10 tuổi có kinh nguyệt có lớn nữa không

Đừng ép trẻ em “ngừng lớn”!

Việc tiêm hormone ức chế dậy thì sớm ở trẻ em phải được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ

  • Nắng nóng: Người già, trẻ em đổ bệnh

  • Người dân bắt giữ thanh niên giao cấu trẻ em

  • Đại biểu QH đề nghị “thiến hoá học” tội hiếp dâm trẻ em

Lo lắng con trẻ dậy thì sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tâm lý, nhiều bậc cha mẹ đã rỉ tai nhau về các loại thuốc nội tiết “làm chậm lớn”. Thế nhưng, họ không biết rằng cách làm này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Nỗi lo chính đáng

Mấy tháng nay, chị Đinh Thanh Huyền ở quận Đống Đa, TP Hà Nội đứng ngồi không yên vì con gái mới học lớp 3 đã có kinh nguyệt. Từ đó, cứ mỗi lần con “đến tháng”, chị phải lo hết mọi thứ cho cô con gái còn quá nhỏ.

Chị Huyền cho biết gần 1 năm nay, thấy con phổng phao, có da có thịt, chị cứ nghĩ cô bé ăn uống đầy đủ nên lớn nhanh. Nào ngờ, vừa tròn 9 tuổi, cô bé đã có kinh nguyệt. “Từ khi biết con đã thành người lớn, tôi lại thêm một nỗi lo vì không phải lúc nào mình cũng có thể kiểm soát hết được con cái. Bây giờ xã hội phức tạp, sơ sẩy có chuyện gì thì khổ” - chị lo lắng.

Cùng tâm trạng về cô con gái gần 10 tuổi bất đắc dĩ trở thành “thiếu nữ”, chị Hoàng Vân - sống ở chung cư thuộc quận Thanh Xuân, TP Hà Nội - lo ngại sự trưởng thành sớm khiến con mình mất cả tuổi thơ. Những ngày ấy, cô bé ngại ngùng, không muốn giao tiếp, chơi đùa với các bạn.

Gia đình có trẻ dậy thì sớm nên đưa con đến khám và tư vấn điều trị tại bệnh viện chuyên khoa

Thấy con bị “đánh cắp” tuổi thơ quá sớm, chị Vân lên mạng và thấy nhiều bà mẹ rỉ tai về loại hormone tiêm hằng tháng có thể khiến ngừng kinh nguyệt, rồi sau khoảng 2-3 năm ngưng thuốc, trẻ lại phát triển bình thường. “Tôi và một số phụ huynh đang tìm hiểu và cũng tính hỏi bác sĩ rồi mới cho con đi tiêm. Dậy thì sớm, con không chỉ bị “lùn” mà còn mất đi quãng thời gian sống hồn nhiên, thoải mái” - chị Vân băn khoăn.

TS-BS Bùi Phương Thảo, Phó Khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền Bệnh viện Nhi trung ương, cho biết việc các phụ huynh lo lắng con dậy thì sớm là hoàn toàn chính đáng. Thực tế, dùng hormone ức chế dậy thì sớm là một cách để đối phó. Tuy nhiên, việc tiêm hormone này phải được sự chỉ định cũng như theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa chứ không thể tự tìm hiểu và mua thuốc về dùng.

Theo bác sĩ Thảo, hiện nay, tuổi dậy thì của trẻ bắt đầu sớm hơn so với trước đây. Đối với nữ, các dấu hiệu dậy thì thường bắt đầu từ 8 tuổi, còn nam là 9 tuổi. Nếu xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước độ tuổi này sẽ được coi là dậy thì sớm. Ngược lại, nếu nữ sau 13 tuổi, nam sau 14 tuổi mà chưa dậy thì sẽ được coi là muộn. Ngoài ra, vấn đề mà các bậc phụ huynh thường lo lắng nhất là sự phát triển vượt trội ở tuyến vú đối với các bé gái nên hốt hoảng cho đi khám.

Tiêm hormone kìm hãm?

Bác sĩ Thảo cho biết đối với trẻ dưới 6 tuổi đã dậy thì, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định tiêm hormone để ức chế. Còn những trường hợp 6-8 tuổi hoặc trên 8 tuổi, tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định rõ ràng. Những trường hợp dưới 6 tuổi bị dậy thì sớm, khi tiêm hormone sẽ giúp ức chế phát triển các đặc tính sinh dục phụ như sự phát triển của tuyến vú, lông mu... Điều này giúp trẻ tập trung vào việc học và tránh bị xâm hại tình dục.

“Về lâu dài, việc tiêm hormone sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao sau này. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn cho gia đình những điều được, mất khi tiêm hormone. Trong thực tế, việc tiêm hormone cho trẻ chắc chắn có những ảnh hưởng nhất định, điển hình nhất là sự thay đổi nội tiết, thứ hai là trẻ phải chịu những cơn đau, tiếp đến là sẽ lão hóa sớm về sau, chưa kể vấn đề kinh phí điều trị” - bác sĩ Thảo nhấn mạnh.

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai [Hà Nội], cho biết ngày xưa, thông thường thì “nữ thập tam, nam thập lục” - tức nữ 13 tuổi, nam 16 tuổi mới bước vào tuổi dậy thì. Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động nên khả năng có con và tuổi sinh sản kéo dài hơn so với trước kia. “Trẻ em dưới 8 tuổi mà có kinh nguyệt mới gọi là sớm, còn những em 9-10 tuổi trở lên là bình thường, không có gì đáng lo ngại” - PGS Dũng giải thích.

Theo giới chuyên môn, muốn biết con có dậy thì sớm hay không, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa ở các bệnh viện. Với những trường hợp nghi ngờ dậy thì sớm, bệnh nhi sẽ được chụp X-quang tuổi xương, xét nghiệm sàng lọc xem tuổi xương có gì bất thường hay không. Nếu có, trẻ sẽ được làm tiếp xét nghiệm máu xem hormone sinh dục cao đến mức nào. Trẻ dậy thì sớm hơn có thể do một số bệnh lý gây ra như nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp; ở một số bé gái có thể do gia tăng lượng estrogen đưa vào cơ thể qua thức ăn...

Trẻ dậy thì sớm dễ bị “lùn”

Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng, dậy thì sớm sẽ khiến các khớp xương của trẻ bị “khóa” sớm. Do đó, trẻ sẽ không cao lên được nữa. Ngoài ra, nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý trẻ do sợ hãi, lo lắng khi ngực hoặc dương vật to hơn bình thường khiến trẻ cảm thấy lạc lõng với bạn bè. Hơn nữa, trẻ dậy thì sớm còn dễ đối mặt nguy cơ bị lạm dụng và cũng khiến bố mẹ lo lắng… Tuy nhiên, cha mẹ không vì thế mà tự ý dùng thuốc bắt trẻ “ngừng lớn”. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ức chế hormone.

PGS Dũng cho biết chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng dùng thuốc ức chế dậy thì sẽ giúp trẻ tăng chiều cao. Ngược lại, nó có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của trẻ.

Bài và ảnh: Khánh Anh

Kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bé gái bước vào giai đoạn dậy thì với nhiều sự thay đổi rõ rệt về cả sinh lý lẫn tâm lý.

Cơ thể của bé gái phát triển, lớp mỡ dưới da dày lên giúp cơ thể trở nên mềm mại, nữ tính, các đường cong cũng dần dần xuất hiện, ngực lớn hơn, xuất hiện lông vùng kín, tuyến bã dầu phát triển mạnh khiến lỗ chân lông bị bít gây mụn trứng cá. Bên cạnh đó, giọng nói của nữ giới cũng trở nên cao hơn, trong trẻo và dịu dàng, khung xương chậu rộng và tròn hơn thể hiện khả năng mang thai và sinh đẻ đã sẵn sàng. Theo đó, chiều cao và cân nặng sau khi có kinh nguyệt cũng có sự chuyển biến rõ rệt.

Khi bắt đầu có kinh nguyệt, cơ thể của các bé gái có nhiều sự thay đổi

Tâm lý của các bé gái cũng có nhiều sự biến đổi so với trước khi có kinh nguyệt. Các em có xu hướng thích tự do, độc lập, thể hiện cái tôi của mình nhiều hơn, chú ý đến ngoại hình, thích làm điệu. Trẻ cũng có những rung động tình cảm, cảm xúc với người khác giới, thích được quan tâm và quan tâm người khác, tình bạn và tình yêu có sự mở rộng và phát triển mạnh mẽ.

Con gái có kinh nguyệt còn phát triển chiều cao được nữa không

Thực tế, sau khi có kinh nguyệt, các bé gái sẽ bước vào giai đoạn dậy thì. Đây chính là “giai đoạn vàng” để chiều cao không những vẫn phát triển mà còn phát triển nhanh chóng. Tốc độ tăng chiều cao có thể lên đến 8 – 12cm/ năm trong 1 đến 2 năm. Đây cũng là “cơ hội cuối cùng” để bé thúc đẩy chiều cao. Bởi lẽ, sau dậy thì, chiều cao phát triển chậm dần lại và dừng hẳn. Sau 20 tuổi, rất ít người, đặc biệt là nữ giới có thể tăng chiều cao, tốc độ tăng cũng không đáng kể.

Hiện nay, những sai lầm trong cách chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt không khoa học, trẻ tiếp xúc nhiều với phim ảnh, văn hóa phẩm có liên quan đến giới tính đang khiến độ tuổi dậy thì của các bé gái đang thấp hơn so với trước đây. Nhiều bé mới 9 – 10 tuổi đã xuất hiện kinh nguyệt.

Bé gái dậy thì sớm giống như bị đánh cắp “cơ hội cuối cùng” để tăng chiều cao, nội tiết tố sinh dục được tiết ra nhiều khiến các đầu xương nhanh chóng đóng lại, chiều cao của trẻ vì thế sẽ thấp hơn rất nhiều so với những đứa trẻ phát triển bình thường. Mặt khác, dậy thì sớm còn khiến các bé gái đối mặt với nhiều mối nguy hiểm từ bên ngoài trong khi chưa có đủ kiến thức và kĩ năng chăm sóc, bảo vệ bản thân. Do đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc, hướng dẫn cho bé gái cách vệ sinh cơ thể trong những ngày “đèn đỏ”, nâng cao ý thức tự bảo vệ mình trước những nguy cơ tiềm ẩn về xâm hại tình dục, ấu dâm đang ngày càng gia tăng.

Cách tăng chiều cao hiệu quả cho các bé gái

Sự phát triển chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ. Do đó, đối với các bé gái, bố mẹ cần có các cách thúc đẩy chiều cao phát triển tối đa thông qua việc bổ sung dinh dưỡng, rèn luyện thể thao thường xuyên, động viên bé ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tạo điều kiện thuận lợi để nội tiết tố tăng trưởng tiết ra nhiều hơn, giúp chiều cao phát triển hiệu quả.

Sau khi có kinh nguyệt, chiều cao của các bé gái phát triển mạnh mẽ

Ngoài ra, để quá trình phát triển chiều cao của bé gái diễn ra hiệu quả hơn, phụ huynh nên tạo điều kiện cho bé sử dụng thêm các sản phẩm TPBVSK hỗ trợ phát triển chiều cao uy tín. Nguyên lý tác động của TPBVSK giúp hỗ trợ tăng chiều cao là bổ sung đúng và đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển chiều cao kích thích sụn khớp phát triển, xương chắc khỏe và chiều cao phát triển thuận lợi. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên chú ý chọn lựa các dòng sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, nếu là hàng Mỹ phải được FDA Hoa Kỳ cấp phép lưu hành tự do tại Mỹ, được bán trên Amazon. Tại Việt Nam, sản phẩm cũng phải được Cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép lưu hành toàn quốc. Bởi đây sẽ là những "bằng chứng thép" cam kết cho một sản phẩm uy tín, chất lượng mang đến sự an toàn, hiệu quả cho người sử dụng.

Ngày nay, chiều cao ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng đối với cơ hội nghề nghiệp, tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Do đó, mỗi bậc phụ huynh và bản thân các bé gái cần dành sự quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc sức khỏe và thúc đẩy chiều cao phát triển tối ưu, nâng cao cơ hội sở hữu một chiều cao lý tưởng sau khi trưởng thành.

Video liên quan

Chủ Đề