thời Pháp thuộc. Vì vậy mà người dân vẫn hay gọi khu nhà của ông là Dinh thự “Vua Mèo”. Đây là một công trình có kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang, đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Nhiều năm nay, khu di tích này trở thành điểm đến mà du khách không thể bỏ qua khi đến Hà Giang.

Khu dinh thự được xây dựng ở vị trí vô cùng đắc địa, là một gò đất có hình mai rùa, xung quanh đều được bao bọc bởi những dãy núi cao, đảm bảo các yếu tố về phong thủy, phòng thủ, kiên cố. Bước vào khu dinh thự, ấn tượng đầu tiên của tôi là những hàng cây sa mộc cao vút, thẳng tắp hàng trăm năm tuổi trước cổng. Cổng vào dinh bằng đá hiện lên bề thế được chạm trổ khá tinh tế. Cổng nhà cong, uốn lượn với những cánh dơi, biểu tượng cho chữ “Phúc”. Mái cổng bằng gỗ được chạm khắc tinh xảo, với nhiều kiểu hoa văn.Trải qua những thăm trầm của lịch sử, dinh thự họ Vương vẫn còn lưu giữ rất nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc và đẹp mỹ lệ giữa núi rừng Tây Bắc. 

Kiến trúc mái âm dương

Theo tài liệu ghi lại tại khu di tích này thì toà dinh thự họVương là sự kết hợp giữa 3 nền văn hoá Trung Quốc - Mông - Pháp. Kiến trúc toà dinh mô phỏng một phần kiến trúc đời Thanh của Trung Quốc, kết hợp với hoa văn của người Mông và nghệ thuật của Pháp. Dinh là sự hoà quyện giữa các nguyên liệu đá xanh, gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm dương. Trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng khu dinh thự họ Vương vẫn giữ được hình dáng xưa cũ, vẫn mang vẻ đẹp của sự bề thế và uy nghi.

Nhìn từ trên cao, toà dinh mang hình dáng của chiếc mai rùa nằm giữa thung lũng núi non trùng điệp mây phủ bốn mùa. Khu toà dinh rộng lớn còn được bao bọc bởi hai vòng tường thành xây bằng đá, đặc điểm đặc trưng của người Mông.Bên trong là một khối kiến trúc đồ sộ tiêu biểu cho một dòng họ vương giả vùng cao với những dãy nhà 2 tầng ngang, dọc nối tiếp nhau như những dãy núi trùng trùng điệp điệp trên cao nguyên đá.

Toàn dinh thự có 3 dãy tiền, trung, hậu với 64 phòng. Cả ba dãy nhà từ cột, kèo, sàn, vách đến mái đều được làm bằng gỗ quý. Khu chính diện là nơi ở của “vua” họ Vương. Đây là một công trình kiến trúc đẹp hiếm có và hội tụ những tinh hoa kiến trúc của vùng cao thể hiện uy quyền và sự vương giả giữa cao nguyên đá. Đoạn đường dẫn vào dinh được lát bằng những phiến đá hoa cương có chạm khắc nhiều hoa văn, bao quanh khu nhà là vườn cây với nhiều loai cây như sa mộc, lê, đào… Hiện tại, bên trong dinh thự còn lưu giữ được nhiều hiện vật gốc như cối đá, bếp sưởi, bàn ghế gỗ tiếp khách, chậu tắm làm bằng đá…; tất cả vẫn còn giữ nguyên được nét xưa cũ. Hiện nay, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lich tỉnh Hà Giang và dòng họ Vương vẫn không ngừng quan tâm trùng tu, tôn tạo, quản lý và quảng bá di tích này trở thành một trong những điểm thăm quan, nghiên cứu hấp dẫn, nổi tiếng trong và ngoài nước. Di tích này hiện không chỉ là niềm tự hào của gia tộc họ Vương mà còn là một biểu tượng văn hóa, lịch sử và tinh thần đại đoàn kết trên mảnh đất địa đầu cực Bắc Việt Nam, bởi là một trong nhưng nơi lưu giữ được những giá trị cả về lịch sử và văn hóa một giai đoạn phát triển của người Mông trên Cao nguyên đá.

NGUYỄN NGHĨA

[VOV5] -Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, là công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang.

Bạn đang xem: Vua mèo là ai


Cụ Vương Chính Đức [1865 - 1947] là người duy nhất được đồng bào dân tộc Mông suy tôn là Vua Mèo. Dinh họ Vương hay còn gọi là Dinh Vua Mèo Vương Chính Đức ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, là công trình kiến trúc đặc sắc bậc nhất của tỉnh Hà Giang. Dinh thự này được Nhà nước công nhận là Di tích quốc gia năm 1993.

Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Trước đây, Vua Mèo Vương Chính Đức cai quản các khu Quản Bạ, Yên Ninh, Mèo Vạc, Đồng Văn, và đây cũng là khu tự trị của người dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang. Gần 100 năm trước, ông Vương Chính Đức đã thuê thợ từ Trung Quốc sang thi công Dinh họ Vương. Hàng vạn nhân công Việt Nam cũng tham gia xây dựng Dinh Vua Mèo, chi phí xây dựng dinh thự rất lớn không thống kê được. Chỉ tính riêng tiền công thuê thợ đã tốn 15 vạn đồng bạc Đông Dương, lập kỷ lục thời đó ở tỉnh Hà Giang.

Xem thêm: Jamie Chua Là Ai ? Jamie Chua: Tin Tức Jamie Chua 2021 Mới Nhất

Cổng vào Dinh Vua Mèo.

Chị Vương Thị Chở, người cháu Vua Mèo, hướng dẫn viên khu di tích Dinh họ Vương, kể: “Cụ Vương Chính Đức tên dân tộc người ta gọi là Vàng Giống Lùng. Cụ là người đứng đầu, là thủ lĩnh ở vùng đất này. Cụ sinh năm 1865 mất năm 1947, thọ 82 tuổi. Hiện nay, mộ cụ được quàng ở sau khe núi này, từ Dinh lên khe núi chỗ mộ cụ mất khoảng 3 km. Tuy nhiên, sau này người được biết đến nhiều hơn là con trai thứ hai của cụ, ông Vương Chí Sình. Ông Vương Chí Sình là anh em kết nghĩa với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Vương Chí Sình tham gia đại biểu Quốc hội khóa 1, khóa 2 và sau này là Chủ tịch huyện Đồng Văn đầu tiên ở đây.”

Vua Mèo Vương Chính Đức và gia đình.

Đứng ở trên đỉnh cao nhìn xuống, Dinh họ Vương như hình mai rùa, nổi bật, bề thế giữa thung lũng Sà Phìn. Dinh được thiết kế như một pháo đài kiên cố, bao quanh Dinh thự là một dải núi cao, tạo nên địa thế hình vòng cung ôm trọn toàn bộ khu nhà. Bên trong là một khối kiến trúc đồ sộ tiêu biểu cho một dòng họ vương giả vùng cao với những dãy nhà 2 tầng ngang, dọc nối tiếp nhau như những dãy núi trùng trùng điệp điệp trên cao nguyên đá. Ngoài Dinh có 2 lô cốt để phòng thủ, các lăng mộ con, cháu cụ Vương Chính Đức.

Trong Dinh có kho chứa vũ khí, kho cất giữ vàng, bạc, tiền, kho thuốc phiện, các nhà ở, làm việc, khu bếp, khu nuôi gia súc, gia cầm… Bao quanh Dinh là vườn cây trái sum xuê và các loại hoa rực rõ, tô điểm thêm vẻ đẹp của Dinh thự. Nét đặc sắc của dinh Vua Mèo nằm ở cấu trúc và cách bố trí các phòng ở và làm việc, mô phỏng một thành quách thu nhỏ. Các họa tiết bằng đá, gỗ của Dinh được chạm khắc tinh xảo, bắt mắt, biểu tượng cho sự giàu sang, quyền quý

Chị Vương Thị Chở cho biết: “Khu nhà cụ Vương Chính Đức được xây dựng năm 1898 hoàn thành năm 1903. Ngôi nhà có tất cả 64 phòng ở được tính theo 64 quẻ hình bát quái. Dinh thự gồm 3 khu tiền dinh, trung dinh và hậu dinh. Tiền dinh là nơi ở là phòng lính bảo vệ, Trung Dinh là nơi ở của vợ và các con còn hậu Dinh là nơi ở Vua Mèo Vương Chính Đức. Ngôi nhà cụ Vương được tu sửa lại năm 2004. Tường, ngói, đá… vẫn được giữ nguyên hiện trạng từ xưa đến nay. Gỗ là gỗ lim thay cho gỗ thông đá trước đây. Tính ra 40% gỗ là mới, còn lại 60% vẫn còn nguyên vẹn từ trước đến nay.”

Hàng ngày, Dinh họ Vương đón tiếp khá đông du khách trong và ngoài nước. Lần đầu tiên đến tham quan Dinh họ Vương, anh Ben Brenner, du khách đến từ bang California, Mỹ, bày tỏ: “Tôi rất thích khi nghe những câu chuyện lịch sử của ngôi nhà. Kiến trúc ngôi nhà có 3 loại kiến trúc gồm châu Âu, người Mông và Trung Quốc đan xen rất đẹp. Tôi ấn tượng nhất là kiến trúc ở đây và câu chuyện lịch sử của ngôi nhà khoảng 100 năm trước rất lôi cuốn.”

Năm 2004, gia đình họ Vương quyết định trao tặng Dinh họ Vương cho Nhà nước bảo tồn. Kể từ đó, nơi đây trở thành địa điểm tham quan cho khách du lịch. Đến tỉnh Hà Giang, du khách không thể bỏ qua điểm tham quan thú vị này. Khám phá Dinh họ Vương, thăm chợ phiên ở trước Dinh thự rồi từ điểm dừng chân này, du khách có thể dễ dàng, thuận tiện tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh Hà Giang./.

Cuộc đời oai hùng của “Vua Mèo” qua lời kể của cháu nội

Chia sẻ

Với tài buôn bán cùng khả năng cai quản cả vùng cao nguyên đá Đồng Văn rộng lớn, người ta phong cho ông danh xưng “Vua Mèo”.

“Vua Mèo” Vương Chí Sình.

Anh em kết nghĩa với Bác Hồ

Gần đây, dư luận đang quan tâm đến Tòa dinh thự họ Vương ở Đồng Văn, Hà Giang. Ngôi nhà này vốn thuộc sở hữu của con cháu dòng họ Vương thì nay lại được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang cấp sổ đỏ cho Phòng Văn hóa thông tin huyện Đồng Văn.

Ông Vương Duy Bảo – cháu đời thứ 4 của Vương Chính Đức [người xây dựng khu Nhà Vương] đã gửi đơn cầu cứu lên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Chia sẻ với phóng viên, ông Vương Duy Bảo – cháu nội của “Vua Mèo” cho hay, lâu nay, mọi người vẫn đang nhầm lẫn với danh xưng “Vua Mèo”.

“Vua Mèo là tên được người dưới xuôi, cán bộ Việt Minh lên dùng để gọi Vương Chí Sình, con trai của Vương Chính Đức. Còn Vương Chính Đức được người Mông xưa kia phong làm thủ lĩnh”, ông Bảo nói.

Theo ông Bảo, Vương Chí Sình [1886 – 1962], tên tiếng Mông là Vàng Seo Lử. Ông là con trai út của Vương Chính Đức. Do tính tình hiền lành, giải dị, chịu khó nên ngay từ nhỏ ông đã được Vương Chính Đức hướng đến là người kế tục sự nghiệp họ Vương.

Thuở nhỏ, ông được Vương Chính Đức cho sang Vân Nam [Trung Quốc] để học. Ông Sình cũng hay lân la theo chân những người Pháp ở Đồng Văn để theo học tiếng Pháp. Vì thế, ông biết được nhiều ngoại ngữ.

Lớn lên, Vương Chí Sình bắt đầu với công việc buôn bán. Ông thường đem thuốc phiện xuống Hà Nội, Hải Phòng bán, rồi lại mua các loại hàng hóa, nhu yếu phẩm như dầu hỏa, thuốc chữa bệnh, vải vóc… đem lên Đồng Văn bán. Nhờ đó, Vương Chí Sình thu được rất nhiều vàng, bạc hoa xòe.

Năm 1903, khi có nhiều tiền, Vương Chí Sình đã cho xây dựng tại thị trấn Phó Bảng của huyện Đồng Văn một tòa nhà theo kiến trúc Pháp – Trung Quốc, mọi người thường gọi là “Tòa Nhà Trắng”. Đây là văn phòng giao dịch buôn bán và cùng là nơi Vương Chí Sình sinh sống chủ yếu cùng các bà vợ hai, ba, tư.

Dinh thự họ Vương nằm dưới chân thung lũng Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang.

Để mở rộng việc buôn bán, năm 1935, Vương Chí Sình đã mua căn nhà số 55 Hàng Đường, Hà Nội để làm nơi trung chuyển hàng hóa từ Đồng Văn xuống và từ Hải Phòng lên. Đây cũng là nơi ở cuối đời của ông.

Năm 1945, Bác Hồ cử ông Hoàng Việt Hưng [cán bộ Việt Minh] lên giác ngộ Vương Chính Đức và có thư mời ông về Hà Nội. Do tuổi cao sức yếu, Vương Chính Đức đã tiến cử Vương Chí Sình về Hà Nội gặp Bác Hồ.

Sau khi được giác ngộ về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Bác Hồ, Vương Chí Sình rất cảm phục và nhận làm anh em kết nghĩa với Bác Hồ. Ông được Bác Hồ đặt cho một tên gọi khác là Vương Chí Thành.

Gắn bó, một lòng đi theo cách mạng

Sau cuộc gặp gỡ với Bác Hồ, Vương Chí Sình đã hứa đi theo cách mạng, đi theo Bác Hồ. Ông tham gia vào Đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và được giao trọng trách làm Chủ tịch huyện Đồng Văn. Huyện Đồng Văn khi đó bao gồm 4 huyện bây giờ là Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Mèo Vạc.

Tòa dinh thự này được bố “Vua Mèo” xây dựng với kinh phí 15.000 đồng bạc hoa xòe.

Năm 1946, khi Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ngân khố Chính phủ Việt Minh gần như cạn kiệt, Vương Chí Sình đã ủng hộ Chính phủ 2,2 triệu đồng bạc hoa xòe và 7kg vàng.

Để khẳng định tình cảm và lòng tin với Vương Chí Sình, Bác Hồ đã cử ông Bùi Công Trừng mang 2 kỷ vật lên Sà Phìn tặng ông. Đó là tấm áo trấn thủ của Hội Phụ nữ tỉnh Hải Dương tặng Bác và thanh đao do xưởng Quân giới Việt Bắc rèn có 8 chữ do chính tay Bác viết: “Tận trung báo quốc. Bất thụ nô lệ”.

Đầu năm 1947, mảnh đất Đồng Văn diễn biến hết sức phức tạp. Thực dân Pháp, phát xít Nhật và quân Tưởng Giới Thạch tranh nhau lôi kéo các dân tộc, những người nhẹ dạ để chống phá cách mạng. Tuy nhiên, Vương Chí Sình vẫn quyết tâm đi theo Bác Hồ, giữ đúng lời hứa “Giữ mảnh đất Đồng Văn cho cách mạng”.

Cùng năm này, bố “Vua Mèo” là ông Vương Chính Đức qua đời. Bác Hồ đã cử ông Mai Trung Lâm, Phó tư lệnh bộ đội Biên phòng khu tự trị Việt Bắc và ông Hoàng Đức Thắng, Thành ủy viên Hà Nội lên cùng con cháu họ Vương chôn cất ông Đức trên đỉnh núi La Gia Động, cách Sà Phìn 3 km.

Năm 1950, ông Vương Chí Sình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực của ta hành quân bí mật hành quân qua Đồng Văn, Mèo Vạc để sang đất Cao Bằng chiến đấu cho mặt trận biên giới thu đông.

Tòa dinh thự họ Vương giờ trở thành điểm đến không thể bỏ qua đối với các du khách khi đến Hà Giang.

Khi Nhật đảo chính Pháp, một trung đội Nhật đã lên Phó Bảng với ý định tiêu diệt Vương Chí Sình. Tuy nhiên, vị “Vua Mèo” đã cùng các thủ lĩnh người Mông đánh tan trung đội Nhật.

Khi hòa bình lập lại, ghi nhận công lao to lớn của Vương Chí Sình, Đảng và Bác Hồ đã có nhiều phẩn thưởng cao quý trao cho ông. Nhưng lớn hơn cả là ngày 31/10/2006, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng huân chương Đại đoàn kết Dân tộc vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng khối Đại đoàn kết dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Vụ tranh chấp sổ đỏ dinh thự của ”Vua Mèo”: Bộ Văn hóa làm việc với Hà Giang

Liên quan tới yêu cầu báo cáo Thủ tướng xung quanh câu chuyện cấp sổ đỏ cho dinh thự họ Vương ở Hà Giang, lãnh đạo...

Bấm xem >>

Video liên quan

Chủ Đề