Xin giấy chứng nhận không phạm tội ở đâu

Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2

Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu cấp được dùng để chứng minh:

- Cá nhân có hay không có án tích hoặc;

- Có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp gồm có 2 loại là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 [theo Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009].

Trong đó,

- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho: Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho: Cơ quan tiến hành tố tụng và theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Khác biệt cơ bản giữa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 là: Phiếu lý lịch tư pháp số 1 chỉ ghi án tích chưa được xóa án. Nếu án đã được xóa thì ghi “không có án tích”. Phiếu số 2 ghi tất cả án tích mà không phân biệt đã được xóa hay chưa.


Hướng dẫn thủ tục xin xác nhận không có tiền án [Ảnh minh họa]
 

Thủ tục xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Trình tự thực hiện xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

- Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;

- Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú;

- Ngoài ra, người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

- Tại Sở Tư pháp đối với:

+ Công dân Việt Nam Trường hợp không có nơi thường trú, nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

- Tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia đối với:

+ Công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã rời Việt Nam.

Bước 3: Nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.

Trường hợp người được yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn không quá 15 ngày.

Lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp:

- 200.000 đồng/lần/người;

- 100.000 đồng/lần/người với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ;

- Miễn phí với các đối tượng là trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.

Lưu ý:

- Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản

Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

- Cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải trực tiếp thực hiện thủ tục không được ủy quyền cho người khác.

>>  Khi nào cần dùng Phiếu lý lịch tư pháp?

Hậu Nguyễn

Giấy chứng nhận không phạm tội mới do ........Mẫu Giấy chứng nhận không phạm tội mới đã được thống nhất trong ngành, liên hệ tới

CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KHÔNG PHẠM TỘI MỚI

 Câu hỏi của bạn:

      Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận không phạm tội mới do Cơ quan CSĐT hay Cơ quan THA cấp huyện cấp?

Câu trả lời:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luât hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Nội dung tư vấn

     Điều 63 Bộ luật Hình sự 1999 quy định:

Điều 63. Xoá án tích

Người bị kết án được xoá án tích theo quy định tại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.

Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toà án cấp giấy chứng nhận.

Hồ sơ xóa án tích:

  • Đơn [Mẫu] theo mẫu
  • Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thi hành án cấp;
  • Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường [ Nếu có]
  • Án phí, tiền phạt;
  • Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp [ theo mẫu];
  • Bản sao chứng minh nhân dân;
  • Bản sao hộ khẩu;
  • Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt thì cần có them văn bản đề nghị  của chính quyền, cơ quan, tổ chức nơi bạn thường trú, công tác.

       Như vậy, giấy chứng nhận không phạm tội mới do công an quận huyện nơi người  kết án thường trú cấp. Mẫu này đã được thống nhất trong  ngành. Bạn vui lòng liên hệ cơ quan công an cấp Huyện để xin.

      Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: . Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Câu hỏi: Có bị tiền án, tiền sự khi bị xử phạt hành chính?

Tôi tên là Phạm Văn Trường vài hôm trước phòng trọ của tôi có lực lượng công an đến kiểm tra tạm trú tạm vắng. Do không có tạm trú tạm vắng nên khi công an vào kiểm tra giấy tờ tùy thân để xác định về việc đăng kí tạm trú tạm vắng do hoảng sợ tôi đã hô có cướp. Tôi đã bị đưa về công an phường và bị xử phạt 5 triệu đồng về tội chống đối người thi hành công vụ. Tôi muốn hỏi luật sư công an phường làm như vậy có đúng không và tôi có bị là có tiền án, tiền sự không?

Trả lời:

Về câu hỏi của anh, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, về vấn đề xử phạt của công an phường:

Bạn có đề cập trong nội dung đề nghị tư vấn là mình “bị phạt 5 triệu đồng về tội chống đối người thi hành công vụ“. Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a] Có tổ chức;

b] Phạm tội 02 lần trở lên;

c] Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d] Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ] Tái phạm nguy hiểm.”

Theo quy định trên, phạt tiền không phải là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung với tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Bộ luật hình sự hiện hành. Mặt khác, để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một cá nhân, pháp nhân đòi hòi tiến hành quá trình tố tụng chặt chẽ với các bước: điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án. Do đó, chúng tôi cho rằng, bạn bị nhầm lẫn giữa hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý hình sự và hành vi chống người thi hành công vụ bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp này có khả năng lớn hành vi của bạn chỉ bị xem xét dưới góc độ hành chính, bị xử phạt hành chính.

Theo Điều 21 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2021 của Chính phủ thì sẽ phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng với một trong các hành vi sau:

+ Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

+ Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

+ Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Theo đó, nếu công an xử phạt hành chính hành vi chống người thi hành công vụ với mức 5 triệu đồng là phù hợp.Mặt khác xét về thẩm quyền của chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ và trưởng công an xã, phường trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì việc xử phạt cũng không đúng theo quy định pháp luật.

Lưu ý: Ngoài việc bị xử phạt về có những hành vi chống người thi hành công vụ, bạn có thể bị xem xét vi phạm quy định về đăng ký, quản lý cư trú nên khi tổng hợp chế tài thì mức phạt có thể cao hơn.

Thứ hai, về vấn đề tiền án, tiền sự:

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa trực tiếp các khái niệm tiền án, tiền sự, tuy nhiên qua mục 2 Chương II Nghị quyết số 01-HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn việc áp dụng điều 44 Bộ luật hình sự thì:

” b] Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính [tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính] thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 1 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 1 năm, thì không coi là tiền sự nữa.”

Như vậy, tiền án có thể hiểu là từng bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà vẫn chưa được xóa án tích; còn tiền sự là đã bị kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính nhưng không thuộc trường hợp được coi là chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo quy định trên thì trong khoảng thời gian 1 năm từ khi ra quyết định xử lý của người có thẩm quyền bạn bị coi là người có tiền sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề