Anh/chị có động tình với quan niệm của tác giả các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý vì sao

Ai cũng có quỹ thời gian 24 giờ/ ngày nhưng có người vừa thảnh thơi mà vẫn thành công, có người lại tất bật từ sáng sớm đến tối muộn mà vẫn còn rất nhiều việc cần phải hoàn thành. Nếu bạn vẫn đang loay hoay sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc và cuộc sống thì hãy cùng tìm hiểu nhanh ma trận quản lý công việc của Eisenshower – Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ để đạt được hiệu suất công việc và cân bằng cuộc sống.

Liên tục trễ hạn dự án, muộn giờ làm hoặc chưa biết thu xếp đầu việc hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới người khác mà còn cản trở con đường thăng tiến sự nghiệp. Vì vậy, quản lý thời gian luôn là yếu tố hàng đầu đánh giá tính cách, sự chuyên nghiệp của mỗi người. Trong đó, cụm “quan trọng” và “khẩn cấp” thường xuyên được đề cập.

Để tránh nhầm lẫn, chúng ta cần hiểu đúng về hai khái niệm này. Cụ thể, công việc quan trọng là những công việc mang tính lâu dài, hướng đến mục tiêu, giá trị cần đạt được, có thể không cần thực hiện trong ngày một ngày hai. Công việc khẩn cấp là những nhiệm vụ mang tính cấp bách, cần thực hiện ngay lập tức dù có khi bạn chưa sẵn sàng cho việc đó. Nếu việc “quan trọng” cho phép chúng ta có thời gian bình tĩnh, sắp xếp kế hoạch để thực thi thì việc “khẩn cấp” đòi hỏi phản ứng nhanh chứ không chờ đợi nhìn hay phân tích tổng thể.

Không phải ai cũng có thể nhận ra được đâu là nhiệm vụ “quan trọng” hay “khẩn cấp”, khiến cho hiệu suất công việc giảm, gây mất cân bằng trong cuộc sống lẫn sự nghiệp. Vì vậy, quản lý thời gian nói chung và ma trận Eisenhower ngày càng được lan truyền rộng rãi như mô hình nhắc nhớ chúng ta phân biệt giữa những gì quan trọng và những gì là khẩn cấp, hướng tới tạo lập kế hoạch và xây dựng thói quen thành đạt.

Tổng thống Eisenhower, vị Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ đã phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1953 đến năm 1961. Khi được hỏi về cách phân bổ thời gian để hoàn tất công việc với cương vị là Tổng thống của cường quốc hàng đầu thế giới, câu trả lời của ông chính là phương pháp mang tên ông: Ma trận Eisenhower hay còn gọi là Eisenhower Box. Ma trận này là một hình vuông chia thành bốn hộp, gồm các trục tọa chia những việc cần thực hiện thành 4 loại để ưu tiên các nhiệm vụ theo mức độ quan trọng và khẩn cấp.

Cung 1 bao gồm nhiệm vụ vừa khẩn cấp vừa quan trọng. Chúng đòi hỏi bạn đặt vào đây các đầu mục nhỏ cần hoàn thành để đạt được mục tiêu dài hạn, các vấn đề cần được giải quyết tức thì, công việc sắp đến deadline và những nhiệm vụ trong cuộc sống. Ví dụ về việc vừa khẩn cấp vừa quan trọng: - Một số email có thể là một lời mời làm việc, một email cho một cơ hội kinh doanh mới đòi hỏi phải hành động ngay lập tức. - Gửi báo cáo công việc có deadline trong ngày. - Người thân trong cấp cứu. - Bài luận cuối khóa. - Xe sắp hết nhiên liệu. - Bạn nhận được một cuộc gọi nói về hành vi khác lạ của con/cháu...

Ở cung này, bạn nên dành thời gian để sắp xếp cụ thể. Ví dụ, xe sắp hết xăng bạn không thể đợi hết mới nạp lại mà cần phải chủ động tìm kiếm các chặng gần nhất, còn khoảng bao nhiêu phần trăm nữa thì tiếp nhiên liệu là được...

Chúng ta thường sẽ không bao giờ có thể loại bỏ hoàn toàn các nhiệm vụ cấp bách và quan trọng, nhưng chúng ta có thể làm tốt hơn hoặc giảm rủi ro đáng kể của chúng với sự chủ động của mình.

Cung 2 thường bao gồm những hoạt động không có thời gian cố định nhưng vẫn quan trọng trong mục tiêu dài hạn, cần thực hiện và hoàn thành chúng: xây dựng các mối quan hệ, lập kế hoạch cho tương lai, đầu tư cho bản thân [thư giãn, cải thiện sức khỏe...].

Ví dụ về những việc không khẩn cấp nhưng quan trọng:

Theo Stenphen Covey [tác giả cuốn sách 7 Thói quen của người thành đạt], chúng ta nên dành phần lớn thời gian vào các hoạt động ở cung này, vì đây là những việc giúp chúng ta hạnh phúc lâu dài và hướng tới sự thành công. Đặt cung 2 lên ưu tiên, bạn có thể ngăn chặn được những vấn đề phát sinh của cung 1, giảm thời gian dành cho cung 3, 4 và sống hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ở đây vẫn tồn tại thách thức khiến chúng ta không đầu tư đủ thời gian và năng lượng vào cung phần tư 2: vì chúng ta không biết thực sự những gì quan trọng với chính mình.

Đơn cử, nếu bạn không có ý tưởng nào dành riêng cho cuộc đời của mình, bạn sẽ không biết đang dành phần lớn thời gian làm những công việc hiện tại có giúp ích được cho một mục tiêu cụ thể nào không. Cứ thế bạn cứ cặm cụi làm bất cứ điều gì lôi cuốn ở hiện tại hoặc trong tình huống khẩn cấp nhất. Điều này nếu được nhìn nhận sớm sẽ giúp bạn tìm ra giá trị cốt lõi và theo sát mục tiêu. Bằng không, rất khó để bạn có thể có động lực để thực hiện một ý nghĩ/dự án nào đó mà không có deadline.

Ở cung 2, bạn không bị áp lực, nên thường tự nhủ với mình “để mai tính” hoặc “từ từ cũng được” và dành thời gian cho những việc trước mắt, điều này dẫn bạn vào lối mòn lúc nào cũng bận rộn nhưng lại không có thời gian dành cho chính mình, và không biết một ngày nghỉ ngơi thực sự bao giờ mới đến.

Để khắc phục tình trạng bạn quá tập trung vào những việc khẩn cấp, không có thời gian để tập trung vào cung 2, bạn cần chủ động lập kế hoạch, có ý chí và kỷ luật để không trì hoãn việc thực hiện những kế hoạch đã đề ra.

Cung 3 bao gồm những hoạt động đòi hỏi sự chú ý của chúng ta ngay lập tức nhưng không giúp chúng ta đạt được mục tiêu. Hầu hết các nhiệm vụ ở cung 3 sẽ ngắt quãng và cản trở bạn: cuộc họp, các hoạt động thú vị bên ngoài hoặc các nhiệm vụ nhỏ nhặt phát sinh, thời gian lãng phí. Ví dụ:

  • Nhắn tin
  • Giặt ủi
  • Chở bạn ra bến xe
  • Dịch văn bản
  • Bạn mời đi xem phim nhưng ngại từ chối

Theo Covey, nhiều người dành phần lớn thời gian cho cung này, nhưng lại nhầm lẫn mình đang thực hiện nhiệm vụ của cung 1. Bởi vì nhiệm vụ ở cung này thường là đem tới lợi ích cho người khác và làm cho chúng ta cảm thấy quan trọng, có cảm giác thỏa mãn. Đôi lúc chúng không hoàn toàn mang tính tiêu cực nhưng cần được cân bằng với cung 2. Nếu không, bạn sẽ có cảm giác đang thực hiện được rất nhiều nhưng thực sự không có điều nào là cần cho mục tiêu dài hạn của bạn. Hãy học cách nói lời từ chối, khẩn cấp nhưng cần có sự suy xét kỹ để không đi quá xa với mục tiêu ban đầu hoặc làm lỡ việc thực sự cần ưu tiên hơn bạn nhé.

Cung phần 4 giúp bạn có thể thư giãn sau những giờ phút căng thẳng. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian vào đây sẽ khiến bạn sa đà vào những hoạt động mất thời giờ, còn nếu bạn biết tiết chế phù hợp và sắp xếp cố định, bạn sẽ giải trí hiệu quả, giải tỏa mệt mỏi. Ví dụ:

  • Xem ti vi.

  • Lướt web vô thức.

  • Chơi game.

  • Sử dụng mạng xã hội: Facebook, Twitter, Instagram.

  • Mua sắm.

Những việc không quan trọng, không khẩn cấp khá đơn giản để bạn nhận diện, loại bỏ và sắp xếp lại.

Áp dụng ma trận Eisenhower sẽ giúp bạn không rơi vào “cạm bẫy” của việc quản lý thời gian để sống và làm việc khoa học hơn. Bạn có thể tải bản ma trận Eisenhower trên điện thoại/thiết bị thông minh hoặc in ra giấy để tiện sắp xếp, theo dõi. Hãy thử sắp xếp công việc của mình vào ma trận khoa học và hay ho này ngay từ hôm nay nhé.

>>> Xem thêm:

I. ĐỌC HIỂU [ [3,0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

[Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ, dẫn theo //www.vnexpress.net, ngày 26 – 8 – 2011]

Câu 1 Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động viên, khích lệ. 

Câu 2 Anh/ Chị hiểu thế nào về câu: “Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn.”

Câu 3 Theo anh/ chị, vì sao tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. “?

Câu 4 Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

II. LÀM VĂN [ [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]

Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến của Steve Jobs được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.

Câu 2 [5,0 điểm]

Cảm nhận của anh chị về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để nhận xét về những điểm giống và khác nhau giữa hai hình tượng này.

GỢI Ý VÀ HƯỚNG DẪN

I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1 HS nêu được 05 trong số các cụm từ: “đừng mất lòng tin”, “đừng bỏ cuộc”, “hãy cố gắng”, “hãy tiếp tục”, “hãy yêu việc mình làm”, “đừng từ bỏ”…

Câu 2 HS trình bày cách hiểu của mình một cách hợp lí, thuyết phục. Tham khảo các cách trả lời sau:

– Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại.

– Câu nói cho thấy trong cuộc sống, đôi khi có những khó khăn khách quan bất ngờ xảy ra khiến chúng ta thất bại.

Câu 3 Tham khảo cách trả lời sau:

Mỗi người cần phải tìm ra được cái mình yêu quý – đó có thể là một công việc hoặc một con người. Đó là công việc con người mà chúng ta thích thú, đam mê, theo đuổi và tin tưởng là tuyệt vời. Chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm việc hoặc sống có trách nhiệm hơn.

Câu 4 HS trình bày hợp lí, thuyết phục về thông điệp của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với mình. Tham khảo một số thông điệp sau:

– Phải luôn có lòng tin vào những việc mình làm; 

– Phải yêu quý những công việc mình làm;

 – Không được bỏ cuộc khi thất bại; 

– Hãy kiên trì và liên tục cố gắng

II. LÀM VĂN 

Câu 1 Viết 01 đoạn văn nghị luận, khoảng 200 chữ [theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp hoặc tổng – phân – hợp,…]; xác định đúng vấn đề cần nghị luận [cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời]; thể hiện quan điểm về vấn đề cần nghị luận bằng cách giải thích ý kiến, nêu cảm nhận hoặc bình luận về ý kiến [thể hiện sự đồng tình phản đối/ vừa đồng tình, vừa phản đối,…]; lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Chẳng hạn, nếu bình luận về ý kiến, có thể theo các hướng sau:

– Đồng tình với ý kiến: lập luận cần theo hướng khẳng định niềm tin, tình yêu đối với công việc [tin rằng đó là những việc tuyệt vời] sẽ là động lực mạnh mẽ để mỗi người vượt qua những khó khăn, trở ngại [bao gồm cả những yếu tố khách quan và chủ quan] để thành công. Người ta không thể thành công nếu không có niềm tin vào công việc và không tin đó là việc tốt [tuyệt vời].

– Phản đối ý kiến: lập luận cần theo hướng để thành công trong công việc, nếu chỉ có niềm tin, tình yêu thôi thì chưa đủ, cần phải có hiểu biết kiến thức về công việc, kĩ năng và kĩ xảo để thực hiện công việc đó; ngoài ra, các yếu tố khách quan và sự may mắn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của mỗi người trong công việc.

– Vừa đồng tình, vừa phản đối ý kiến: kết hợp hai cách lập luận trên.

Câu 2 Viết bài văn nghị luận, có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài; xác định đúng vấn đề cần nghị luận; triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, có sáng tạo trong diễn đạt, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; đam bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Có thể trình bày theo định hướng sau: 

a] Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

– Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc,.. Ở phương diện thơ ca, Quang Dũng là một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài [Sơn Tây] của mình.

– Tây Tiến là bài thơ thể hiện tập trung nhất những nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật thơ Quang Dũng. Bài thơ được coi là một kiệt tác về đề tài người lính thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong bài thơ, với cảm hứng lãng mạn bay bổng mà vẫn đậm chất hiện thực, Quang Dũng đã khắc hoạ thành công hình tượng người lính Tây Tiến vừa mang vẻ đẹp hào hùng và bị tráng, vừa mang nét đẹp hào hoa và lãng mạn.

b] Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trên hai phương diện chủ yếu sau:

Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hùng và bị trang:

+ Người lính có ý chí, tư thế hiên ngang, vượt lên và coi thường những gian khổ, thiếu thốn, hi sinh: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời; Chiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm; …

+ Người lính trải qua những đau thương, mất mát nhưng không hề bị lụy: Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên sáng mà bỏ quên đời; Rải rác biên cương mồ viễn tư/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh/ Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành…

– Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hoa và lãng mạn:

+ Người lính có tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và đằm thắm tình người: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi; Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi; Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa;…

+ Người lính mang trong mình những khát vọng đẹp về tình yêu và tuổi trẻ: Kìa em xiêm áo tự bao giờ: Khèn lên man điệu nàng e ấp/ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ; Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm;…

c] Liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

– Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc:

+ Trước trận nghĩa đánh Tây”: cuộc đời lam lũ, vất vả, tui cực [Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó, chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ]; hoàn toàn xa lạ với công việc binh đao [chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó]; căm thù giặc [ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ; Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.]; có ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước, tự nguyện sung vào đội quân chiến đấu và quyết tâm chiến đấu [Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi. chuyện này dốc ra tai bộ hô …]

+ Trong trận nghĩa đánh Tây”: có khí thế đạp đầu quân thù xốc tới, không quan ngại gian khổ, hi sinh, tự tin và đầy ý chí quyết tâm chiến thắng ngoài cất có một manh áo vai; trong ta cần một ngọn tầm vông: hoa mai đánh bằng Fan con cui: gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phan; đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không có cửa xông vào, liều mình như chẳng có kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho nhà tà ma ní hồn kinh,…]; hi sinh khi sự nghiệp còn dang dở, chí nguyện chưa thành [một chắc sa trường bằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thấy: tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ; …].

+ Nhận xét: Người nông dân nghĩa sĩ xuất hiện trong khung canh bão táp của thời đại, được tái hiện qua sự hồi tưởng và niềm tiếc thương vô hạn của tác giả. Lần đầu tiên hình tượng người nông dân mặc áo lính xuất hiện trong văn học với tất cả sự trân trọng, cảm phục; qua đó lột tả được khí phách kiên trung, lòng anh dũng, quả cảm của họ trước kẻ thù.

– Điểm giống và khác nhau giữa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến và hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:

+ Giống nhau:

  • Là những “bức tượng đài” về người lính trong các cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược.
  • Mang trong mình lòng yêu nước tinh thần dũng cảm xả thân: vượt mọi gian khổ, khó khăn, hi sinh vì lí tưởng lớn lao: bảo vệ Tổ quốc.

+ Khác nhau:

  • Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của những chàng trai ra đi từ “đô thành khói lửa”; người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của những người nông dân Nam Bộ. 
  • Khắc hoạ hình tượng người lính Tây Tiến, Quang Dũng chủ yếu sử dụng bút pháp lãng mạn; với hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiều chủ yếu sử dụng bút pháp hiện thực.

– Đánh giá:

+ Mặc dù hai tác phẩm được sáng tác ở hai thời điểm khác nhau, với những cách thức thể hiện khác nhau [do đặc điểm của thể loại và phong cách tác giả quy định] nhưng đều đã khắc hoạ được những hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp, tiêu biểu cho vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh.

+ Khắc hoạ hình tượng người lính Tây Tiến trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, Quang Dũng có sự kế thừa những thành tựu của các tác giả thời kì trước, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu, nhưng cũng có những sáng tạo riêng về tư tưởng và nghệ thuật.

Video liên quan

Chủ Đề