33 bùi thì điệt phạm văn cội hcm năm 2024

KHPTO - Xã Phạm Văn Cội thuộc huyện Củ Chi ngoại thành TP.HCM. Là một trong 20 xã tham gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Củ Chi từ năm 2010 đến nay.

Qua 10 năm xây dựng nông thôn mới và phát triển, bộ mặt nông thôn xã Phạm Văn Cội đã có những bước chuyển đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch một cách tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại - dịch vụ, kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội được đầu tư, tăng cường, diện mạo nông thôn của xã từng bước thay đổi.

Đến nay, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí theo chuẩn nâng cao của thành phố. Diện mạo xã ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng cao. Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới của xã Phạm Văn Cội:

Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 100%; đường trục ấp và đường liên ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt 100%; đường hẻm, tổ sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt 100%; đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm đạt 100%. Việc phát triển các tuyến đường giao thông có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế của xã, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân.

Năm 2012, khi thực hiện đề án giai đoạn 1, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đạt 16 triệu đồng/người/năm. Đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã Phạm Văn Cội là 60,024 triệu đồng/người/năm. Tăng 3,75 lần so với trước khi xây dựng đề án. Xã đã có nhiều giải pháp hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất.

Số hộ nghèo trên địa bàn xã là 68 hộ [đạt tỷ lệ 0,72%/tổng hộ dân], 174 hộ cận nghèo [đạt tỷ lệ 1,85%/tổng số hộ dân]. Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động trên địa bàn xã là 4114 người, trong đó số người có việc làm là 3930 người, chiếm tỷ lệ 99,81% [trên 95%]. Hiện nay xã có 2.176/2.176 hộ tiếp cận vàsử dụng nước sạch theo 4 giải pháp, đạt tỷ lệ 100%. Trên địa bàn xã không có các hoạt động suy giảm môi trường; xã thường xuyên tổ chức các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp như đã trồng các loại cây xanh tại khu văn hóa thể thao xã, văn phòng các ấp, các trường mầm non trên địa bàn xã, vận động hộ dân thực hiện trồng hàng rào xanh, trồng hoa, cây cảnh tạo mảng xanh trước nhà [đã có 414/2.055 hộ gia đình thực hiện, chiếm tỷ lệ 20,15%]. Hiện tại theo quy hoạch, xã chưa có nghĩa trang do đó các hộ dân có người thân đã mất đang được an táng tại nghĩa trang xã Phú Hòa Đông hoặc hỏa táng. Địa bàn xã không phát sinh các khu mộ riêng lẻ trong khu dân cư.

Xã có 1.689/1.689 hộ dân được cung ứng dịch vụ thu gom rác đạt 100 %. Tỷ lệ hộ dân trên địa bàn xãcó nhà vệ sinh tự hoại, nhà tắm, hệ thống tiêu thoát nước hợp vệ sinh đạt 100%. Xã có 224/259 hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường chiếm tỷ lệ 86,4%. Các trường học, trạm y tế có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 100%. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đạt 100%.

Công trình cải tạo mảng xanh xây dựng ngôi trường xanh, sạch, đẹp chào mừng ngày thành lập Đảng 3/2/2019 tại Trường THCS Phạm Văn Cội

Trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, xã Phạm Văn Cội cũng đề ra một số giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động đến từng hộ gia đình, cá nhân để mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn xã và hệ thống chính trị hiểu tham gia xây dựng nông thôn mới. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tiên phong đi đầu trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất và góp phần tích cực trong xây dựng đời sống mới ở khu dân cư. Mỗi cán bộ, đảng viên là một tuyên truyền viên trong việc vận động nhân dân khai thác tốt quỹ đất, quyết tâm không để vườn không, ruộng trống.

Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Mỗi ấp đăng ký ít nhất một công trình thi đua. Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành nhiệm vụ chính trị của địa phương và các đoàn thể liên quan.

Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”. Thường xuyên cập nhật, thông tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm để xây dựng thành các phóng sự truyền hình, truyền thanh, cẩm nang, tờ rơi phổ biến và nhân rộng các mô hình này trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhập tên 3 con vật [bò, chim, chó, chuột, gà, heo, hổ, mèo, ngựa, thỏ, trâu, vịt, voi] theo thứ tự trên ảnh, không bao gồm con vật được khoanh màu xanh, viết liền, không dấu. [Ví dụ: chogavit | voibongua | vitgachim ,...]

Viết liền, không dấu

Chủ Đề