Điều trị mụn nội tiết như thế nào năm 2024

Mụn nội tiết phổ biến ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ trong giai đoạn mang thai, sau khi sinh hoặc độ tuổi mãn kinh. Phái đẹp luôn tìm cách trị mụn nội tiết ở cằm hiệu quả và có tác dụng lâu dài. Nhà thuốc Long Châu sẽ đề xuất các cách trị mụn nội tiết trong bài viết dưới đây.

Thế nào là mụn nội tiết?

Mụn nội tiết là nhóm mụn phổ biến. Theo khảo sát tại Hoa Kỳ, có tới 50 triệu người có tình trạng mụn nội tiết. Mụn nội tiết hay được gọi là mụn trứng cá, đây là loại mụn xuất hiện do sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể. Những đặc điểm của mụn nội tiết thường thấy bao gồm:

  • Trong lứa tuổi dậy thì, mụn nội tiết xuất hiện ở vùng chữ T trên gương mặt như mụn tại trán, mụn nội tiết ở cằm và mũi.
  • Ở giai đoạn đã trưởng thành, mụn nội tiết đa số mọc ở phần dưới khuôn mặt, chủ yếu ở 2 má và quanh xương hàm.
  • Mụn do thay đổi nội tiết tố là mụn có đầu đen, mụn đầu trắng hoặc u nang.
  • Nhân mụn nội tiết nằm rất sâu dưới da, gây ra tình trạng viêm, sưng đỏ nặng nề.
  • Tình trạng mụn trở nên tệ hơn khi mụn gây viêm da, tăng tiết bã nhờn, mồ hôi tại các lỗ chân lông, tế bào da bị bít tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Propionibacterium acnes phát triển.
  • Những trường hợp dễ gặp mụn nội tiết bao gồm trong giai đoạn dậy thì, kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hoặc đã mãn kinh.
    Điều trị mụn nội tiết như thế nào năm 2024
    Mụn nội tiết mọc quanh xương hàm thường gặp ở người trưởng thành

Một số trường hợp mụn nội tiết chưa quá nghiêm trọng có thể tự sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trị mụn nhưng với những trường hợp mụn nội tiết tái đi tái lại nhiều lần, bắt đầu có những chuyển biến tệ hơn cần có ý kiến của bác sĩ da liễu.

Đặc điểm chung về mụn nội tiết ở cằm

Mụn nội tiết ở cằm cũng do nồng độ nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn. Mụn nội tiết ở cằm thường gặp nhất ở nữ giới ở giai đoạn dậy thì hay khi đã trưởng thành. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp có mụn nội tiết ở cằm vào các độ tuổi khác do những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

  • Mất cân bằng nội tiết tố: Đặc biệt ở giai đoạn kinh nguyệt hoặc mang thai, nồng độ hormone thay đổi so với trước là nguyên nhân chính xuất hiện mụn nội tiết ở cằm.
  • Rối loạn giấc ngủ: Giấc ngủ không đạt chất lượng làm kích thích tiết hormone cortisol, giảm sản sinh collagen, rối loạn sự cân bằng của da, khiến da dễ nổi mụn. Ngoài ra, thiếu ngủ, còn làm da sẫm màu, dễ bị sạm nám hơn khi tiếp xúc với ánh nắng.
  • Dùng thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, làm chậm chu kỳ kinh nguyệt và gây ra mụn nội tiết tố. Một số trường hợp nặng hình thành mụn bọc, u nang ở cằm, má, tạo ổ viêm nặng trên gương mặt.
  • Đắp mặt nạ: Dùng mặt nạ cấp ẩm cho da tốt nếu dùng đúng cách. Khi đắp mặt, da dễ rơi vào tình trạng bí bách, tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó hình thành mụn.
    Điều trị mụn nội tiết như thế nào năm 2024
    Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân chính dẫn đến mụn nội tiết tố

Khi có tình trạng mụn nội tiết, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có nhu cầu điều trị mụn hiệu quả và nhanh chóng. Nhưng không phải ai từng điều trị mụn cũng có thành quả. Vậy cách trị mụn nội tiết ở cằm hiệu quả mà người bệnh có thể tin tưởng áp dụng gồm những cách nào?

Các cách trị mụn nội tiết ở cằm hiệu quả

Có khá nhiều cách trị mụn nội tiết ở cằm hiện nay. Nhưng hầu như phương pháp nào cũng cần phù hợp với người bệnh và có thời gian. Những phương pháp trị mụn nội tiết ở cằm hiệu quả nên tham khảo, được kể dưới đây:

Dùng kem trị mụn

Các kem trị mụn có chứa hoạt chất benzoyl peroxide, kháng sinh hoặc retinoids có thể được bác sĩ kê trong toa thuốc khi người bệnh có tình trạng mụn nội tiết. Sử dụng kem bôi mụn có tác dụng diệt các vi khuẩn gây mụn trên da, giúp da hạn chế tiết dầu và giúp thông thoáng lỗ chân lông, tránh bít tắc gây thêm mụn.

Dùng thuốc uống

Với tình trạng mụn nội tiết nặng, bác sĩ thường kê các loại thuốc uống cho người bệnh bao gồm: Kháng sinh, isotretinoin và thuốc hormone. Phối hợp 3 loại thuốc này giúp diệt vi khuẩn gây mụn và điều chỉnh sự rối loạn hormone trong cơ thể.

Liệu trình trị mụn cằm khác

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mụn nội tiết, các bác sĩ da liễu có thể đề xuất một vài phương pháp điều trị khác như: Liệu pháp quang học (Laser), thay da sinh học (Chemical peels), lấy nhân mụn (Extraction). Tùy vào mức độ mụn và nhu cầu của người bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp phù hợp khi tư vấn điều trị cho người bệnh.

Kết hợp với chế độ ăn uống

Thực phẩm quyết định một phần hiệu quả điều trị mụn. Người bệnh nên bổ sung thêm những thực phẩm chứa nhiều kẽm, chất chống oxy hóa và các loại vitamin. Lưu ý không nên ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, nhiều ngọt. Người bệnh chủ động theo dõi tình trạng mụn sau khi ăn vì cơ địa mỗi người khác nhau nên sẽ có một số thực phẩm đặc biệt làm mụn phát triển nhiều hơn.

Điều trị mụn nội tiết như thế nào năm 2024
Bác sĩ da liễu thường kê toa thuốc có cả kem trị mụn và thuốc uống cho trường hợp nặng

Lưu ý, dù là cách trị mụn nội tiết ở cằm nào thì người bệnh cũng nên tuân thủ điều trị cũng như các dặn dò của bác sĩ để đạt hiệu quả. Đồng thời cải thiện thói quen sống và chế độ ăn uống để thúc đẩy nhanh chóng quá trình điều trị mụn.