9 điểm tiếng anh đại học cho người mất gốc năm 2022

 Tại sao học sinh dễ dàng được 5 – 6 điểm các môn khác nhưng đạt 6 điểm tiếng Anh lại khó khăn như leo núi? Nhiều học sinh cho biết rất sợ môn học này và lo bị điểm thấp.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, đỉnh phổ điểm môn tiếng Anh ở mức thấp: 2,5 điểm. Mặc dù đề thi các môn có đến 60% kiến thức cơ bản, việc giành 5 – 6 điểm các môn học khác khá dễ dàng thì nhiều học sinh không thể đạt 6 điểm tiếng Anh. Với những em hổng kiến thức từ đầu, đây là môn thi đáng sợ.

Học đều mỗi ngày

“Không thể có chuyện khoanh ngẫu nhiên đáp án mà giành được 6 điểm, trừ khi là... siêu nhân”,cô giáo người dạy tiếng Anh online, nhiều năm ôn tập thi đại học cho thí sinh - dí dỏm nói.

Theo nữ giáo viên này, hầu hết học sinh đặt mục tiêu 6 điểm đều là những bạn đang sợ môn học này, hoặc đang tập trung ôn thi khối A, hay muốn thi một số trường tốp giữa.

Cô tư vấn cho học sinh hổng kiến thức cách vượt qua "sự sợ hãi" để ôn tập tốt môn tiếng Anh:

Trước tiên, dù là ai, các em hãy dẹp ngay ý định chờ đợi may mắn, sẽ chẳng có may mắn nào thần kỳ khi làm bài thi.

Đề thi tiếng Anh được thiết kế 60% kiến thức cơ bản, kể cả phần viết đoạn văn tưởng khó nhưng cũng sẽ có vài gợi ý. Học sinh cần nắm chắc kiến thức và làm bài tập trong SGK, sách bài tập, tập trung những kiến thức ở mức độ dễ.

Với từ vựng, SGK lớp 12 gồm 16 chủ đề, lượng từ mới ở mỗi chủ đề khoảng 15-20 từ. Học sinh nắm được 15-20 từ này đã “hòm hòm” để đi thi. Khi học từ vựng, ngoài biết nghĩa của từ, các em hãy xem kỹ cả cách phát âm và trọng âm để làm tốt 5 câu ngữ âm ở bài thi.

Phạm Thị Huyền, tân sinh viên Đại học Luật Hà Nội, chia sẻ: “Dù chọn D1 là khối thi phụ nhưng vì sợ, không biết bắt đầu từ đâu nên mình nhiều lần trì hoãn học tiếng Anh. Lúc vào phòng thi, mình cố gắng khoanh đủ 80 câu cũng chỉ được 2,75 điểm. Tiếc lắm, vì nếu chỉ cần được 5 điểm Tiếng Anh thôi mình sẽ có thêm rất nhiều cơ hội”.

Những bài đọc trong SGK sẽ gần với chủ điểm mà đề thi hay ra và luôn chứa từ mới. Các em hãy đọc bài cẩn thận, vừa luyện kỹ năng đọc hiểu, vừa ôn luyện từ vựng. Việc này tốt cho học sinh khi xử lý bài đọc hiểu, điền từ vào đoạn văn và có thể có ích cho phần tự luận [viết lại câu và viết đoạn văn].

Muốn đạt 6 điểm, không thể bỏ qua các chuyên đề ngữ pháp lớn như Thì trong tiếng Anh, sự hòa hợp giữa S và V, câu bị động, câu so sánh, câu điều kiện, mệnh đề quan hệ, câu trực tiếp/gián tiếp. Có thể tham khảo thêm những chuyên đề như câu đảo ngữ, giới từ, to V/ Ving, mạo từ/động từ khuyết thiếu/ phrasal verb…

Học sinh hãy dành thời gian mỗi tuần để học kỹ một chuyên đề ngữ pháp lớn kể trên, kết hợp làm bài tập thực hành để củng cố, học phần nào chắc phần đó, tránh học lung tung, mơ hồ, học trước quên sau.

Hệ thống hóa, ghi chép, ghi chú cẩn thận, trình bày rõ ràng, sạch đẹp cũng sẽ kích thích cảm giác muốn học và sau này khi tra cứu, ôn tập dễ dàng và tiện lợi hơn.

Đừng vội vàng, nhồi nhét

Những em vốn "sợ" tiếng Anh, nếu vội vã quyết tâm yêu môn học này lại từ đầu, dành cả mấy ngày liền để học thì chắc chắn sẽ nhanh chán. Đầu tiên, các em hãy dành cho tiếng Anh một khoảng thời gian hợp lý [20-30 phút đều đặn mỗi ngày] và tăng dần lên đến khi thấy phù hợp.

Học – hiểu – sẽ làm được bài – sẽ cảm thấy tiến bộ – sẽ cảm thấy thích học – sẽ học chăm hơn – sẽ làm bài tốt hơn – và điểm sẽ dần dần cải thiện.

Vòng tròn này sẽ tạo nên thành công lớn, tích lũy từ những thành công nhỏ. Sự tự tin sẽ dần được bồi đắp và củng cố, môn tiếng Anh sẽ không còn là cơn ác mộng kinh hoàng nữa.

Nhưng, các em hãy nhớ làm tốt từ bước đầu tiên: Phải học đều đặn mỗi ngày.

[Theo Zing]

Để đạt con số từ 8 điểm trở lên, các sĩ tử nên ôn thi đại học môn tiếng Anh như thế nào ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa? Giải mã điều này cùng UniEnglishcenter trong bài viết sau đây nhé!

Nhận biết được cấu trúc đề thi, từ đó phân chia thời gian và lựa chọn cách thức luyện tập là lời khuyên mà các thầy cô cũng như các sĩ tử có kinh nghiệm dành cho thế hệ sau. Ngoài những yếu tố này, để đạt mức điểm 8, 9, các sĩ tử cần phải nỗ lực thêm ở những khoảng nào?

Hiểu về cấu trúc đề để ôn thi thật chuẩn

Mùa thi những năm vừa rồi đã chứng kiến nhiều sự thay đổi trong cấu trúc đề thi đại học môn tiếng Anh cụ thể, đề năm 2017 chỉ còn 50 câu hoàn toàn trắc nghiệm với thời gian làm bài là 60 phút. Bên cạnh đó, đề thi còn được nhận định là thiên nhiều về 2 lĩnh vực chính là Kỹ năng đọc và Khả năng sử dụng Ngữ pháp – Từ vựng.

Đối với các chuyên đề khác như Ngữ âm, Giao tiếp, Kĩ năng viết có độ khó trung bình, chỉ khoảng 2, 3 câu thật sự có yếu tố đánh đố học sinh. Về cơ bản, mỗi đề sẽ được phân bổ theo các dạng câu hỏi như sau:

  • 15 câu đọc hiểu [7 câu bài đọc ngắn, 8 câu bài đọc dài]
  • 12 câu lẻ ngữ pháp từ vựng
  • 5 câu điền từ
  • 5 câu viết lại sao cho gần nghĩa nhất với câu gốc [3 câu viết lại, 2 câu kết hợp câu]
  • 4 câu ngữ âm [2 câu phát âm, 2 câu trọng âm]
  • 4 câu đồng nghĩa trái nghĩa [2 câu đồng nghĩa, 2 trái nghĩa]
  • 3 câu lỗi sai
  • 2 câu giao tiếp
Hiểu về cấu trúc đề thi tiếng Anh để ôn thi thật chuẩn [Nguồn: blackboard]

Cách thức ôn luyện các dạng bài tập quan trọng

a/ Ngữ pháp và từ vựng

* Ngữ pháp:

Về phần ngữ pháp, các sĩ tử cần chú trọng vào ngữ liệu trong sách giáo khoa, vì đề thi thường bám rất sát phần ngữ pháp trong sách, không cho quá xa vời. Tuy nhiên, đối với những bạn mong muốn đạt điểm 9 thì cần chú trọng và đọc thêm về một số dạng ngữ pháp đặc biệt khác.

Ví dụ như, trong câu điều kiện, thay vì thể giản đơn là if, sĩ tử cần lưu ý thêm các dạng cấu trúc đặc biệt như unless, if only; dạng hỗn hợp; mệnh đề quan hệ thì chú ý dạng có that và dạng rút gọn; câu bị động đặc biệt như thể sai bảo hayimpersonal passive [bị động với chủ ngữ bất định].

Đặc biệt, khẩu ngữ là dạng ngữ pháp về hòa hợp chủ vị, đảo ngữ là những chủ điểm ngữ pháp chắc chắn xuất hiện trong đề thi.

Những phần ngữ pháp khó nhớ kiểu mạo từ a, an, the, zero hay a few, few, little, a little, rồi most of, almost hoặc like, alike, likely hay another, other… cũng rất hay được cho ra vì học sinh hay bị lúng túng phần này.

Học ngữ pháp bằng Mindmap cũng là một cách hệ thống kiến thức hiệu quả [Nguồn: bec]

* Từ vựng:

Để ghi nhớ từ vựng có rất nhiều cách, nhưng quan trọng nhất là bạn phải tìm ra được cách thức ghi nhớ từ vựng tiếng Anh phù hợp với chính mình. Edu2Review xin được gợi ý một phương pháp điển hình nhưng hiệu quả như Takenote [ghi chú lại từ vựng kèm ví dụ minh họa cụ thể theo từng chủ đề], sau đó củng cố lại bằng cách làm bài tập liên quan đến phần từ vựng.

Ngoài ra, khi học từ vựng các bạn cần lưu ý về các dạng từ của đề thi gồm Thành ngữ [Idioms], Cụm động từ [Phrasal verb], Cấu trúc câu [Phrase, Pattern], Sự kết hợp từ [Collocation] để có thể ghi chú và học một cách logic hơn.

Đặc biệt, dạng câu hỏi về từ đồng nghĩa, trái nghĩa thường đòi hỏi vốn từ vựng rộng đi kèm với kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong câu. Vì thế, các bạn cũng có thể luyện tập kỹ năng suy luận và loại trừ đáp án

Ghi chú từ vựng thông minh bằng cách chia chủ đề hợp lý [Nguồn: NIS]

b/ Kỹ năng đọc hiểu

Như đã bật mí ở trên, các câu hỏi kỹ năng đọc hiểu thường chiếm tỷ trọng cao trong đề thi, vì thế việc nắm bắt được các kỹ thuật làm bài đọc là một yếu tố rất quan trọng. Kỹ thuật làm bài sẽ bao gồm khả năng đoán từ, khả năng tóm tắt và nhận định ý chính của nội dung đọc hiểu, tư duy phân tích thông tin và lựa chọn keyword tốt.

Và hãy nhớ, khi đối diện với các bài đọc hiểu, các bạn không nên cố gắng dịch từng chữ hay từng câu trong bài, điều này chỉ khiến các bạn tốn thời gian và lắm lúc trở nên rối ren. Kinh nghiệm của nhiều cao thủ cũng chỉ ra rằng bạn có thể tận dụng những đáp án để hiểu về nội dung của đoạn được đề cập.

c/ Phần ngữ âm

Ngữ âm là một trong những dạng câu dễ ăn điểm nhất trong đề, nếu nắm bắt được những quy tắc phát âm thông thường và những trường hợp đặc biệt phổ biến, khả năng ẵm trọn điểm phần này là hoàn toàn không khó cho các sĩ tử. Một số lưu ý mà Edu2Review muốn được đề cập trong phần này bao gồm:

1. Chữ S: thông thường phát âm là /s/

Trường hợp phát âm là /z/: raise, busy, please, easy, present, desire, music, pleasant, desert, choose, reason, preserve, poison..
Trường hợp phát âm là /ʃ /: sugar, sure

2. Chữ CH: thông thường phát âm là /tʃ/

Trường hợp sau phát âm là /k/: chemist, ache, Christmas, mechanic, architect, character, chaos, technology, echo…
Trường hợp sau phát âm là /ʃ/: machine, champagne, chamois, chalet…

3. Chữ H: Trường hợp sau thì chữ H không được phát âm: hour, honor, honest…

4. Chữ GH: thông thường phát âm là /f/

Trường hợp sau chữ GH câm, không được phát âm: plough, though, although, weigh…

5. Chữ B: thông thường phát âm là /b/

Trường hợp sau chữ B không được phát âm khi đứng sau chữ M: climb, bomb, lamb…

Ngoài ra, đối với các dạng tìm lỗi sai và giao tiếp, chỉ cần bạn luyện tập nhiều thì sẽ có thể dễ dành trọn 2 điểm phần này vì các câu hỏi thường không quá khó. Tuy nhiên, các bạn cũng cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn đáp án vì có thể mất điểm do chủ quan/ có bẫy nhất định.

Hãy nhớ “Practice makes perfect” [Nguồn: ZingNews]

Tâm lý khi ôn thi: hãy biết mình ở đâu

Bên cạnh yếu tố kỹ năng, tâm lý cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả làm bài của các thí sinh. Đừng sợ hãi khi biết trình độ tiếng Anh của mình còn hạn chế, đừng nên tự gây ra cái nhìn tiêu cực về bản thân khi bị điểm thấp.

Các bạn cần tin tưởng vào phương pháp học và việc luyện tập sẽ mang lại kết quà. Từ đó, lấy động lực phấn đấu lâu dài vì thường các phương pháp chỉ thật sự hiệu quả nếu chúng ta chăm chỉ trong dài hạn.

Cuối cùng, một bí kíp làm bài hiệu quả được các sĩ tử chia sẻ lại như sau: ngữ âm – câu lẻ – đọc hiểu dài – giao tiếp – lỗi sai – đọc hiểu ngắn – điền từ – đồng nghĩa trái nghĩa

Hãy tránh tình trạng quá tải vì ôn thi bằng cách có kế hoạch cụ thể từ giờ bạn nhé! [Nguồn:Dantri

.

Với những chia sẻ trên về cách thức ôn thi đại học môn tiếng Anh, Uni English Center hy vọng sẽ có thể giúp ích được cho quá trình luyện thi của các bạn. Chúc các sĩ tử thành công và đạt được mức điểm mình mong muốn nhé!

[nguồn: Edu2review]

Video liên quan

Chủ Đề