Ăn sả có tốt không

Sả là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày và là vị thuốc tốt cho sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư, sả được sử dụng rộng rãi như là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á. Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống.

Món ốc luộc cần có sả. Sả cùng với ớt, đường, nước mắm, một ít bột ngọt làm món nước chấm ốc sẽ rất ngon. Sả được dùng trong chè, súp và các món cà ri. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm, cá và hải sản.

Tuy nhiên vai trò của cây sả không chỉ là gia vị mà trong y học cổ truyền, công dụng của cây sả khiến nhiều người phải bất ngờ. Vừa là thảo dược cho sức khỏe vừa là liệu pháp chăm sóc sắc đẹp cho người phụ nữ.

Tinh dầu sả là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị và là nguyên liệu được dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Sả cho một loại tinh dầu chứa nhiều thành phần khác nhau.

Đặc biệt, cây sả có tác dụng xua muỗi, ruồi khi trồng trong vườn.

Ngăn ngừa ung thư 

Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene, có chứa chất chống oxi hóa mạnh - hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.

Giúp tiêu hóa tốt 

Trà từ cây sả và tinh dầu sả [có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội] có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. 

Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày.

Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi.

Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Cây sả tươi 30 – 50g đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.

Giải độc 
Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu [thông tiểu tiện]. Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric. 

Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

Giảm huyết áp 

Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

Giải cảm

Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi [mỗi nồi dùng 5 loại lá] ... đun sôi, dùng để sông giải cảm rất hiệu nghiệm.

Trị nhức đầu

Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, [thiếu một thứ cũng không được], nấu nước xông.

Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, [hoặc lá chanh], lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ [bài thuốc gia truyền].

Giảm cân

Phương pháp này đã được người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt với khả năng đốt cháy mỡ thừa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.

Làm đẹp

Các dưỡng chất trong sả còn giúp cải thiện làn da của chị em. Tinh dầu trong sả còn giúp điều hòa hệ thần kinh ổn định đồng thời cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.

Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

Giống như một vài loại thảo dược khác, sả cũng chứa tinh dầu. Tinh dầu sả chứa chủ yếu 2 hoạt chất bao gồm citral và geraniol. Trong đó phải kể đến tính năng của citral. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, citral là một hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó các tế bào nang nuôi tóc sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến bệnh rụng tóc.

Cây sả được trồng phổ biến ở khắp các vùng trên đất nước, là gia vị trong nhiều món ăn. Trong y học cổ truyền, sả có vị the, cay, mùi thơm tính ấm, vào phế, tỳ, vị, có tác dụng thông tiểu, hạ khí tiêu đờm, chống viêm, sát khuẩn, làm ra mồ hôi…

Sả có nhiều công dụng với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được.

Theo y học hiện đại, sả có các tác dụng:

1.1 Chống viêm và kháng nấm

Một nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Hóa sinh, Khoa Y, Đại học Chiang Mai, Thái Lan cho thấy tinh dầu sả được pha loãng hoặc qua máy xông hơi có tác dụng chống viêm tại chỗ và kháng lại nấm Candida, C. Tropicalis và Aspergillus nige...

1.2 Hỗ trợ giảm cholesterol

Các nhà nghiên cứu từ Khoa Khoa học Dinh dưỡng, Đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng với những người bị cholesterol cao uống viên nang 140 mg dầu sả hàng ngày. Kết quả sau 3 tháng thực hiện cho thấy, mức cholesterol của những người tham gia nghiên cứu đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, khi ngừng dùng sả, chỉ số cholesterol lại trở lại mức trước đó.

1.3 Ngăn mùi và cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể

Hương thơm của sả kết hợp với tính kháng khuẩn, làm vô hiệu hóa các vi sinh vật gây mùi nên tinh dầu sả được sử dụng nhiều trong công nghiệp chất thơm, sản xuất nước hoa, xà phòng thơm… với mục đích kiểm soát mồ hôi quá nhiều và mùi cơ thể.

Ngoài ra, sả còn có tác dụng kích thích sự trao đổi chất của cơ thể, ngăn ngừa sự tích tụ của chất béo không mong muốn, do đó làm săn chắc cơ thể và giúp hỗ trợ giảm cân.

1.4 Giảm đau và thư giãn

  • Những công dụng tuyệt vời của cây sảĐỌC NGAY

Sử dụng sả có tác dụng giúp giảm đau do chứng đau nửa đầu và đau đầu liên quan đến sốt, cảm lạnh và cúm. Sả cũng được sử dụng để hỗ trợ chữa đau lưng, thấp khớp, bong gân và các chứng đau cơ thể khác.

Bên cạnh đó, sả được sử dụng trong bồn tắm hoặc qua máy xông hơi có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau đầu, lo lắng và căng thẳng.

1.5 Các tác dụng khác

Sả còn được dùng với mục đích cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ trị viêm họng, viêm thanh quản, sốt, giúp ngăn ngừa lây lan các bệnh truyền nhiễm, chống ung thư, chống côn trùng…

Ở châu Á và châu Phi, sả còn được sử dụng trong y học thay thế một số loại thuốc. Ở một số nước châu Phi, sả được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

2. Một số cách dùng sả

2.1 Pha trà sả

Giã hoặc cắt khoảng 10 lá sả thành những đoạn nhỏ dài từ 2,5-3 cm. Đun sôi nước rồi cho xả vào. Đun tiếp khoảng 10-15 phút. Sau đó lọc bỏ bã, thêm đường [tùy sở thích] và một lát gừng vừa ăn. Để nguội, uống mỗi lần một cốc, 2-3 lần mỗi ngày. Pha trà mới nếu cần thiết. Khi các triệu chứng vẫn còn hoặc xảy ra kích ứng cần ngừng dùng trà sả và hỏi ý kiến bác sĩ.

Trà sả có tác dụng hỗ trợ làm giảm căng thẳng, stress, giải độc rượu, hỗ trợ giảm cholesterol, ngăn ngừa viêm nhiễm, bảo vệ răng miệng…

Uống trà sả giúp thư giãn, giảm căng thẳng.

2.2 Giã lấy nước

Sả có thể ăn sống hoặc giã lấy nước uống để điều trị cảm lạnh, cảm cúm, sốt rét.

2.3 Kết hợp với các vị thuốc khác

Sả có thể được kết hợp với các vị thuốc khác để làm thuốc xông giải cảm, làm mượt tóc, sạch gàu, chữa tiêu chảy do lạnh bụng, ho do cảm cúm... theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Những lưu ý cần tránh để dùng sả an toàn

3.1 Trường hợp không dùng tinh dầu sả

Khi được nấu chín và chế biến đúng cách, sả đã được chứng minh là có lợi ngay cả đối với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, không nên sử dụng tinh dầu cho những trường hợp này.

Ngoài ra, với bất kỳ trường hợp nào cũng không được uống hoặc ngửi trực tiếp tinh dầu xả. Nguyên nhân sẽ ảnh hưởng đến chức năng phổi nếu ngửi trực tiếp và nguy hiểm đến tính mạng nếu uống thuốc diệt côn trùng có chứa sả.

Trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú không nên dùng tinh dầu sả.

3.2 Trường hợp mắc bệnh mạn tính

Đối với những trường hợp mắc bệnh đái tháo đường, người sử dụng thuốc đái tháo đường [uống], dùng thuốc tăng huyết áp nên hạn chế sử dụng sả.

3.3 Nguy cơ dị ứng

Trong một số trường hợp hiếm hoi, tinh dầu sả đã gây ra các phản ứng dị ứng khi thoa lên da. Để giảm thiểu kích ứng da, hãy pha loãng dầu trong dầu nền như dầu cây rum hoặc dầu hạt hướng dương trước khi dùng. Như với tất cả các loại tinh dầu, chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ và chỉ trong một thời gian nhất định.

3.4 Kích ứng mắt

Sả có thể gây kích ứng mắt. Do đó, cần tránh để sả [thảo mộc hoặc dầu] vào mắt.

3.5 Với phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai ăn sả hay các thực phẩm chứa sả có nguy cơ gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai nên những trường hợp này cần đặc biệt lưu ý, không dùng quá nhiều sả.

Bên cạnh đó, sả còn có thể gây ra cảm giác bỏng rát, kích ứng da, khó chịu, phát ban và giảm lượng đường trong máu. Chính vì vậy, khi gặp phải bất kỳ biểu hiện nào khi dùng sả, trà sả, nước ép sả… thì cần ngừng lại ngay. Nếu biểu hiện ngày càng trầm trọng cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị.

Ăn sả có tác hại gì?

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng sả quá liều là: Chóng mặt, khô miệng, đi tiểu nhiều, mệt mỏi,... Để hạn chế nguy cơ dùng quá liều, chuyên trang Healthline khuyến nghị mọi người nên bắt đầu với việc uống 1 cốc trà sả/ngày [khoảng 350ml], nếu cơ thể dung nạp tốt, có thể uống nhiều hơn.

Ăn củ sả sống có tác dụng gì?

Sả có vị cay the, thơm, tính ấm, có tác dụng ra mồ hôi, giúp chống viêm, tiêu đờm, sát khuẩn, khử mùi hôi; Trị ăn kém chậm tiêu, viêm đường tiết niệu, tiểu rắt, tiểu buốt, viêm khí phế quản, viêm họng, ho có đờm.

Uống nước là sả có tác dụng gì?

Công dụng của sả: Tốt cho hệ tiêu hóa Bên cạnh đó sả còn khử hôi miệng và tiêu đờm. Hơn nữa, các món trà làm từ cây sả và tinh dầu sả còn có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, co thắt ruột, tiêu chảy hay kích thích trung tiện.

Sả có chất gì?

Lá cây sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu ở dạng dễ bay hơi, thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 - 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, thành phần chủ yếu là citral [65 - 85%], geraniol [40%].

Chủ Đề