2000 canh quan thien nhien nào được unesco công nhận năm 2024

Việt Nam là đất nước đã trải qua hơn 4000 năm bề dày văn hóa, lịch sử. Chính điều này đã giúp nước ta hình thành và lưu giữ nhiều di sản được UNESCO công nhận. Tính đến thời điểm hiện tại, nước ta tự hào khi sở hữu 5 di sản văn hóa vật thể, 2 di sản thiên nhiên và 1 di sản hỗn hợp. Cùng Sakos.vn tìm hiểu về 2 di sản thiên nhiên đã được UNESCO công nhận nhé!

1. Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long rộng hơn 1.500 km2, với khoảng 1.969 hòn đảo đá vôi muôn hình vạn trạng, phủ kín rừng xanh, mọc lên giữa biển nước màu xanh ngắt tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ và độc đáo. Đây cũng là nơi chứng kiến những thay đổi trong lịch sử phát triển của Trái đất.

Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần đầu tiên vào năm 1994 nhờ những giá trị cảnh quan tự nhiên độc đáo và quan trọng về mặt thẩm mỹ. Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ hai vinh dự được công nhận bởi những giá trị địa chất địa mạo đặc trưng, qua quá trình Trái đất kiến tạo trong hàng tỉ năm.

Mới đây, ngày 16/9/2023, Ủy ban Di sản thế giới UNESCO công nhận quần thể vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới. Theo Cục Di sản Văn hóa, vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận vì chứa đựng nhiều khu vực có vẻ đẹp thiên nhiên, bao gồm đảo đá vôi có thảm thực vật che phủ và các đỉnh ngọn núi đá vôi nhô lên trên mặt biển cùng những đặc điểm liên quan như mái vòm và hang động. Cảnh trí ngoạn mục không bị tác động của các đảo có thảm thực vật che phủ, hồ nước mặn, đỉnh ngọn núi đá vôi với vách dựng đứng nhô lên trên biển cũng là một phần lý do.

2. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có diện tích khoảng 200.000 ha, nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 45km về phía tây bắc và thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa.

Nơi đây nằm trong số những điểm du lịch Quảng Bình nổi tiếng nhất hiện nay, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nhận được rất nhiều sự yêu thích của du khách trong cũng như ngoài nước. Với cấu tạo gồm 2 phần chính là động Phong Nha và dãy núi đá vôi Kẻ Bàng hùng vĩ nhiều năm tuổi. Không gian nơi đây mang lại cảm giác như lạc vào một vùng trời riêng biệt, vừa hoang sơ, vừa mang đậm vẻ đẹp tự nhiên của hệ sinh thái đầy thu hút.

Với những giá trị đặc sắc về lịch sử hình thành trái đất, lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo; cảnh quan kì vĩ, huyền bí; tính đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia cùng với giá trị văn hóa – lịch sử đặc sắc, Phong Nha – Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003 tại Hội nghị lần thứ 27 họp tại Paris.

Nếu là một tín đồ du lịch thì còn ngại gì mà không xách balo lên và thực hiện ngay một chuyến check-in tại địa điểm đặc biệt trên. Đừng quên ghé ngay các cửa hàng

Sau gần 30 năm được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Vịnh Hạ Long trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế. Tỉnh Quảng Ninh không ngừng phát huy những giá trị vô giá của Di sản, bồi đắp, xây dựng thương hiệu quốc tế của vịnh Hạ Long.

Tàu đưa khách tham quan các hang động trên Vịnh Hạ Long.

Tự hào 3 lần được xướng danh

Sự kiện Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà [thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và TP Hải Phòng] là Di sản thiên nhiên thế giới là dấu mốc đáng tự hào của vịnh Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung. Đây cũng là lần thứ 3 vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

Trước đó, năm 1994 vịnh Hạ Long là di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào Danh mục di sản thế giới bởi giá trị ngoại hạng về phương diện cảnh quan, thẩm mỹ. Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Quảng Ninh cũng như Việt Nam, khẳng định tầm vóc và giá trị mang tính toàn cầu của vịnh Hạ Long, nằm trong danh mục những di sản danh giá nhất của thế giới cần được bảo vệ và tôn vinh, mở ra những cơ hội to lớn để khai thác, phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Quảng Ninh nói riêng, Việt Nam nói chung.

Đến năm 2000 vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận lần thứ 2 về giá trị địa chất địa mạo, một lần nữa khẳng định giá trị nổi bật toàn cầu của vịnh Hạ Long, không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp diễm lệ, hoành tráng của biển đảo, mà còn là một bảo tàng địa chất khổng lồ, nơi ngưng đọng những dấu tích quan trọng của quá trình hình thành, vận động, phát triển của địa hình vỏ trái đất khu vực này. Năm 2009 vịnh Hạ Long được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2011 vịnh Hạ Long trở thành một trong 7 Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.

Bên cạnh những danh hiệu trên, vịnh Hạ Long còn được nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế liên tiếp bình chọn nằm trong danh sách điểm đến tham quan ấn tượng trên thế giới, như: Một trong 50 kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới; một trong 8 nơi có vùng nước đặc biệt nhất thế giới; một trong 10 di sản UNESCO ấn tượng nhất châu Á; một trong 10 điểm tham quan du lịch lý tưởng nhất khu vực Đông Nam Á,... vịnh Hạ Long còn trở thành địa điểm ấn tượng cho nhiều bộ phim của Hollywood, như: Đông Dương; “Kong: The Skull of Island”; “The Creator”.

Đặc biệt, trong năm 2023 vịnh Hạ Long liên tiếp được xướng danh trong các bảng xếp hạng, tạp chí du lịch uy tín. Tạp chí Forbes của Mỹ xếp hạng vịnh Hạ Long nằm trong top 24 điểm đến tốt nhất cho năm 2024 với nhận định “là một trong những hệ sinh thái và kiến ​​tạo địa chất độc đáo nhất thế giới”. Tạp chí quốc tế nổi tiếng Condé Nast Traveler đưa vịnh Hạ Long vào danh sách 51 điểm đến đẹp nhất thế giới. Tạp chí này cũng từng đưa vịnh Hạ Long vào một trong những điểm đến sắc màu nhất thế giới. Chuyên trang du lịch của CNN bình chọn vịnh Hạ Long nằm trong top 25 điểm đến đẹp nhất thế giới. Tạp chí du lịch Travel+Leisure đề xuất vịnh Hạ Long là một trong 4 điểm đến lý tưởng để ngắm bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp mà du khách có thể ghé thăm bất cứ mùa nào…

Với việc sở hữu các giá trị nổi bật toàn cầu và tiêu biểu của quốc gia, cùng nhiều danh hiệu trong nước và quốc tế, Di sản vịnh Hạ Long luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu trên bản đồ du lịch Việt Nam nói riêng, khu vực và thế giới nói chung. Đặc biệt, vịnh Hạ Long đã đón nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Trong chuyến tham quan vịnh Hạ Long của Đoàn đại biểu Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 trong tháng 9/2023, ngài Duarte Pacheco, Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới [IPU] đã bày tỏ niềm yêu thích dành cho Di sản này: "Tôi đã từng đến vịnh Hạ Long 10 năm trước. Lần này quay trở lại, tôi không chỉ ấn tượng vẻ đẹp vẫn còn hoang sơ, nguyên vẹn của vịnh Hạ Long, mà chất lượng các tàu và dịch vụ đã được nâng cao, hiện đại và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Vì vậy sự kiện vịnh Hạ Long của các bạn và quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới là kết quả của cả một hành trình dài các bạn đã giữ gìn, bảo vệ kỳ quan vô giá này".

Du khách chèo thuyền kayak trên Vịnh Hạ Long.

Theo đánh giá của các chuyên gia, với gần 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, Di sản - Kỳ quan thế giới vịnh Hạ Long là địa danh, là cái tên được thị trường đón nhận, đánh giá và nhận biết tốt nhất hiện nay trên thị trường du lịch Việt Nam. Các nghiên cứu khoa học trong nước đã chỉ ra rằng khoảng 60-70% du khách đến Việt Nam mong muốn đến Hạ Long. Nhiều doanh nghiệp du lịch, nhà quản lý du lịch, khách du lịch coi Hạ Long là địa danh đại diện cho thương hiệu du lịch Việt Nam.

Du lịch vịnh Hạ Long là một trong những sản phẩm thế mạnh và phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực tăng trưởng cho nền kinh tế hiện đại của tỉnh Quảng Ninh. Năm 2023 vịnh Hạ Long đón gần 2,7 triệu lượt du khách, tăng 35% so với năm 2022, trong đó khách quốc tế đạt hơn 800.000 lượt; doanh thu ước đạt 780 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2022.

Vì mục tiêu phát triển bền vững

Là Kỳ quan thiên nhiên thế giới, Di sản vịnh Hạ Long là một vùng biển, đảo đặc thù, có tính nhạy cảm cao về môi trường tự nhiên, cảnh quan, dễ bị tác động bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. Trên biển và ven bờ vịnh Hạ Long diễn ra nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, như: Du lịch, nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, giao thông cảng biển... Để giải quyết những sức ép đa chiều dài hạn tới Di sản, tỉnh Quảng Ninh xác định tiếp cận quản lý tổng hợp là một phương pháp quan trọng, xuyên suốt, lâu dài để quản lý, bảo tồn, phát huy bền vững giá trị Di sản vịnh Hạ Long theo tinh thần của Công ước Di sản thế giới. Tỉnh đã sớm nhận diện đúng hướng đi, thực hiện mô hình chuyển đổi tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, theo hướng bền vững dựa vào 3 trụ cột [thiên nhiên, con người, văn hóa]. Nhiệm vụ trọng tâm là phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó vịnh Hạ Long được xác định là tâm điểm, là động lực thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Trải nghiệm thuyền buồm thể thao góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch trên Vịnh Hạ Long.

Bám sát chỉ đạo của tỉnh, những năm qua Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã tham mưu tỉnh ban hành các quy hoạch, quy chế, kế hoạch quản lý tổng thể di sản và trên các lĩnh vực trọng tâm. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên Vịnh đã được kiểm soát chặt chẽ, từng loại hình dịch vụ du lịch được quy định khu vực hoạt động và xây dựng phương án quản lý. Các lực lượng chức năng của TP Hạ Long, Ban Quản lý Vịnh bố trí lực lượng trực, bảo đảm đủ lực lượng, trang thiết bị kỹ thuật thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn 24/24h, đặc biệt là đội liên ngành thường trực cứu hộ, cứu nạn... Qua đó góp phần xây dựng hình ảnh thân thiện, hiếu khách và khẳng định thương hiệu điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn cho khách du lịch.

Đặc biệt, để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đáp ứng yêu cầu của du khách, Ban tiếp tục phối hợp với các địa phương, ngành chức năng, đơn vị liên quan tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội trên vịnh Hạ Long, nhất là các hoạt động thu gom rác thải tại khu vực ven bờ Vịnh, thu gom chất thải từ tàu du lịch neo đậu, tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm...

Theo ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long, đơn vị chú trọng cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch tại các điểm tham quan trên vịnh Hạ Long. Trong đó tập trung đầu tư, tu bổ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung chủ yếu vào các công trình phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại các điểm tham quan trên Vịnh. Các doanh nghiệp được khuyến khích, hỗ trợ tham gia đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, như điểm dừng chân, dịch vụ, tham quan, giới thiệu sản phẩm tại vụng Cặp Táo; khu nuôi trồng thủy sản kết hợp phát triển du lịch bền vững tại làng chài Vung Viêng... Qua đó hình thành cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo diện mạo mới cho du lịch Hạ Long, làm tăng tính hấp dẫn của điểm đến di sản, đem đến những trải nghiệm tốt nhất và kéo dài thời gian tham quan của du khách khi đến Hạ Long.

Du khách thưởng thức âm nhạc trên du thuyền cao cấp trên Vịnh Hạ Long.

Thời gian qua, rất nhiều sản phẩm và dịch vụ du lịch đặc trưng trên Vịnh đã được tập trung xây dựng, như du lịch nghỉ đêm trên Vịnh, du thuyền khám phá, trải nghiệm vịnh Hạ Long từ trên cao với thủy phi cơ...; triển khai các tuyến du lịch, sản phẩm dịch vụ mới ven bờ nhằm giảm áp lực đến khu vực Di sản với 2 tuyến tham quan tại khu vực ven bờ thuộc vùng đệm vịnh Hạ Long dành cho du thuyền nhà hàng, xây dựng sản phẩm phố đêm du thuyền... Để khai thác tài nguyên, giá trị Di sản gắn với phát triển du lịch bền vững, Ban Quản lý vịnh Hạ Long chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, du lịch cộng đồng, như tham quan, trải nghiệm giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng ngư dân trên Vịnh, các di tích khảo cổ, mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững gắn với du lịch có trách nhiệm, với sự tham gia trực tiếp của chính người dân. Đơn vị còn đẩy mạnh kết nối các điểm du lịch trên Vịnh với các khu vực lân cận để khai thác hiệu quả loại hình du lịch văn hóa, du lịch xanh, du lịch cộng đồng; phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khảo sát, xây dựng các sản phẩm du lịch mới, hình thành chuỗi sản phẩm du lịch chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, hướng tới thị trường du lịch cao cấp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế.

Ngành Du lịch tỉnh tiếp tục có những giải pháp để phát huy, bảo tồn các giá trị của vịnh Hạ Long, đưa nơi này trở thành điểm đến thu hút đông du khách. Bà Nguyễn Thùy Yên, Phó Giám đốc Sở Du lịch, khẳng định: Sự kiện Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới là sự kiện đặc biệt, tạo nên giá trị điểm đến du lịch độc đáo, riêng có của 2 địa phương. Đơn vị tiếp tục đẩy mạnh khai thác thế mạnh này trong công tác quảng bá xúc tiến, để kích cầu du lịch, thu hút mạnh mẽ đầu tư, phát triển các giá trị Di sản; tiếp tục phối hợp với các sở, ngành và TP Hải Phòng để xây dựng phương án bảo tồn đồng bộ, toàn diện. Từ đó đưa vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.

Tại sao vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận 2 lần?

Vịnh Hạ Long đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới [vào năm 1994 và 2000] bởi có địa chất - địa mạo độc đáo, hệ sinh thái đa dạng.

Việt Nam có bao nhiêu kỳ quan thế giới được UNESCO công nhận?

Việt Nam hiện tại có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận. 5 trong số đó là di sản văn hoá, 2 là di sản tự nhiên và 1 di sản thế giới hỗn hợp. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long là những di sản thiên nhiên.

vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận vào năm bao nhiêu?

Được UNESCO công nhận năm 1994 và năm 2000 là Di sản thiên nhiên thế giới nhằm tôn vinh vẻ đẹp cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo, vịnh Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại và kỳ diệu của thiên nhiên. Vịnh Hạ Long có hàng nghìn đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng độc đáo khác nhau.

Việt Nam có bao nhiêu di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới?

Hiện nay, Việt Nam có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Quần thể di tích cố đô Huế là một quần thể di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu của triều đại phong kiến nhà Nguyễn, được xây dựng từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

Chủ Đề