4 không trong Sách trắng quốc phòng Việt Nam

Quanh chính sách quốc phòng 'Ba không' hay 'Bốn không' của Việt Nam

Chụp lại hình ảnh,

Sách trắng Quốc phòng 2019 vừa được Việt Nam công bố tiếp tục khẳng định chính sách quốc phòng hòa bình và tự vệ của Việt Nam.

Sách trắng Quốc phòng 2019 do Việt Nam vừa công bố đã bổ sung thêm 'một không' vào chính sách 'Ba không' vốn đã gây tranh cãi của Việt Nam trước đây.

Sau khi đã công bố tại Việt Nam cuối tháng 11, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 đã được giới thiệu tại Úc, Thái Lan, Ukraina... nhằm bạch hóa chiến lược bảo vệ tổ quốc, chiến lược quốc phòng của Việt Nam với tính chất hòa bình và tự vệ.

Có mâu thuẫn trong Sách trắng Quốc phòng 2019 của VN?

Quan hệ Việt - Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?

Quảng cáo

Quốc phòng Việt Nam: 'Ba Không' còn phù hợp?

Cụ thể, Sách trắng viết rằng "Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Sách trắng Quốc phòng 2019 nêu rõ những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt như: các yếu tố gây mất ổn định, căng thẳng gần đây ở Biển Đông, các vấn đề an ninh phi truyền thống, hậu quả chiến tranh. Tất nhiên, như trước nay vẫn vậy, hoạt động chống phá của "các thế lực thù địch" được nêu lên như một thách thức.

Tiến sĩ Lê Thu Hường [nhà phân tích cấp cao thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc tại Canberra], trong bài viết 'Vietnam Draws Lines in the Sea" cho rằng, một trong những điểm mới trong Sách trắng là Việt Nam tuyên bố sẵn sàng hợp tác bảo vệ biên giới của Việt Nam, cả trên bộ và trên biển, bao gồm các cuộc tuần tra và trao đổi chung. Khi khẳng định điều này, cũng tức là từ chối ngầm yêu cầu không quốc tế hoá các tranh chấp biển Đông của Trung Quốc.

Đồng thời, Hà Nội cũng tuyên bố tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Theo Tiến sĩ Hường, so với các bên khác trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, tuyên bố của Việt Nam mạnh mẽ nhất.

Có cần khẳng định lại 'Ba không'?

Anh Ngô Di Lân [nghiên cứu sinh ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Brandeis, Hoa Kỳ] viết trên Facebook cá nhân, cho rằng, "Việt Nam có thể vẫn có thể theo đuổi chính sách 'Ba không,' nhưng không cần khẳng định mạnh mẽ điều đó trong Sách trắng quốc phòng.''

Anh Lân viết:

''Tuy việc tái khẳng định lại chính sách này làm rõ hơn ý đồ chiến lược của Việt Nam và làm nổi bật tính hoà bình và hữu nghị trong chính sách đối ngoại - quốc phòng của Việt Nam, nhưng tuyên bố như vậy sẽ cắt đường rút lui của Việt Nam nếu chẳng may tình hình an ninh khu vực thay đổi đột ngột."

"Một khi đã tuyên bố rõ ràng như vậy, chúng ta sẽ khó kiếm được đồng minh nếu Trung Quốc đổi ý. Hơn nữa, việc khẳng định như vậy làm mất đi con bài mặc cả quan trọng của Việt Nam với cả Mỹ và Trung Quốc. ''

"Trong con mắt của người Mỹ, Việt Nam chỉ có giá trị chừng nào chúng ta có thể trở thành quân bài để kiềm chế Trung Quốc ở Đông Nam Á [dù là đồng minh hay không]. Ngược lại, đối với Trung Quốc, họ sẽ dè chừng hơn nếu họ biết rằng o ép Việt Nam một cách quá mức sẽ khiến chúng ta buộc phải tìm kiếm "đồng minh" để chống lại họ.

"Còn nếu Bắc Kinh tin rằng dù họ chèn ép ta đến mấy mà ta vẫn không thay đổi lập trường thì khó có thể kì vọng vào bất kỳ sự nhượng bộ nào từ họ," nhà nghiên cứu trẻ này viết.

Chụp lại hình ảnh,

Sách trắng Quốc phòng 2019 tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Nên "Ba không' hay 'Bốn không'?

Quốc phòng Việt Nam 'ba không' và 'một có'

Donald Rumsfeld và Robert Gates nhắc lại chiến tranh VN

Nhưng nay thì không dừng ở 'Ba không', Sách trắng Quốc phòng 2019 còn bổ sung thêm chính sách "không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế" để thành 'Bốn không.'

TS Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á [Singapore] viết trên trang web Nghiên cứu quốc tế rằng, thay đổi này xét ra "không thực sự cần thiết và hữu ích trong việc giải thích các khía cạnh quan trọng khác của chính sách quốc phòng Việt Nam."

Tiến sĩ Hiệp phân tích rằng, đây là nguyên tắc được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi như nền tảng của quan hệ quốc tế sau Thế chiến II.  Do đó, việc bổ sung một nguyên tắc phổ quát như vậy vào chính sách 'Ba không'' là không cần thiết. Đồng thời, có nguy cơ "làm loãng thông điệp chính về tính chất không liên kết của chính sách quốc phòng Việt Nam."

Cũng theo Tiến sĩ Hiệp, nguyên tắc mới có xu hướng tạo ra sự hiểu lầm về chính sách quốc phòng của Việt Nam, đặc biệt là khi đoạn nói về nguyên tắc này không đi kèm với các ngữ cảnh và giải thích phù hợp.

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.

Nên cân nhắc liên minh không chính thức?

VN không thể là 'đồng minh quân sự' của Mỹ?

Quốc phòng Mỹ - Việt giúp gìn giữ môi trường hòa bình

Trung Quốc: Hoa Kỳ cần ngừng can thiệp ở Biển Đông

Tuy nhấn mạnh đến tính chất 'Bốn không' nhưng Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 cũng khẳng định: "Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế."

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh , Thứ tưởng Bộ Quốc phòng VN, trả lời phỏng vấn VnExpress trong bài đăng hôm 16/12 giải thích rằng: Việt Nam "không liên minh quân sự, nhưng vẫn tăng cường hợp tác quốc phòng với các quốc gia để có sự ủng hộ quốc tế, không để bị bao vây, cô lập. Với tình hình quốc tế, khu vực, khả năng của đất nước và cách xử trí đối với các thách thức quốc phòng hiện tại, tôi tin rằng chúng ta đủ điều kiện để quản trị được tình hình an ninh, không để phát sinh xung đột, không để xảy ra chiến tranh".

Phát triển các mối quan hệ quốc phòng nhưng tránh tham gia liên minh quân sự, như vậy phải chăng đã đến lúc Việt Nam cần tái định nghĩa thế nào là "liên minh quân sự," và từ đó, xem xét để có những liên minh quân sự không chính thức, như đề xuất của nhà nghiên cứu Ngô Di Lân.

Nhà nghiên cứu này phân tích: "Điểm mạnh của liên minh không chính thức là nhìn chúng 'không giống' các liên minh quân sự thông thường, vì thế cho phép chúng ta phủ nhận nếu bị cáo buộc đi ngược lại chính sách ba không. Hơn nữa, liên minh không chính thức không yêu cầu các bên tham gia phải ký kết hay phê chuẩn bất kỳ hiệp định nào, do đó khiến việc thiết lập liên minh trở nên dễ dàng hơn.

"Thế nên, mô hình liên minh không chính thức chứ không phải các liên minh chính thức như NATO hay liên minh Mỹ - Nhật mới là mô hình mà Việt Nam ít nhất là nên xem xét hoặc thậm chí theo đuổi trong tương lai".

Chủ Đề