Ăn tép khô có tốt không

Mỗi món ăn đều có những giá trị dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt là đồ khô có giá trị dinh dưỡng như thế nào? Ăn đồ khô có thực sự tốt không? Đó là câu hỏi của hầu hết các bà mẹ, các bà nội trợ của gia đình? Để giải đáp thắc mắc về  món ăn khô cũng như nguồn lợi hay những hạn chế mà chúng đem lại, hôm nay chúng ta sẽ cùng đến với một loại hải sản biển đó là Tôm khô.

Tôm khô

Để lựa chọn thực phẩm cho bữa cơm của gia đình của mình, bạn luôn luôn phải đắn đo xem loại thực phẩm nào vừa ngon mà vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng để cho bữa cơm gia đình luôn luôn được ngon miệng nhưng vẫn đầy đủ năng lượng. Bên cạnh sự lựa chọn các sản phẩm tươi sống thì thực phẩm khô là một gợi ý không tệ giúp thay đổi khẩu vị trong bữa cơm gia đình và Tôm khô là một sự lựa chọn không thể bỏ qua.

Các nhà dinh dưỡng học đã định lượng cụ thể là cứ 100 gam tôm khô sẽ chứa 75,6g đạm cùng các chất khác như: calci, phospho, sắt… Đối với một người trưởng thành thì chỉ cần ăn một lạng tôm khô là sẽ đủ lượng chất đạm cần thiết trong  một ngày.

Theo kinh nghiệm của người làm tôm thì khoảng 5 hoặc 6 kilogram tôm tươi sẽ cho ra 1 kilogram Tôm khô. Từ xa xưa, tôm khô là một thành phần không thể thiếu trong một số các món ăn của cư dân châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Đông Nam Á, một vài nước ở Châu Phi. Mùi và vị của tôm khô luôn làm cho món ăn độc đáo và rất khác so với các món ăn từ tôm tươi, không dễ bị ngấy như khi sử dụng tôm tươi .

Nếu Tôm khô được làm và bảo quản đúng cách, các chất dinh dưỡng quan trọng sẽ được giữ lại và đảm bảo được nhu cầu sử dụng năng lượng của bạn trong một ngày.

Một điều tuyệt vời hơn nữa là ở Việt Nam, với khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới thì việc đánh bắt và chế biến tôm vô cùng dễ dàng, Tôm khô đặc biệt ngon và đã trở thành thương hiệu riêng cho một số vùng như: Phan Rang, Khánh Hòa, Bạc Liêu, Cà Mau…

Bên cạnh đó nếu bạn phân vân không biết nên làm món gì với Tôm khô thì bạn hãy cứ yên tâm, tôm khô là một loại thực phẩm tương đối dễ chế biến và kết hợp với các món khác như thịt lợn, lạc, đậu, rong biển…. Hay nấu canh bầu, bí  thì nguồn dinh dưỡng mà nó mang lại thì không còn gì có thể khiến bạn yên tâm hơn nữa.

Gỏi tôm khô

Còn chần chừ gì nữa mà không thay đổi khẩu vị của gia đình ngay từ bây giờ nhỉ. Chắc hẳn với một món ăn mới lạ miệng và hấp dẫn như thế này sẽ khiến bạn trở thành một đầu bếp tài năng của gia đình.

Tép biển khô còn có tên gọi khác là moi hoặc tép, ruốc... vốn là một món ăn dân dã phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước ven biển. Đây là một trong những loại thực phẩm dân giã phổ biến và giá bình dân ở Việt Nam.

Theo góc nhìn của các chuyên gia dinh dưỡng, đây chính là một món ăn tuyệt vời giúp bạn bổ sung một số chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho cơ thể. Đối với trẻ em đang phát triển, quá trình trao đổi chất của cơ thể đang hoạt động mạnh, việc bổ sung canxi là điều không thể thiếu. Lúc này, mẹ có thể cho bé nhiều tép khô hơn.

Tép khô vốn là con tép biển nhỏ bé tươi rói sau khi được ngư dân khai thác lên bờ, phơi khô và có thể bảo quản để sử dụng dài ngay. Tép biển khô có vị ngọt, mềm, thơm ngon, rất giàu canxi, là chất bổ sung canxi hiếm có cho trẻ em trong giai đoạn phát triển.

Tép khô có thể bảo quản trong tủ lạnh và ăn quanh năm mà không bị hỏng, cách sử dụng đa dạng, có thể nấu canh, xào, nấu kèm với các món ăn khác, tăng hương vị, bổ dưỡng và có nhiều lợi ích sức khỏe.

Mời anh chị tham khảo các món làm từ tép biển khô, dễ làm, dân dã, bình dị mà ngon tuyệt:

Lưu ý khi ăn tép biển khô:

Không nên ăn tép biển khô với táo tàu đỏ, vì có thể gây ngộ độc.

Không nên ăn với rau bina [cải chân vịt] vì có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi

Không nên ăn cùng với những thực phẩm giàu vitamin C, hoặc uống vitamin C vì có thể tạo ra arsenic gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Không nên kết hợp với chà là, táo, hồng, cam và các loại trái cây khác vì có thể gây đau lưng.

Không nên ăn cùng đậu nành vì đậu nành có chứa antitrypsin và thrombin, có thể dẫn đến chứng khó tiêu.

Tép biển khô là món ăn được nhiều nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... đánh giá rất cao, được dùng làm nguyên liệu phụ trợ để nấu rất nhiều món ăn, làm gia vị nấu canh kèm các thực phẩm khác trong hầu hết các món ăn hàng ngày.

Tại Việt Nam, với nguồn nguyên liệu sẵn có, giá rẻ, bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình thói quen ăn tép biển khô trong các bữa ăn hàng tuần. Trẻ em và người bước vào tuổi trung niên cần bổ sung canxi thì nên ăn tép thường xuyên hơn.

Tép biển có tác dụng gì?

Tép biển chứa nhiều magie, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Đối với người già, tép biển ngăn ngừa loãng xương và tăng cường hệ miễn dịch. Mang thai là thời điểm phụ nữ cần bổ sung canxi để hỗ trợ sự phát triển của răng, hệ thần kinh và xương của thai nhi.

Tép khô là con gì?

Tép khô vốn con tép biển nhỏ bé tươi rói sau khi được ngư dân khai thác lên bờ, phơi khô và có thể bảo quản để sử dụng dài ngay. Tép biển khô có vị ngọt, mềm, thơm ngon, rất giàu canxi, chất bổ sung canxi hiếm có cho trẻ em trong giai đoạn phát triển.

Tép có những chất gì?

Theo nghiên cứu tham khảo, thành phần dinh dưỡng trong 100gram tép mang lại như sau: năng lượng 269 kcal, đạm 59.8 g, tinh bột 700 mg, canxi 2 mg, Tro 13.5 g, sắt 5.5 mg, nước 20.4 g, chất béo 3g, photpho 605 mg, vitamin PP 2.5g, Vitamin B2 100 mcg.

Tép khô giá bao nhiêu?

Để làm ra 1kg tép biển khô thường mất từ 4 đến 5kg tép tươi vì vậy giá bán lẻ tép khô dao động từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ 1kg tùy theo mùa và tùy theo loại. Thông thường tép biển khô ngon loại lớn và đặc biệt và sạch cát có giá từ 250.000 đồng/ 1kg.

Chủ Đề