Xử lý nước thải chăn nuôi vịt

Các công trình khí sinh học [KSH] do Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hướng dẫn nông dân chăn nuôi các loại gia súc như heo, bò, dê thời gian qua đã phát huy hiệu quả tích cực về môi trường.

Trong bối cảnh mới, nhiều hộ nông dân đang có hướng chuyển đổi sang chăn nuôi gia cầm như gà, vịt thì công trình KSH vẫn có thể tiếp tục áp dụng, gắn với hình thức chăn nuôi gia cầm trên sàn, đạt được những lợi ích về môi trường.

Mô hình chăn nuôi vịt trên sàn.

Cách làm của mô hình mới

Ông Nguyễn Hoàng Danh là một trong các hộ áp dụng chăn nuôi vịt trên sàn ở xã Tân Phú Tây, huyện Mỏ Cày Bắc [Bến Tre]. Trước đây, gia đình ông có chăn nuôi heo nhưng do tình hình dịch tả heo châu Phi nên hiện chưa tái đàn.

Từ đầu năm 2020, ông Danh chuyển đổi sang nuôi vịt, số lượng khoảng 500 con vịt để làm kinh tế gia đình. Nuôi vịt cũng đang được nhiều hộ nông dân thực hiện do vụ nuôi ngắn, chỉ từ 45 - 50 ngày là có thể xuất bán, nhanh hoàn vốn.

Đàn vịt 35 ngày nuôi của hộ ông Danh đang sinh trưởng tốt, khỏe mạnh khi ứng dụng mô hình nuôi trên sàn.

Theo hướng dẫn của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, quy cách thực hiện sàn nuôi được ông Danh áp dụng như sau: đào hố sâu khoảng 30cm, tráng xi-măng tạo độ dốc từ 3 - 4cm, có thể thay thế bằng cách lót bạt nhưng cần đảm bảo độ dốc để chất thải gia cầm không bị ứ đọng.

Tiếp theo là kê gạch và gác đà bằng cây hoặc bằng sắt rồi trải phủ 1 lớp lưới nhựa loại dành cho vịt, mắt lưới cỡ 3cm, xung quanh quay lưới mỏng để vịt không đi ra ngoài. Sàn có ống thoát chất thải dẫn trực tiếp vào hệ thống hầm biogas để xử lý.

Đầu năm 2020, ông Danh lắp đặt xong hầm biogas mới để xử lý chất thải từ trại nuôi vịt, thể tích 9m3. Ông Danh lưu ý: “Lưới nhựa cần được trải bằng phẳng để vịt đi lại trên lưới vững. Đồng thời, tuy áp dụng mô hình nuôi trên sàn nhưng cũng cần bố trí sân cát song song với sàn để cho vịt đi lại, làm vậy thì vịt sẽ chắc thịt hơn”.

Sàn nuôi vịt của hộ ông Nguyễn Hoàng Danh có diện tích khoảng 30m2, do trước đây ông Danh đã làm sẵn chuồng trại để nuôi heo nên chi phí đầu tư cho 2 sàn khoảng 25 triệu đồng, quy mô nuôi có thể đạt đến 1.100 - 1.200 con vịt/vụ.

Ông Danh cho biết, lợi ích trực tiếp khi áp dụng mô hình nuôi vịt trên sàn là đảm bảo được vấn đề vệ sinh môi trường khi chất thải gia cầm đều được dội xuống hầm biogas. Việc này cũng giúp tiết kiệm được kinh phí mua cát trải nền. “Trước đây, với diện tích nuôi như trên, chi phí cát trải nền cho 1 vụ nuôi tầm giá 13 triệu đồng. Bây giờ, tiết kiệm được tiền cát và cả công dọn chuồng từ 3 tiếng xuống còn khoảng 30 phút đến 1 tiếng cho 1 lần dọn”.

Sử dụng các phụ phẩm khí sinh học

Công trình KSH gắn với nuôi vịt trên sàn đã xử lý chất thải chăn nuôi gia cầm hiệu quả. Ngoài phần KSH được dùng làm chất đốt trong sinh hoạt gia đình, giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu đốt thì người nông dân còn có thể sử dụng các phụ phẩm KSH cho trồng trọt.

Hộ ông Nguyễn Hoàng Danh đã được Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hướng dẫn thực hiện các phương pháp này một cách hiệu quả.

Theo đó, trung bình 1 tuần, ông Danh vệ sinh hố lắng 1 lần. Phần cặn lắng được sử dụng làm phân bón cho vườn dừa rất phù hợp. Riêng đối với các loại cây có múi thì phải thực hiện ủ hoai theo đúng thời gian và kỹ thuật của ngành nông nghiệp.

Phần nước xả, ông Danh dùng để tưới cho vườn bưởi da xanh kết hợp bón các loại phân chuồng đã được ủ hoai cũng cho hiệu quả dinh dưỡng tốt.

Trong thời gian hạn mặn vừa qua, gia đình ông Danh có đào giếng để lấy nước tưới, nước được bơm qua túi trữ, xử lý lắng phèn từ 24 - 48 giờ mới tưới cho cây.

Thấy tính hiệu quả của mô hình chăn nuôi vịt trên sàn, nhiều người đã đến hộ ông Nguyễn Hoàng Danh để tìm hiểu về mô hình và nhân rộng, cải tạo chuồng trại cũ, tận dụng hầm KSH đã có để nuôi gia cầm.

Tại xã Tân Phú Tây, số lượng công trình KSH được Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp hỗ trợ lắp đặt để sử dụng trong chăn nuôi heo đến nay hiện khoảng 120 công trình, thể tích từ 9 - 60m3.

Đây cũng là điều kiện thuận lợi để bà con nông dân có hướng chuyển đổi vật nuôi hiệu quả trước tình hình dịch bệnh trên đàn heo. Qua đó cho thấy tính hiệu quả của các công trình KSH và khả năng nhân rộng trong thực hành nông nghiệp các bon thấp.

Theo THANH ĐỒNG [Báo Đồng Khởi]

Xử lý nước thải chăn nuôi gà

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI GÀ SỬ DỤNG MÀNG LỌC MBR

Sơ lược về ngành chăn nuôi gà

Cùng với việc phát triển và hội nhập đất nước hiện nay thì rất nhiều ngành cũng đang trên đà phát triển. Đáng phải kể đến là sự phát triển ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay. Rất nhiều các trang trại lớn mọc lên. Đây là ngành truyền thống đã có từ lâu và ngày nay đang được áp dụng các biện phát chăn nuôi tiên tiến hơn nữa. Ngành chăn nuôi gà lag ngành chăn nuôi lớn thứ 2 của nước ta. Nó cũng góp phần trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Mang lại lợi ích cho người kinh doanh đồng thời mở ra được cơ hội việc làm cho nhiều người tránh tình trạng thất nghiệp tăng cao. Bên cạnh việc phát triển đó, chúng ta cũng cần quan tâm đến vấn đề môi trường hiện nay.

Làm thế nào để vừa phát triển được kinh tế mà vừa đảm bảo môi trường, đảm bảo sức khỏe cho con người? Để thấu hiểu được tình trạng này, Công ty TNHH giải pháp môi trường Phước Trình đã luôn tìm hiểu nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến và hiện đại. Đặc biệt, là việc xử lý nước thải cho chăn nuôi phù với với chi phí và diện tích của trang trại chăn nuôi. Tránh tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh phải chịu khoản chi phí lớn phạt cho vấn đề môi trường. Hãy liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và đưa ra các lời khuyên hợp lý cho các chủ trang trại lớn.

Tại sao lại phải xử lý nước thải chăn nuôi gà?

Nước thải chăn nuôi gà được phát sinh từ việc rửa chuồng trại, việc tắm rửa và sinh hoạt của công nhân, thức ăn thừa có chứa các chất dinh dưỡng,….Vì vậy, trong nước thải chứa nhiều chất gây ô nhiễm cao như BOD, COD, N, P và các vi sinh vật gây bệnh. Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của gà làm giảm năng suất chăn nuôi. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hơn thế nữa là hủy hoại môi trường sống của chúng ta. Như vậy, các doanh nghiệp cần xử lý nước thải trước khi xả vào môi trường.

Thành phần và tính chất nước thải trong chăn nuôi gà:

Nước thải trong chăn nuôi gà chủ yếu là nước thải sinh hoạt nên có chứa:

+ Nhiều chất lơ lững hữu cơ: SS, COD, BOD…..

+ Các hợp chất hữu cơ: Nito, Photpho….

+ Có nhiều vi khuẩn gây bệnh.

+ Các mầm bệnh sinh học khác nhau trong phân, nước tiểu của gà, dịch cúm gia cầm ….

Bảng: Tính chất nước thải trang trại chăn nuôi gà


Từ nhiều công nghệ xử lý nước thải, Công ty TNHH giải pháp Phước Trình đã đưa ra một quy trình xử lý nước thải chăn nuôi gà hiện đại nhất hiện nay, xử lý đạt tiêu chuẩn của nhà nước, phù hợp với chi phí của doanh nghiệp.
Quy trình tiêu chuẩn để xử lý nước thải chăn nuôi:

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi gà

Thuyết minh quy trình:

     Nước thải chăn nuôi được thu gom và lưu trữ vào Hầm biogas, tại đây nước thải được xử lý kỵ khí  hàm lượng  chất hữu cơ  COD, BOD và photpho sẽ được xử lý một phần. Nước thải được lưu trữ trong đó vài ngày sau đó tự chảy sang Hồ điều hòa lưu lượng. Tại đây, có lắp đặt bơm chìm dùng dể bơm nước thải sang Bồn phản ứng. Hóa chất trung hòa, PAC, Polymer được châm vào bể với nồng độ định sẵn. Các hóa chất này sẽ phản ứng với các tạp chất lơ lửng và các thành phần hòa tan trong nước thải tạo thành các bông bùn. Để hóa chất được trộn đều vào trong nước thải, bể phản ứng được khuấy trộn với tốc độ khuấy 10 vòng/phút. Pha keo tụ ngừng, pha tạo bông bắt đầu. Lượng hóa chất tạo bông Polymer 2% được châm vào bể nhằm kết tụ lượng bông bùn của quá trình keo tụ. Từ các bông bùn có kích thước nhỏ, qua quá trình tạo bông sẽ kết hợp thành các bông bùn có tỉ trọng và kích thước lớn hơn, dễ lắ ng hơn. Sau khi pha tạo bông ngừng pha lắng tiếp tục. Đây là nơi diễn ra quá trình lắng các bông cặn của quá trình xử lý hóa lý. Dưới tác dụng của trọng lực, các bông bùn sẽ được tách ra khỏi nước thải và lắng xuống đáy bể lắng. Bùn trong bể lắng sẽ được  định kỳ xả đáy về Sân phơi  bùn. Sau đó nước thải sẽ chảy sang Bể Anoxic để tiếp tục các giai đoạn xử lý tiêp theo.

     Tại đây nito được xử lý nhờ vi sinh vật thiếu khí. Nito được xử lý qua hai quá trình nitrat hóa, chuyển nito từ dạng nito amoni về dạng  nitrat và nitrit, sau đó là quá trình phản nitrat hóa, quá trình này sẽ  chuyển nito từ hai dạng trên về dạng khí nito. Nước thải sau đó được chuyển sang Bể hiếu khí. Bể hiếu khí được cung cấp hệ thống thổi khí cung cấp khí oxi cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động,  vi sinh vật hiếu khí sử dụng chất hữu cơ có trong nước thải để làm thức  ăn, hỗn hợp nước thải và vi sinh vật được chuyển sang Bchứa màng MBR, màng MBR có kích thước lỗ rỗng rất nhỏ có nhiệm vụ lọc  tách riêng phần bùn và phần nước, nước  được bơm sang Hồ sinh học, tại hồ sinh học với thời gian lưu lớn các tập chất còn lại sẽ được xử lý sạch theo cơ chế tự làm sạch của nước.  Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN62-MT:2016/BTNMT.

Sơ lược về công nghệ màng MBR:

Màng MBR [Membrane Bio Reactor] là sự kết hợp giữa quá trình lọc màng vi sinh [MF] hoặc siêu lọc [UF] với quá trình sinh trưởng lơ lửng. Có thể loại bỏ chất ô nhiễm và vi sinh vật rất triệt để nên hiện nay được xem là công nghệ triển vọng nhất để xử lý nước thải. 

MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính, trong đó việc tách cặn được thực hiện không cần đến bể lắng bậc 2. 

Nhờ sử dụng màng, các thể cặn được giữ lại trong bể lọc, giúp cho nước sau xử lý có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc xả bỏ / tái sử dụng được ngay.

Hình ảnh về màng MBR

Ưu điểm:

  • Công nghệ màng MBR là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong lĩnh vực xử lý nước thải, có thể áp dụng công nghệ màng MBR cho nhiều loại nước thải khác nhau.
  • Chất lượng nước đầu ra ổn định, loại bỏ hoàn toàn các tập chất, vi khuẩn gây bệnh.
  • Không cần bể lắng bậc 2 và bể khử trùng nên tiết kiệm khá nhiều về kinh phí xây dựng cũng như diện tích sử dụng.
  • Tỷ lệ tải trọng chất hữu cơ cao.
  • Thời gian lưu nước ngắn.
  • Vận hành đơn giản, dễ kiểm soát quá trình hoạt động.

Ứng dụng:

Nước thải ngành chế biến thực phẩm có đặc điểm tùy thuộc vào từng ngành cụ thể. Ngành chế biến thủy sản, thịt… nước thải chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng Nito, hàm lượng BOD của các chất hữu cơ như dầu, mỡ động vật. Các ngành chế biến đường, tinh bột chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng Nito thấp. Tùy thuộc vào đặc điểm của nguồn nước sẽ có phương án cụ thể để xử lý.

Nước sau khi xử lý bằng màng MBR

Công nghệ xử lý trên có các ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ vận hành

+ Hiệu suất xử lý N, P, BOD, COD cao

+ Đảm bảo chất lượng đầu ra

+ Chi phí vận hành thấp chủ yếu bằng phương pháp sinh học.

+ Có thể tái sử dụng nước thải cho mục đích tưới cây, rửa chuồng trại….

Chủ Đề