1 Lít bằng bao nhiêu Micrôlít

Chị Ngọc bị giảm tiểu cầu biến chứng xuất huyết khi thai 37 tuần, được bác sĩ BVĐK Tâm Anh TP HCM điều trị ổn định tiểu cầu, dưỡng thai đủ tháng, vượt cạn an toàn. 

Thai phụ Hà Thị Quý Ngọc [29 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình, TP HCM] nhập viện với tình trạng tiểu cầu giảm còn 15.000 tế bào/micro lít máu.

ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, chị Ngọc mang thai con đầu lòng sau nhiều năm hiếm muộn, có tiền sử mắc bệnh giảm tiểu cầu vô căn đã 10 năm nay. Giai đoạn đầu, chỉ số tiểu cầu của chị ổn định với 130.000 tế bào/micrôlít máu [số lượng tiểu cầu trong máu bình thường vào khoảng 150.000 đến 400.000]. Ở chặng cuối thai kỳ, chỉ số tiểu cầu của chị Ngọc thiếu hụt quá nhanh. Thai 34 tuần giảm còn 45.000, đến đầu tuần 37 chỉ còn 15.000. Lúc này, thai phụ xuất hiện triệu chứng mệt, xuất huyết da, chảy máu mũi và chân răng phải nhập viện điều trị.

Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, sản phụ sẽ gặp nguy hiểm khi tiểu cầu xuống dưới 50.000 tế bào/micrôlít máu. Tình trạng trở nên nghiêm trọng khi chỉ số còn 10.000-20.000 tiểu cầu/micrôlít máu, khi đó thai phụ đối diện nguy cơ xuất huyết não, có thể tử vong. Ngoài giảm tiểu cầu trầm trọng, người mẹ có nhiều nguy cơ xấu cho mẹ và thai vì hạ Kali máu, rối loạn điện giải, tiểu đường thai kỳ.

Khi nhập viện, bác sĩ chỉ định truyền 250 ml tiểu cầu và sử dụng Corticoid. Thai phụ được theo dõi về lâm sàng, công thức máu để đánh giá khả năng đáp ứng điều trị. Kết quả, lượng tiểu cầu tăng lên 54.000 sau 2 ngày truyền bổ sung, tình trạng xuất huyết da cải thiện đáng kể.

Sức khỏe của thai phụ vượt qua nguy hiểm, nhưng kết quả siêu âm thai ngôi mông, sản phụ thiểu ối, không thể sinh thường qua ngả âm đạo. “Đây là một tình huống khá cam go, vì trường hợp người bệnh vừa xuất huyết vì giảm tiểu cầu, nếu trải qua phẫu thuật có nguy cơ chảy máu rất cao do bệnh chưa điều trị ổn định. Các bác sĩ quyết định dùng mọi cách kéo dài thai kỳ, để lượng tiểu cầu ổn định và em bé đủ tuổi thai”, bác sĩ Thanh Tâm giải thích.

Một tuần sau nhập viện can thiệp, lượng tiểu cầu chị Ngọc đạt 118.000 tế bào/micrôlít máu, thai nhi tròn 38 tuần. Chỉ số tiểu cầu ổn định, nhưng ối cạn dần. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai, Trung tâm Sản phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP HCM hội chuẩn cùng chuyên gia Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM, thực hiện phương án mổ lấy thai sớm.

Ekip mổ gồm ThS.BS Nguyễn Thị Quý Khoa, ThS.BS Ngô Thị Bình Lụa, cùng đội ngũ Gây mê – hồi sức, bác sĩ Sơ sinh…

Ca mổ bắt con khẩn trương đưa bé ra ngoài để hạn chế mất máu cho sản phụ Ngọc. Ảnh: Tuệ Diễm.

Trước phẫu thuật, ekip đã thảo luận, lên kế hoạch chi tiết và chuẩn bị kịch bản dự phòng trường hợp sản phụ mất máu, giảm tiểu cầu khi phẫu thuật mổ bắt con. Đồng thời, để phòng tránh em bé nguy cơ mắc bệnh lý giảm tiểu cầu, Trung tâm Sơ sinh đã bố trí bác sĩ cùng trang thiết bị y tế hiện đại túc trực ngay cạnh bàn mổ để sẵn sàng cấp cứu.

ThS.BS Nguyễn Thị Quý Khoa cho biết, bác sĩ thực hiện ca mổ bắt con khẩn trương để giảm thiểu tình trạng mất máu. Bé trai chào đời an toàn, lượng máu mất do mổ lấy thai rất ít, sản phụ không phải truyền máu bổ sung.

Con trai sản phụ được khám sức khỏe lâm sàng ngay tại phòng mổ. Bé khỏe mạnh, nặng 3.270 gram, khóc to, phổi trong, có dấu hiệu xuất huyết dưới da.

Nghi ngờ trẻ có dấu hiệu giảm tiểu cầu, sau khi bệnh nhi được da kề da với mẹ thì chuyển qua phòng Hồi sức sơ sinh và Trung tâm Sơ sinh lấy máu kiểm tra. May mắn, chỉ số tiểu cầu bệnh nhi ổn định ngưỡng 300.000 tiểu cầu/micrôlít máu. Sau 6 giờ theo dõi tại phòng hồi sức sơ sinh, bé được về phòng cùng mẹ.

Bé trai được bác sĩ kiểm tra sức khỏe tại phòng mổ. Ảnh: Tuệ Diễm.

Theo bác sĩ Thanh Tâm, rối loạn giảm tiểu cầu hay tiểu cầu thấp là một rối loạn máu thường gặp trong thai kỳ. Khoảng 5-10% thai phụ gặp phải tình trạng này khi mang thai. Nguyên nhân giảm tiểu cầu có thể do thai nghén, mắc bệnh giảm tiểu cầu vô căn, tiền sản giật và hội chứng HELLP, gan nhiễm mỡ cấp tính, thiếu hụt dinh dưỡng, dùng thuốc trị bệnh…

Tình trạng giảm tiểu cầu thường gặp trong tam cá nguyệt thứ ba, được phát hiện thông qua sàng lọc trước khi sinh. Bệnh diễn tiến rất âm thầm, không có triệu chứng cảnh báo sớm. Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm vượt ngưỡng an toàn sẽ gây tình trạng chảy máu [xuất huyết], khả năng đông máu và khả năng chống nhiễm trùng của người bệnh cũng giảm đi. Thai phụ có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hoặc biến chứng xuất huyết não dẫn tới tử vong.

Giảm tiểu cầu trong thai kỳ thường không phải điều trị đặc hiệu, chủ yếu là theo dõi sát các dấu hiệu xuất huyết. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, phụ nữ mang thai giảm tiểu cầu phải tuân thủ lịch khám thai đều đặn, có bác sĩ sản khoa theo dõi, hỗ trợ suốt thai kỳ.

Chủ Đề