15 mũ 4 bằng bao nhiêu

Bài này viết về một khái niệm toán học. Đối với các định nghĩa khác, xem Lũy thừa của 10 [định hướng].

Trong toán học, lũy thừa của 10 là bất kỳ lũy thừa nguyên nào của số mười; hay nói cách khác là mười nhân với chính nó với một số lần nhất định [khi số mũ là một số nguyên dương]. Theo định nghĩa, số một là một lũy thừa [bậc không] của mười. Những lũy thừa không âm đầu tiên của mười là:

Hình dung về lũy thừa của 10 từ 1 đến 1 tỷ.
1, 10, 100, 1.000, 10.000, 100.000, 1.000.000, 10.000.000... [dãy số A011557 trong bảng OEIS]

Mục lục

  • 1 Số mũ dương
  • 2 Số mũ âm
  • 3 Googol
  • 4 Kí hiệu khoa học
  • 5 Xem thêm
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Số mũ dươngSửa đổi

Trong ký hiệu thập phân, lũy thừa 10 bậc n được viết là '1' và sau đó là n số không. Nó cũng có thể được viết là 10n hoặc 1En trong ký hiệu E. Xem bậc độ lớn và bậc độ lớn [số] về tên của các lũy thừa 10. Có hai quy ước để đặt tên cho lũy thừa dương của mười, được gọi là quy mô dài và ngắn.

Trong tiếng Anh, lũy thừa 10 dương liên quan đến tên quy mô ngắn có thể được xác định dựa trên tiền tố tên Latin của nó bằng công thức sau: 10 [[số tiền tố + 1] × 3]

Vi dụ: 1 tỷ [billion] = 10 [[2 + 1] × 3] = 109; 1 nghìn lũy thừa 9 [octillion] = 10 [[8 + 1] × 3] = 10 27

Tên Số mũ Con số Kí hiệu SI Tiền tố SI
Một 0 1
Mười 1 10 da[D] đêca
Một trăm 2 100 h[H] hécto
Một nghìn [một ngàn] 3 1.000 k[K] kilô
Mười nghìn [một vạn] 4 10.000
Một trăm nghìn [mười vạn] 5 100.000
Một triệu [một trăm vạn] 6 1.000.000 M mêga
Mười triệu 7 10.000.000
Một trăm triệu 8 100.000.000
Một tỷ 9 1.000.000.000 G giga
Một nghìn tỷ 12 1.000.000.000.000 T têra
Một triệu tỷ 15 1.000.000.000.000.000 P pêta
Một tỷ tỷ 18 1.000.000.000.000.000.000 E êxa
Một nghìn tỷ tỷ 21 1.000.000.000.000.000.000.000 Z zêta
Một triệu tỷ tỷ 24 1.000.000.000.000.000.000.000.000 Y yôta
Một tỷ tỷ tỷ 27 1.000.000.000.000.000.000.000.000.000
Một nghìn tỷ tỷ tỷ 30 1.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000
Một triệu tỷ tỷ tỷ 33 1.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000
Một tỷ tỷ tỷ tỷ 36 1.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000
Mười tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ

[một googol]

100 10.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.

000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000

Số mũ âmSửa đổi

Chuỗi lũy thừa của mười cũng có thể được mở rộng thành lũy thừa âm.

Tương tự như trên, lũy thừa 10 âm liên quan đến tên quy mô ngắn có thể được xác định dựa trên tiền tố tên Latin của nó bằng công thức sau: 10 [[số tiền tố + 1] × 3]

Ví dụ: một phần tỷ [billionth] = 10 [[2 + 1] × 3] = 10 9; 1 phần tỷ tỷ [quintillionth]= 10 [[5 + 1] × 3] = 10 18

Tên Số mũ Con số Kí hiệu SI Tiền tố SI
Một 0 1
Một phần mười 1 0,1 d đêxi
Một phần trăm 2 0,01 c xenti
Một phần nghìn 3 0,001 m mili
Một phần mười nghìn 4 0,000 1
Một phần trăm nghìn 5 0,000 01
Một phần triệu 6 0,000 001 μ micrô
Một phần tỷ 9 0,000 000 001 n nanô
Một phần nghìn tỷ 12 0,000 000 000 001 p picô
Một phần triệu tỷ 15 0,000 000 000 000 001 f femtô
Một phần tỷ tỷ 18 0,000 000 000 000 000 001 a atô
Một phần nghìn tỷ tỷ 21 0,000 000 000 000 000 000 001 z zeptô
Một phần triệu tỷ tỷ 24 0,000 000 000 000 000 000 000 001 y yóctô
Một phần tỷ tỷ tỷ 27 0,000 000 000 000 000 000 000 000 001
Một phần nghìn tỷ tỷ tỷ 30 0,000 000 000 000 000 000 000 000 000 001
Một phần triệu tỷ tỷ tỷ 33 0,000 000 000 000 000 000 000 000 000 000 001
Một phần tỷ tỷ tỷ tỷ 36 0,000 000 000 000 000 000 000 000 000 000 000 001

GoogolSửa đổi

Bài chi tiết: googol

Số googol có giá trị là 10100. Thuật ngữ này được đặt ra bởi Milton Sirotta, 9 tuổi, cháu trai của nhà toán học người Mỹ Edward Kasner, phổ biến từ trong cuốn sách Toán học và Trí tưởng tượng, nó được sử dụng để so sánh và minh họa những con số rất lớn. Googolplex, một số lũy thừa mười lớn hơn [10 mũ googol, hay 1010100], cũng được giới thiệu trong cuốn sách đó.

Kí hiệu khoa họcSửa đổi

Bài chi tiết: Kí hiệu khoa học

Kí hiệu khoa học là cách viết các số có kích thước rất lớn và rất nhỏ một cách súc tích khi độ chính xác ít quan trọng.

Một số được viết bằng ký hiệu khoa học có phần định trị nhân với lũy thừa của mười.

Đôi khi được viết dưới dạng:

m×10n

Hoặc gọn hơn là:

10n

Cách viết này thường được sử dụng để biểu thị lũy thừa của 10. Nếu n là số dương, số này biểu thị số số không sau số đó và nếu số n âm, số này cho biết số của vị trí thập phân trước số đó.

Ví dụ:

105 = 100,000[1] 105 = 0.00001[2]

Ký hiệu mEn, được gọi là ký hiệu E, được sử dụng trong lập trình máy tính, bảng tính và cơ sở dữ liệu, nhưng không được sử dụng trong các bài báo khoa học.

Xem thêmSửa đổi

  • Lũy thừa hai
  • Tiền tố SI
  • Lũy thừa

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ mathsteacher.com.au
  2. ^ nasa.gov

Liên kết ngoàiSửa đổi

Video
  • Powers of Ten [1977]. Phim dài 9 phút. Hoa Kỳ, Dịch vụ Phát sóng Công cộng [PBS], làm bởi Charles và Ray Eames.

Video liên quan

Chủ Đề