Afb dương tính là gì

Tỷ lệ mắc bệnh lao phổi ở mức cao trên thế giới, con số thực tế có thể nhiều hơn nữa, bởi không phải bệnh nhân nào cũng biểu hiện thành triệu chứng lâm sàng. Lao phổi là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và rất dễ lây lan. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh là thực hiện xét nghiệm đờm AFB.

1. Xét nghiệm đờm AFB là gì?

Lao phổi là căn bệnh truyền nhiễm nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis.

Lao phổi gồm có lao phổi AFB âm tínhdương tính. Chúng có các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau, tuy nhiên triệu chứng và phương pháp điều trị lại không có sự khác biệt mấy.

  • AFB âm tính nếu 0 AFB/ 100 vi trường
  • AFB dương tính nếu 1- 9 AFB/100 vi trường

Xét nghiệm đờm AFB [Acid Fast Bacillus test] chính là xét nghiệm vi khuẩn lao. Vi khuẩn lao được quan sát trực tiếp trên kính hiển vi thông qua xét nghiệm này.

Xét nghiệm này có tên gọi đặc biệt là bởi vi khuẩn lao kháng acid cồn vì vậy phải nhuộm với một phương pháp rất khác biệt so với các vi khuẩn thông thường khác.


Xét nghiệm đờm AFB tìm kiếm vi khuẩn lao trong đờm của người bệnh.

Nếu phát hiện được vi khuẩn lao dạng AFB khiến hang phổi bị tổn thương và nhiễm trùng phế quản thì đây chính là lao phổi AFB dương tính. Loại vi khuẩn này hoạt động mạnh hơn và chúng tồn tại ở trong nhiều môi trường khác nhau.

Nếu bạn được chẩn đoán mắc lao phổi AFB âm tính thì bạn cần phải được điều trị, giống như AFB dương tính.

Xét nghiệm AFB là tìm kiếm vi khuẩn lao trong đờm qua kính hiển vi

2. Xét nghiệm đờm AFB âm tính

Về triệu chứng và cách điều trị, lao phổi AFB âm tính không có sự khác biệt so với AFB dương tính. Điều này có nghĩa là mức độ nghiêm trọng của bệnh giữa 2 thể bệnh này tương đương nhau. Nếu xét nghiệm đờm AFB âm tính thì bắt buộc bạn phải điều trị như AFB dương tính.

Tổ chức y tế Thế giới [WHO] quy định, chẩn đoán lao phổi AFB âm tính phải có 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:

  • Thực hiện xét nghiệm đờm AFB 2 lần, cách nhau 3 tuần với kết quả là AFB âm tính. Mỗi lần xét nghiệm 3 mẫu đờm, qua X - quang, thấy được tình trạng tổn thương lao tiến triển
  • Thực hiện cấy vi trùng lao [+] hoặc Xpert MTB/Rif[+] hoặc Haintes [+]. Đối với bệnh nhân bị HIV, lao phổi AFB âm tính khi đáp ứng đủ 2 điều kiện: có hình ảnh lao tổn thương tiến triển trên phim X - quang và không đáp ứng với thuốc kháng sinh phổ rộng, trừ Quinolon và Aminoglycosid.

Lao phổi AFB âm tính là một dạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm, lây lan rất nhanh qua đường hô hấp, ho, tiếp xúc gần gũi, khạc nhổ đờm...

Nếu được chẩn đoán mắc lao phổi AFB âm tính, người bệnh cần phải cách ly và thực hiện đúng quy trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Lao phổi AFB âm tính lây lan qua hô hấp nên rất nguy hiểm

3. Điều trị bệnh lao phổi AFB

Phác đồ điều trị cho bệnh nhân lao phổi AFB âm tính và dương tính không có sự khác biệt.

Lao phổi là căn bệnh rất dễ lây lan với tốc độ nhanh, thông qua đường hô hấp. Trong đờm của người bệnh, có rất nhiều vi khuẩn lao trú ngụ. Rất nhiều vi khuẩn lao được phóng ra ngoài khi người bệnh hắt hơi, ho, các hạt khí dung được tạo thành mang theo vi khuẩn lao. Vi khuẩn lao có thể xâm nhập và gây bệnh một cách dễ dàng nếu người không mắc bệnh hít phải hạt khí dung có chứa vi khuẩn AFB.

Đối với những đối tượng có sức đề kháng tốt, nếu bị lây nhiễm AFB thì có thể vi khuẩn AFB chưa thể phát triển nhanh và gây bệnh.

Đối với những đối tượng có sức đề kháng kém, khi gặp điều kiện thuận lợi, AFB sẽ dễ dàng xâm nhập, sinh sôi và gây bệnh nhanh chóng.

Cần phải cách ly và có biện pháp ngăn ngừa lây lan khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc lao phổi AFB, kể cả dương tính và âm tính.

Phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh nhân lao phổi AFB chính là điều trị có kiểm soát bằng phác đồ ngắn hạn. Người bệnh sẽ được theo dõi và điều trị kéo dài. Trong 2 tháng đầu điều trị, bác sĩ sẽ là người trực tiếp giám sát.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần:

  • Tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ, không tự ý bỏ giữa chừng
  • Tránh hắt hơi, khạc nhổ bừa bãi, khi nói chuyện với người khác cần đeo khẩu trang
  • Cần nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, hợp lý
  • Không hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích

Lao phổi AFB là căn bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng vì vậy cần thực hiện song song điều trị và dự phòng lây nhiễm.

4. Phòng ngừa bệnh lao phổi AFB

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh lao phổi AFB, bao gồm:

  • Cần thực hiện phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm tại các bệnh viện, cơ sở y tế .....
  • Thực hiện tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết của cộng đồng về lao phổi
  • Cần tăng cường sức đề kháng và vệ sinh môi trường sạch sẽ
  • Khi tiếp xúc với bệnh nhân lao, tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp nếu không có các biện pháp bảo hộ
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
  • Cần che miệng khi hắt hơi, ho....nếu mắc bệnh lao
  • Bệnh nhân lao phổi AFB cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.


XEM THÊM:

  • Xét nghiệm đờm AFB chẩn đoán bệnh lao phổi
  • Làm thế nào để biết mình có bị lao phổi hay không?
  • Mức độ nguy hiểm và khả năng chữa khỏi bệnh lao phổi

Video liên quan

Chủ Đề