Các bê tông lấn biển gọi là gì năm 2024

Vừa qua, nhiều ngư dân tại bãi biển Phước Hải (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh đến VTC News thực trạng dự án Lan Rừng Resort (thuộc bãi biển Phước Hải, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) ngang nhiên xây dựng lấn biển, xây tường bao bãi biển, đổ bê tông cốt thép, ngăn đường xuống biển của ngư dân.

Các bê tông lấn biển gọi là gì năm 2024

Dự án Lan Rừng Resort xây dựng lấn biển. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Theo ghi nhận của PV VTC News, toàn bộ khu B của dự án Lan Rừng Resort gồm khu khách sạn và khu căn hộ Condotel… đều được xây dựng lấn sát bãi cát. Do xây dựng quá sát biển, nên bảo vệ khu resort này phải đặt những bao tải cát chắn ở cửa ngăn nước biển tràn vào.

Lan Rừng Resort còn xây dựng một phần tường rào kiên cố và đổ bê tông thẳng xuống biển dài khoảng 100 m để chiếm trọn bãi biển, ngăn đường xuống biển của ngư dân.

Các bê tông lấn biển gọi là gì năm 2024

Vì xây dựng quá sát biển nên bảo vệ ở đây thường lấy bao tải cát chắn ngang trước cổng sau căn hộ để nước biển không tràn vào. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Được biết, dự án Lan Rừng Resort trước đây có tên là Khu du lịch Đông Triều Resort, đến ngày 22/12/2016, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận chủ trương chuyển nhượng dự án cho Công ty TNHH An Kim Thiện làm chủ đầu tư, rồi được đổi tên thành Lan Rừng Resort Phước Hải.

Ông Minh (sống tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) cho biết, từ khi có dự án Lan Rừng Resort, việc đánh bắt hải sản của người dân gặp nhiều khó khăn.

Các bê tông lấn biển gọi là gì năm 2024

Lan Rừng Resort xây tường ngăn để chiếm trọn bãi tắm. (Ảnh: Khuất Nguyên)

“Trước đây người dân chúng tôi thường tắm biển và đánh bắt cá ở khu vực này, tuy nhiên từ khi có các dự án resort thì các đơn vị thi công đồng loạt chặn hết lối đi xuống biển. Điển hình là Lan Rừng Resort, họ ngang nhiên đổ bê tông sắt thép xuống biển và thậm chí là xây tường rào ở dưới bãi biển để chiếm bãi tắm. Còn người dân chúng tôi thì không biết phản ánh với ai, mà nếu có nói thì cũng không có ai giải quyết”, ông Minh bức xúc.

Các bê tông lấn biển gọi là gì năm 2024

Để chiếm trọn bãi biển, dự án Lan Rừng Resort đã đổ bê tông, xây một phần tường rào kiên cố. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Bà Thuỷ (sống tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) cho biết, gia đình bà đã sống ở khu vực này mấy chục năm. Khoảng 10 năm trước du lịch bắt đầu phát triển, khu vực này mới mọc lên các dự án khiến người dân vui mừng, nhưng lại "mừng quá sớm".

“Gia đình tôi sống ở khu vực này đã mấy chục năm rồi, trước đây dọc bãi biển này đẹp lắm mà dân cư thưa thớt nên rất bình yên. Người dân chỉ đi biển chứ ít tắm vì biển rất hoang sơ. Khoảng hơn 10 năm trước khi du lịch bắt đầu phát triển, mới thấy các dự án mọc lên.

Mấy năm gần đây nhiều khu nghỉ dưỡng mọc lên khiến chúng tôi cũng mừng. Nhưng cũng chẳng mừng được lâu vì các resort lại xây tường rào kiên cố, chắn lối ra bãi tắm, chắn lối xuống biển của ngư dân. Chúng tôi bức xúc lắm nhưng không làm gì được", bà Thủy nói.

Các bê tông lấn biển gọi là gì năm 2024

Lan Rừng Resort ngang nhiên xây tường bao ngăn bãi tắm, cắm người dân tắm biển.

Để làm rõ việc Lan Rừng Resort xây dựng lấn biển, xây tường, đổ bê tông ngăn bãi tắm, ngăn đường xuống biển của ngư dân, PV VTC News đến trụ sở UBND huyện Đất Đỏ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) liên hệ phỏng vấn.

Xác nhận với PV, bà Lê Thị Thu Thuỷ - Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Đất đỏ cho biết, UBND huyện từng yêu cầu Lan Rừng Resort tháo dỡ một phần công trình xây lấn biển.

“Trước đây, UBND huyện cũng đã yêu cầu Lan Rừng Resort tháo dỡ một phần công trình lấn chiếm biển và theo tôi được biết đơn vị này đã thực hiện rồi. Còn việc liên hệ làm việc tôi sẽ báo cáo lại với lãnh đạo UBND huyện”, bà Thuỷ nói.

Các bê tông lấn biển gọi là gì năm 2024

Dự án Lan Rừng Resort ngang nhiên chắn lối đi xuống biển của ngư dân. (Ảnh: Khuất Nguyên)

Việc các dự án du lịch nghỉ dưỡng, các resort xây dựng lấn biển, bịt đường xuống biển của ngư dân không phải hiếm, điển hình như năm 2019, người dân Đà Nẵng từng rất bức xúc khi các resort ngang nhiên xây lấn biển, bịt luôn đường xuống biển. Sự việc nóng tới mức lên cả diễn đàn Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2019.

Nhiều người dân đặt câu hỏi, vì sao dự án Lan Rừng Resort liên tục bị người dân phản ánh xây lấn biển, xây tường bao, đổ bê tông ngăn bãi tắm, ngăn đường xuống biển của ngư dân diễn ra trong thời gian dài như vậy mà không bị các cơ quan chức năng xử lý?

Từ Nhật Bản đến Hà Lan, từ Monaco đến Hong Kong, các dự án lấn biển để xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng liên tiếp được triển khai dưới áp lực dân số và sự phát triển kinh tế thế giới. Không gian được mở rộng, nhưng cũng không ít vấn đề nảy sinh từ các công trình này.

Các bê tông lấn biển gọi là gì năm 2024

Sân bay nổi theo dự án MegaFloat.

200.000 m2 được lấn ra biển Địa Trung Hải! Công quốc Monaco ở nam Âu đã tăng thêm diện tích lãnh thổ tương đương 20 mặt sân bóng đá nhờ vào dự án cải tạo cảng Condamine, với việc xây dựng một công trình độc đáo duy nhất trên thế giới: một con đê nổi khổng lồ. Khi được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2003, con đê có chiều dài 350 m, nặng 160.000 tấn, trị giá 150 triệu euro này sẽ được gắn liền vào một bãi đỗ ôtô lấn biển nhân tạo có diện tích đến 10.000 m2, công suất chứa 400 chiếc ôtô, nhằm giúp cho các tàu thủy du lịch lớn có thể cập cảng đưa khách đến tham quan Monaco một cách an toàn.

Thực ra, từ lúc mới được thành lập vào đầu thế kỷ 18 đến nay, công quốc Monaco đã tự tăng thêm 1/5 diện tích lãnh thổ của mình bằng những công trình lấn biển. Cho dù không thấm vào đâu so với số 30% diện tích lấn biển của Hà Lan, nhưng đây cũng là một thành tích đáng kể so với một quốc gia thuộc loại nhỏ nhất thế giới, diện tích chỉ có 1,5 km. Ngoài Monaco, Hong Kong cũng đã đưa vào sử dụng sân bay quốc tế Chep-Lak-Kok được xây dựng trên một đảo nhân tạo, còn Singapore đang bắt đầu triển khai các dự án lấn biển để xây dựng các công trình dân dụng.

Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia có nhiều công trình lấn biển thuộc loại độc đáo nhất thế giới, đến nỗi giáo sư địa lý người Pháp Alain Miossec, giảng viên Đại học Nantes đã phải thốt lên “Quả thật người Nhật là bậc thầy trong việc lấn chiếm không gian. Các công trình lấn biển của họ đã ra đời nhờ những dự án sáng tạo phong phú. Các vịnh biển đều được điều chỉnh về mặt tự nhiên để lấy chỗ xây dựng các công trình công nghiệp”. Kết quả là vô số đảo nhân tạo đã xuất hiện ở các vịnh Tokyo, Osaka, Kobé, Hiroshima… mà một phần được sử dụng để xây dựng sân bay. Trong số đó có một công trình đang gây chú ý cho mọi người: dự án MegaFloat xây dựng một sân bay nổi trên vịnh Tokyo.

Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình nhân tạo trên biển cũng để lộ ra một tồn tại lớn, đó là nền móng bị xuống cấp nhanh chóng. Chẳng hạn, chỉ chưa đầy 4 năm sau khi đưa vào sử dụng, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một đảo nhân tạo trong vịnh Kobé đã lún xuống hơn 2 m, vượt dự tính của các nhà thiết kế. Mặc dù vậy, sân bay này vẫn chịu được các cơn bão và cả trận động đất lớn xảy ra ngày 17/1/1995 tàn phá nặng thành phố Kobé.

Do xem nhẹ yếu tố bảo quản nên nhiều dự án lấn biển quan trọng đã thất bại. Điển hình là công trình bảo vệ và lấn biển lớn nhất Bangladesh từ trước đến nay. Tháng 11/1970, một trận bão lũ dữ dội đã tàn phá nặng vùng ven Ấn Độ Dương của Bangladesh, làm chết hơn 300.000 người. Sau thảm họa này, cộng đồng quốc tế và chính phủ đã triển khai một chương trình quy mô bao gồm việc xây dựng nhiều con đê chắn sóng biển, đào vô số kênh mương thoát nước ra biển và lấn biển để tạo ra các cánh đồng trồng trọt. Nhưng do thiếu hụt về tài chính để thực hiện việc bảo quản nên phần lớn các công trình đều xuống cấp trầm trọng. Thế là nước biển lại tiếp tục xâm thực đất liền, còn bão lũ gây lụt lội liên miên.

Theo giáo sư Alain Miossec, việc gây xáo trộn nghiêm trọng đến hệ sinh thái có khi dẫn đến thảm họa môi trường. Chẳng hạn tại Trung Quốc, các trận lũ bùn có nguyên nhân từ phá rừng đã khiến một phần diện tích của hồ Đông Tịnh ở tỉnh Hồ Nam biến thành đầm lầy. Lập tức trên các đầm lầy đó mọc lên các công trình dân dụng thay vì phải nạo vét giúp cho nước hồ được thông thoáng. Hậu quả là nước hồ tràn bờ khiến nhiều vùng khác phải ngập lụt. Để tái lập mặt nước tự nhiên cho hồ Đông Tịnh, nhằm giúp hệ sinh thái được cân bằng cho cả một vùng rộng lớn của tỉnh Hồ Nam, chính quyền đã buộc phải di dời cưỡng bức 2,5 triệu dân và nạo vét gần 500 km2 đầm lầy. Cũng như Trung Quốc, tại nhiều quốc gia khác, nhu cầu ăn và ở của cộng đồng dân cư ngày càng tăng cao khiến các nhà chức trách phải chọn lựa giải pháp khai hoang rừng, lấn biển, cải tạo các vùng đầm lầy ven biển để lấy đất xây dựng nhà ở và trồng trọt. Chính việc quá nôn nóng tăng nhanh diện tích canh tác và cư ngụ mà bỏ qua yếu tố bảo vệ môi trường đã khiến cho hệ sinh thái bị đảo lộn nghiêm trọng.

Hà Lan hiện được xem là quốc gia đi đầu trong việc kết hợp hài hòa giữa lấn biển và bảo vệ môi trường. Năm 1986, dự án lấn biển quy mô có tên Delta cơ bản hoàn thành giúp nước này có thêm hàng trăm hecta đất canh tác. Đến năm 2001, chính phủ Hà Lan lại khởi động tiếp dự án lấn biển có tên gọi Nouvelle Arcanie trong đó đặt nặng vấn đề cân bằng sinh thái. Theo dự án này, trong vòng 5 năm từ 2001 đến 2006, Bộ giao thông và phân phối nước Hà Lan sẽ cho xây dựng tại vùng biển Arcanie một khu dân cư kết hợp với trồng trọt nổi trên 62.000 ha diện tích mặt biển. Các công trình dân dụng như nhà ở, trường học, nhà làm việc cho đến các sân thể thao, công viên... đều được xây nổi trên mặt nước nhờ vào hàng chục nghìn cột đỡ bằng bêtông và phao nổi khiến cho nước biển được lưu thông, không gây xáo trộn hệ sinh thái dưới biển. Toàn bộ năng lượng cung cấp cho dự án Nouvelle Arcanie đều là năng lượng sạch lấy từ ánh sáng mặt trời và sức gió.