Xem cam trường mầm non bị giật là do gì

Vụ việc một học sinh tử vong trong giờ ra chơi vì bị điện giật, báo cáo của Trường Tiểu học Tuy Lai A [huyện Mỹ Đức, Hà Nội] cho biết đoạn dây điện này bị rơi vào tối ngày 23/10 do một trận mưa lớn.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh phản ánh rằng đoạn dây điện này đã bị võng xuống trong một thời gian dài mà nhà trường không có biện pháp xử lí.

Còn đại diện Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội cho biết: Đơn vị đã cho kiểm tra, xác minh nội dung "dây điện bị đứt" được nêu và khẳng định dây điện này là dây điện sau công tơ, thuộc phạm vi quản lý và trách nhiệm của nhà trường.

Đoạn dây điện bị võng xuống đất, có thể là nguyên nhân gây tử vong cho học sinh. [Ảnh: Báo Giáo dục và Thời đại]

Tại sao hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm?

Theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; theo đó, Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích học đường.

Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong các trường phổ thông Bộ đã có Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các nhà trường, các cơ sở giáo dục kịp thời sửa chữa, hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền phương án sửa chữa, thay thế, khắc phục tình trạng cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học đã cũ, quá hạn có nguy cơ xảy ra tai nạn, nhằm đảm bảo an toàn đối với học sinh, sinh viên.

Về phía địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ngay từ đầu năm học 2019-2020 đã ban hành văn bản 3593/ SGDĐT-CTTT về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học, giáo dục an toàn giao thông năm học 2019-2020.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao Hiệu trưởng các nhà trường chủ động dành thời gian 1 buổi tập huấn đến 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên về tăng cường kỹ năng ứng xử, giải quyết các tình huống sư phạm trong bối cảnh hiện nay và quán triệt đầy đủ nội dung những văn bản chỉ đạo về công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học.

Các nhà trường cần kiểm tra cơ sở vật chất [tường bao, móng, trần, tường, cống rãnh, máng, cây xanh…], hệ thống điện phát hiện các nguy cơ mất an toàn có biện pháp khắc phục kịp thời, không để xảy ra tai nạn thương tích trong trường học;

Rà soát các điều kiện chiếu sáng, bàn, ghế, bảng… đảm bảo đúng quy định.

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo Mỹ Đức cũng cho biết đã có công văn gửi các trường học, lưu ý việc đảm bảo an toàn cho học sinh. Phòng đã yêu cầu các trường phải thường xuyên rà soát những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn.

Như vậy có thể nhận thấy rằng hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học; hiệu trưởng phải thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ mà Bộ, Sở, Phòng yêu cầu.

Giải pháp nào đảm bảo an toàn điện cho học sinh trong trường?

Nhà trường cần giáo dục học sinh kĩ năng phòng chống điện giật ngay từ đầu năm học; giáo dục học sinh tuyệt đối không sờ vào dây diện bị đứt trong trường, trên đường đi, về.

Các dây điện sau công tơ, cần được lắp đặt đúng kĩ thuật; có aptomat phù hợp chống giật khi học sinh nhỏ lỡ chạm vào dây điện hay điện bị rò rỉ.

Hiệu trưởng cần bao quát trường ít nhất một lần/ ngày; kịp thời phát hiện, sửa chữa các hư hỏng xảy ra, đặc biệt là sau thiên tai.

Giáo viên trong trường có ý thức an toàn điện, báo ngay cho hiệu trưởng hoặt ngắt công tơ ngay khi có dấu hiệu không an toàn. Phụ huynh phát hiện các yếu tố gây mất an toàn, cần báo ngay với nhà trường.

Mất mát là nỗi đau của gia đình học sinh và xã hội; phòng chống nhưng tai nạn thương tâm là trách nhiệm của mỗi người trong trường chứ không riêng gì của hiệu trưởng.

Tài liệu tham khảo:

1://thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Thong-tu-13-2010-TT-BGDDT-xay-dung-truong-hoc-an-toan-phong-chong-tai-nan-thuong-tich-trong-co-so-giao-duc-mam-non-104124.aspx

2://thuvienphapluat.vn/van-ban/xay-dung-do-thi/Quyet-dinh-4458-QD-BGDDT-Quy-dinh-xay-dung-truong-hoc-an-toan-phong-chong-tai-nan-thuong-tich-trong-truong-pho-thong-57385.aspx

3: //giaoducthoidai.vn/thoi-su/hoc-sinh-bi-dien-giat-hieu-truong-phai-chiu-trach-nhiem-chinh-4042769-v.html

Phụ huynh có thể theo dõi con cái học hành, sinh hoạt tại lớp qua camera nhưng không nên kiểm soát thái quá. Nên hỏi han con mỗi khi con tan lớp và dành cho giáo viên sự tin tưởng…

Một cháu bé ở TP HCM đi học bị bạn cắn nhiều lần, phụ huynh phản ánh nhiều thì trường cho học sinh nghỉ học. Phụ huynh không đồng ý với cách giải quyết. Trường mầm non song ngữ Bright Stars CDC - Tân Bình Campus [6 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM - nơi xảy ra vụ việc] giải thích do 'quá áp lực', 'phụ huynh suốt ngày soi camera theo dõi các cô như tội phạm'.

Luật sư Phạm Thu Hà trao đổi với PV Infonet về vụ việc.

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề nêu trên, luật sư Phạm Thu Hà – VPLS Hoàng Tùng [Hà Nội] cho biết: “Môi trường mầm non là một xã hội thu nhỏ, nơi trẻ có nhiều mối quan hệ hơn và thể hiện bản thân mình qua các mối quan hệ đó khá rõ ràng. Vì thế, đây là nơi để trẻ tập và học những cách xử lí cảm xúc, giải quyết vấn đề với sự trợ giúp từ bố mẹ và nhà trường.

Bố mẹ có thái độ và cách xử lí đúng đắn khi bé đánh bạn bị bạn đánh thì bé sẽ học được cách xử lí các cảm xúc, mối quan hệ với người khác một cách hòa bình sau này. Đặc biệt ở trường mầm non không thể tránh được các bé còn quá nhỏ, hành động cắn hay đánh bạn chỉ là bộc phát. Các bé cần được học tập và vui chơi một cách lành mạnh, an toàn dưới sự giám sát và hướng dẫn của giáo viên cũng như của nhà trường.

Tình trạng trên không chỉ gây tổn thất về mặt sức khỏe mà còn gây ra những ám ảnh về mặt tinh thần. Bên cạnh đó, tình trạng này nếu xảy ra tại trường lớp sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục.

Như vậy, ở trường mầm non, giáo viên và nhà trường là chủ thể trực tiếp quản lý các bé. Do đó, nhà trường và giáo viên phụ trách phải chịu trách nhiệm bồi thường và rút kinh nghiệm với trường hợp của bé”.

Bé T.A khóc sau khi bị bạn cắn ngày 25/11 [Ảnh cắt từ clip gia đình cung cấp]

Từ những vấn đề nêu trên, luật sư Thu Hà nêu quan điểm: “Đáng lẽ, người làm giáo viên phải lường trước tình huống như này và để mắt đến các con, sát sao và kịp thời can thiệp. Để một đứa trẻ bị cắn nhiều lần và một số lần đã để lại sẹo như vậy, chắc chắn không thể phủ nhận sự thiếu trách nhiệm của giáo viên. Khi sự giám sát, trông nom của giáo viên còn hời hợt, thiếu trách nhiệm, trẻ sẽ dễ bị tổn thương.

Chính vì vậy, trước hết, nhà trường phải đảm bảo số lượng giáo viên đứng lớp tương xứng với số lượng trẻ theo đúng quy dịnh, và đảm bảo cơ sở vật chất an toàn cho trẻ. Đồng thời, khâu tuyển chọn giáo viên phải làm thật kỹ lưỡng, không để những người không có tình yêu nghề, mến trẻ, không nhiệt tình, tâm huyết được trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ.

Sự việc để bé bị cắn tại lớp là sự việc rất đáng tiếc, tuy nhiên không vì thế mà nhà trường không có trách nhiệm mà để cho bé nghỉ học. Trước hết nhà trường nên xem xét lại cụ thể sự việc và có hình thức kỷ luật với giáo viên phụ trách lớp. Bên cạnh việc nhà trường cần cân nhắc, xem xét lại biện pháp xử lý thì các bậc phụ huynh tuy là sót con nhỏ nhưng cũng nên nhìn nhận lại tình hình một cách khách quan và không nên gây áp lực quá lớn cho giáo viên và nhà trường”.

Từ đó, luật sư Thu Hà khuyến cáo: 'Tính thiết thực của việc lắp camera tại các lớp học mẫu giáo là không phải bàn cãi. Nhờ việc theo dõi trực tuyến những diễn biến học tập và nghỉ ngơi của các bé mà phụ huynh phần nào yên tâm hơn trong việc gửi con để đi làm công sở.

Việc lắp camera cũng khiến ý thức của các giáo viên được nâng cao, thay vì quát mắng hay sử dụng các biện pháp nghiệp vụ giáo dục thì giáo viên cũng học được cách kiên nhẫn và chừng mực hơn trong việc dạy dỗ trẻ em cũng như sát sao để ý đến các bé.

Tuy nhiên, việc phụ huynh thường xuyên theo dõi con qua camera có thể ảnh hưởng đến công việc và gây áp lực không đáng có lên giáo viên phụ trách lớp. Việc lắp camera là một biện pháp tích cực nhưng cũng lắm phiền phức cho các giáo viên trong việc chăm sóc học sinh, bởi cứ vài phút là phụ huynh lại gọi điện nhắc nhở rất mất thời gian, trong khi những việc như cho bé ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, chơi là hoạt động hàng ngày mà các bé cùng các cô phải thực hiện.

Phụ huynh thường xuyên theo dõi camera để ngăn ngừa việc giáo viên bạo hành con mình cũng như việc con mình bị các bạn đánh, cắn hay xô ngã, … Điều đó cho thấy, việc theo dõi camera thường xuyên chỉ là phụ huynh bị lãng phí thời gian và gây áp lực không đáng có lên giáo viên'.

'Phụ huynh theo dõi con cái qua camera khi con đi học cũng không nên kiểm soát thái quá. Nên hỏi han con mỗi khi con tan lớp và dành cho giáo viên sự tin tưởng để họ làm trọn nhiệm vụ của mình'- luật sư Thu Hà nói.

Chủ Đề