3mm bằng bao nhiêu charr

Trang ChủHỌC ĐAN MÓC LENHọc đan lenKiến thức đan len cơ bảnKiến thức về kim đan len cho những ai thật sự cần

Kiến thức về kim đan len cho những ai thật sự cần

26-02-2021

23:39

1/ SIZE CỦA KIM ĐAN

Số của que đan chỉ đường kính [mm] của que đan. Ví dụ: que đan số 3 có đường kính 3 mm. Đây cũng là cách ký hiệu thông dụng của các nước châu Âu. Riêng Hoa Kỳ, Anh, Canada, Nhật sử dụng các ký hiệu khác nhau. Bảng sau chỉ sự tương ứng về số que đan giữa các nước.

 

Bảng size kim đan các nước

2/ CÁC LOẠI KIM ĐAN

2.1 – Kim thẳng 2 đầu [Double-Pointed Needles]
Kim hai đầu thường thấy nhất là dùng để đan các đồ hình nhỏ như đan mảnh thú, đan bao tay, nón… Tuy nhiên một số trường hợp người ta cũng sử dụng để đan những sản phẩm double side [2 mặt đều đẹp]. Ngoài ra, kim hai đầu cũng rất thuận tiện trong các mũi đan vặn thừng [với điều kiện là kim đó có kích thước tương đương với kim đang dùng].

 

Kim đan 2 đầu

 

2.2 - Kim thẳng 1 đầu [Straight Needles]

Kim có 1 đầu để đan, 1 đầu được chặn lại. So về độ thông dụng thì hạn chế hơn kim thẳng 2 đầu. Bạn có thể dùng kim 2 đầu và kèm nút chặn đầu kim sẽ tạo thành kim đan 1 đầu.

 

Kim đan 1 đầu

 

2.3 – Kim vòng [Circular Needles]
Kim vòng thường dùng trong kĩ thuật đan vòng như đan nón, đan áo…Kim vòng cũng có thể đan mảnh như kim 2 đầu.

 

Kim đan vòng

 

2.4 – Kim vòng với dây có thể tháo rời [Interchangeable circular needles]

Đặc biệt ở nước ngoài có một loại kim đan vòng được gọi là interchangeable circular needles. Với loại kim này phần dây nối và kim đan có thể dễ dàng tháo lắp giúp cho người dùng có thể dễ dàng thay đổi kích thước sợi dây nối cũng như kích cỡ kim đan cho phù hợp, thuận tiện cho việc cất trữ cũng như tiết kiệm kinh phí đầu tư.

 

Kim đan vòng với dây có thể tháo rời thành kim đan thẳng

 

2.5 – Kim giữ mũi [birds wing/ birds beak cable needle/ J hook cable needle]
Kim giữ có lẽ không mấy phổ biến ở Việt Nam nhưng các bạn có thể tham khảo thêm trong trường hợp gặp phải nhưng pattern yêu cầu những dụng cụ như vậy thì các bạn có thể dùng kim 2 đầu để thay thế.

 

3 loại kim giữ mũi

3. CHẤT LIỆU KIM ĐAN

3.1 - Kim gỗ [wooden needles/bamboo needles]

Đặc điểm của kim gỗ là kém trơn nhất trong tất cả các loại, do đó nếu hoa văn bạn đan đòi hỏi đan chặt tay thì kim gỗ là lựa chọn phù hợp nhất, ngoài ra nếu bạn có thói que đan lỏng tay thì bạn cũng nên bổ sung bộ kim đan gỗ cho bộ sưu tập của mình.

Thị trường kim đan gỗ chia làm hai loại, có kim trúc và kim tre. Điểm khác biệt là kim trúc được vót bằng máy trong khi kim tre được vót bằng tay do đó sản phẩm chất lượng không cao, bề mặt không láng mịn, dễ gây xơ xước len. Trong trường hợp các bạn đã lỡ mua kim tre thì có một cách khắc phục là mua một tờ giấy ráp sau đó mài bớt phần thô ráp cho kim đan trơn mịn hơn.

 

Kim đan nguyên liệu gỗ

 

3.2 - Kim kim loại [steel needles/aluminium needles]
Do đặc điểm là được làm từ kim loại, kim inox trơn và nặng nhất trong tất cả các loại, do đó phù hợp với những bạn đan chặt tay hoặc hoa văn ren, tạo thành nhiều lỗ trên sản phẩm.

 

Kim đan nguyên liệu kim loại

 

3.3 - Kim nhựa [plastic needles]
Mặc dù loại kim này có giá thành cao hơn các loại kim đan khác nhưng ưu điểm là không quá

trơn như kim đan bằng kim loại cũng không rít như kim gỗ nên thích hợp với những người mới tập đan. Màu sắc hình dáng đa dạng phong phú

Trên thị trường có rất nhiều loại kim móc nên cũng khiến người mới học hoang mang ít nhiều, nào là kim móc Nhật, kim móc mô phỏng, kim móc 2 đầu rồi đủ loại từ cán gỗ đến cán nhựa… mỗi loại có ưu nhược điểm riêng. Bài viết này Lenbiz.vn sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin thú vị về kim móc, đồng thời hướng dẫn bạn cách chọn mua kim móc cho người mới bắt đầu sao cho phù hợp nhé!

24-01-2022

12:35

Phân loại kim móc

Tuỳ vào tiêu chí khác nhau mà kim móc được phân loại thành nhiều nhóm sau:

+ Phân loại kim móc theo chất liệu đầu kim: Kim móc kim loại [thép không gỉ [Steel Hook], kim móc nhôm [Aluminum Hook]], kim móc gỗ, kim móc nhựa, kim móc thuỷ tinh [Glass Hook]…

+ Phân loại kim móc theo chất liệu tay cầm: Kim móc cán kim loại [không cán], kim móc cán gỗ, kim móc cán nhựa [nhựa cứng và nhựa dẻo]…

+ Phân loại kim móc theo cấu tạo đầu kim: Kim móc 1 đầu, kim móc 2 đầu và kim móc Tunisian…

+ Phân loại kim móc theo xuất xứ: Kim móc Trung Quốc, kim móc Nhật…

Những cây kim móc giá bình dân cho người mới học móc len

Các size kim móc thường gặp và loại len sợi tương đương

Trên mỗi cây kim móc thường có ghi rõ kích cỡ [size]. Theo chuẩn quốc tế thường có 2 bộ kim móc: bộ nhỏ để móc sợi và bộ lớn để móc len. Mỗi bộ có tất cả 8-12 cây được đánh số theo thứ tự [từ nhỏ đến lớn hoặc từ lớn đến nhỏ]. Số lượng kim trong bộ và cách xếp thứ tự tùy vào mỗi quốc gia. 

+ Kim móc size nhỏ [dưới 1.5mm]: thường dùng cho các sợi có kích thước mảnh mỏng như sợi chỉ, sợi cotton Việt Nam, sợi cotton Tri, sợi DMC 80, sợi cotton Nhật, sợi fingering, sợi Thái...  phù hợp để thú bông hay búp bê size nhỏ, những hoa văn doily cần độ tinh xảo cao, những chiếc áo váy cần độ mềm rũ…

+ Kim móc size phổ thông [1.75mm - 5mm]: dùng cho các loại len sợi có kích thước to hơn như cotton milk, milk bò, Jeans, cúc tần, baby yarn, susan, sợi dệt… và đặc biệt là các dòng len xù, len nhung, sợi vải... Đây là các kích thước kim móc được dùng nhiều khi móc len sợi.

+ Kim móc cỡ đại [5.5mm trở lên]: dùng cho dòng len sợi cỡ to chuyên móc chăn bông, áo khoác dày, khăn quàng cổ ấm…

Thường thì các hướng dẫn móc [chart/pattern/video] đều có ghi rõ size kim móc tác giả sử dụng. Nếu dùng len sợi khác, bạn có thể tham khảo size kim móc được gợi ý trên nhãn len hoặc tham khảo từ những người đã từng móc loại len sợi đó.

Kim móc phù hợp với len là kim móc có size lớn hơn kích thước sợi từ 0.5mm-3mm tùy vào sản phẩm bạn móc. Móc thú len bạn nên sử dụng kim móc lớn hơn kích thước sợi từ 0.5mm-1mm để các mũi móc đều khít không bị lộ bông khi nhồi. Móc sản phẩm thời trang như áo váy cần sự mềm mại thì bạn nên chọn kim móc to hơn cỡ sợi từ 1.5mm-2.5mm.

Nên mua kim móc size mấy thông dụng nhất?

Như đã đề cập ở trên, thường chúng ta sẽ chọn size kim móc theo loại len sợi định dùng và sản phẩm mình muốn móc. Người mới tập móc nên chọn len có cỡ sợi to vừa như milk cotton 125gr để dễ cầm len cũng như dễ nhìn thấy rõ mũi móc. Nếu móc thú bông với len milk thì bạn nên chọn size kim 2.5-3mm, còn nếu móc mũ nón, áo với len milk thì nên chọn kim 3-3.5mm tuỳ tay móc mỗi người để sản phẩm trông mềm mại hơn. Với các bạn mới tập móc thì len có cỡ sợi như cotton milk và kim móc 2.5-3mm là khá hợp lý. Nếu có điều kiện, bạn có thể thử luôn các dòng len nhập khẩu cao cấp hơn, miễn là chọn size kim phù hợp.

Mới học thì nên mua kim móc loại nào, giá bao nhiêu?

Đây có lẽ là câu hỏi mà những người mới học móc thường hỏi nhất. Nếu chưa biết mình có thích và theo đuổi lâu dài không, bạn có thể mua kim móc loại thường như kim móc 2 đầu cán nhựa, kim móc SKC… [giá tầm 10-30k/cây] để tập. Nếu [lỡ như] không đủ kiên nhẫn để tập thì bạn bỏ đi cũng đỡ phí hơn. Nếu có điều kiện kinh tế thì bạn nên mua kim xịn của các hãng Tulip, Clover, Hamanaka [giá tầm 150-200k/cây] cho thoả mãn cơn thèm của bản thân, sau nếu không dùng nữa có thể thanh lý.

>>> Kim móc rẻ và đắt tiền có gì khác nhau?

Mua kim móc: mua 1 cây hay cả bộ?

Xét về tính kinh tế thì bạn nên mua 1 cây thường xuyên dùng cho các sản phẩm mình hay làm hoặc đang tập. Nếu bạn chỉ chuyên móc thú bông bằng len Jeans, bạn có thể chọn một size kim duy nhất là 2mm, sau cần móc sản phẩm khác có thể đầu tư thêm size kim phù hợp. Những bộ kim đủ size loại thường nếu để lâu không dùng đến cũng sẽ hỏng ít nhiều [bị gỉ sét, móc rít, tay cầm bị xỉn màu…]. Điều này tưởng là rẻ hóa ra lại đắt vì với số tiền mua trọn bộ kim thường đó, bạn có thể đầu tư hẳn 1 cây kim xịn và xài được lâu dài hơn. Và tất nhiên bạn hoàn toàn có thể mua cả bộ kim móc xịn nếu có điều kiện và thấy phù hợp với đam mê của mình, như vậy thì khi cần móc len sợi khác cũng không phải lăn tăn mua thêm. Hãng Tulip có bán combo bộ 3 size kim móc thông dụng là 2.5-3-3.5mm, bạn có thể cân nhắc chọn mua bộ này vừa kinh tế vừa được trải nghiệm kim móc xịn xò.

Kim hiệu gì móc sướng tay?

Như ông bà ta nói “Tiền nào của đó”, câu này đúng trong trường hợp chọn mua kim móc. Những cây kim xịn đắt tiền thực sự mang đến cho bạn cảm giác móc sướng tay và cứ thích móc mãi. Hiện trên thị trường có các loại kim móc xịn của Nhật với các hãng Tulip, Clover, Hamanaka… Giá của những cây kim móc này cao hơn hẳn [gấp 5 gấp 10 lần] so với những cây kim móc 10-15-25k như kim móc cán nhựa, kim móc 2 đầu cán vàng, kim móc SKC…

Nhiều chị em xài kim móc Tulip thì thấy hợp, nhiều chị em khác thích xài kim móc Clover hơn, số khác lại thích xài kim móc Hamanaka vì mua một cây được tận 2 size kim thật tiện lợi… Tốt nhất vẫn là chính bạn nên mua từng loại để trải nghiệm, vì chỉ có bạn mới biết mình phù hợp với kim móc hiệu gì.

Chủ Đề