Theo em ai là dịch giả của Chinh phụ ngâm vì sao

Ông để lại một số thơ văn chữ Hán; tác phẩm tiêu biểu nhất là “Chinh phụ ngâm khúc " gồm có 470 câu thơ chữ Hán dài, ngắn xen nhau theo thể tự do. Ví dụ:

"Vị kiều đầu, thanh thủy câu,


Thanh thủy biên, thanh thủy đồ.
Tống quân xứ hề, tâm du du,
Quân đăng đồ hề, thiếp hận bất như câu.
Quân lâm lưu hề, thiếp hạn bất như châu "... Dịch thơ:

" Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,


Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền "...

- Dịch giả

Hiện nay có 3, 4 bản dịch thơ "Chinh phụ ngâm khúc" Bản dịch 408 câu thơ song thất lục bát rất được phổ biến, nhiều người cho là của bà Đoàn Thị Điểm, người cùng thời với ông Đặng Trần Côn. Đoàn Thị Điểm quê ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Bà là một phụ nữ nổi tiếng: "đẹp người, đẹp nết, giỏi văn chương", là vợ thứ của tiến sĩ. Nguyễn Kiều, danh sĩ Bắc Hà thời Lê - Trịnh. Ngoài bản dịch "Chinh phụ ngâm khúc ", nữ sĩ còn để lại tác phẩm "Truyền kì tân phả" bằng chữ Hán.

- Nội dung

"Chinh phụ ngâm khúc" thể hiện nỗi thương nhớ, trông mong đợi chờ, nỗi buồn cô đơn, vất vả, dài dằng dặc của người vợ trẻ có chồng đi chinh chiến miền xa, đồng thời nói lên cảnh gian truân, nguy hiểm cúa người chồng trên chiến địa.

- Giá trị

Bản dịch "Chinh phụ ngâm khúc" là một kiệt tác của nền văn thơ cổ điển Việt Nam. - Nó có giá trị nhân đạo sâu sắc, nói lên tình thương đối với những chinh phụ, những khách chinh phụ trong thời loạn lạc: nguy hiểm, chết chóc, lo buồn cô đơn; cảm thông với nỗi khát khao về hạnh phúc lứa đôi, về ước mơ sum họp gia đình. "Chinh phụ ngâm" còn là tiếng nói lên án chiến tranh thời phong kiến. Về mặt nghệ thuật “Chinh phụ ngâm khúc” đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Về thể thơ song thất lục bát là đỉnh cao chưa có tác phẩm nào sánh được. Nhạc điệu du dương, ngôn ngữ trong sáng gợi cảm, hình tượng mĩ lệ, cách diễn tả tâm trạng tinh tế, sâu sắc, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng cực kì điêu luyện. Nhiều câu thơ, đoạn thơ đã in sâu trong tâm trí hàng triệu con người. Ví dụ:

"Ngàn dâu xanh ngắt một màu,


Lồng chàng ý thiếp, ai sầu hơn ai? "
Hay:
"Ôm yên, gối trống đã mòn,
Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh"
Hay:
"Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong!
Cảnh buồn, người thiết thư lòng,
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun..."


Chinh Phụ ngâm nguyên là tác phẩm chữ Hán do Đặng Trần Côn đờiLê Trung hưng viết,dài đến 477 câu, làm theo thểtrường đoản cú,diễn tả nỗi cô đơn của người chinh phụ mòn mỏi trông chồng đi chinh chiến xa. Là tiếng nói đồng cảm với quần chúng nên tác phẩm sớm nổi tiếng; tuy vậy vì lúc này chữ Nôm cực thịnh mà Chinh Phụ ngâmlại làm bằng chữ Hán nên đã được nhiều người dịchra chữ Nôm.

Bạn đang xem: Chinh phụ ngâm khúc đoàn thị điểm

Vấn đề khúc mắc ở chỗ bảnNôm [Chinh Phụ ngâm diễn âm]: Hiện có cả thảy 8 bản nôm cổ[1].Điều gây khó nhất cho ta hôm nay là tất cả các bản Nôm nàyđều không có tên người dịch. Cái khó thứ hai là các bản Nôm khác biệt nhau nhiều; riêng có một bản được phiên ra quốc ngữtừ lâu, rất quen thuộc trong các sách văn học kể cả sách giáo khoa - tạm gọibản này là bản Nôm hiện hành–lại tồn tại lời “tương truyền” bà Đoàn Thị Điểm là người dịch bản Nôm này.

Lời “tương truyền” chỉ là lời đồn đoán, không có bằng chứng nên non 100 năm nay, người ta đã bàn cãi rất nhiều: Ai là tác giả bản dịch Nôm Chinh Phụ ngâm hiện hành?

BÀ ĐOÀN THỊ ĐIỂM KHÔNG DỊCH CHINH PHỤ NGÂM RA CHỮ NÔM?

Mặc dù tên bà Đoàn Thị Điểm nay được dùng đặt cho nhiều con đường, nhiều trường học trên cả nước với ý nghĩa để tưởng nhớ một nữ sĩ,người đã viết tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng nhưng oái oăm thay...có lẽ bà Đoàn Thị Điểm không phải là người viết bảnNôm Chinh Phụ ngâm như người ta vẫn tưởng.

Quả là chuyện li kì: Sách Đăng Khoa lục sưu giảng của Trần Tiến - một thượng thư đời Lê - chép chuyện bà Nguyễn Thị Điểm em ông Nguyễn Trác Luân như sau:

“Nguyễn Trác Luân người làng Bình Lao, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Năm 22 tuổi đỗ Hoàng Giáp khoa Quý Hợi, niên hiệu Bảo Thái [triều vua Dụ Tôn nhà Hậu Lê]. Ông là một danh sĩ thời bấy giờ. Em gái ông là bà Nguyễn Thị Điểm thông minh chẳng kém gì ông, rất giỏi nghề làm văn, khi ông chưa đỗ, có một hôm ông rửa chân dưới ao, thấy em gái đang soi gương đánh phấn, ông đọc luôn một câu rằng “Chiếu kính họa mi, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm”.

Em gái ứng khẩu đọc luôn rằng: “Lâm trì tẩy túc, chích luân chuyển tác song luân”

Nghĩa là:

“Soi gương kẻ lông mày, một nét [Điểm] hóa thành hai nét;

Xuống ao rửa chân, một vòng [Luân] hóa thành hai vòng.

Lại một hôm ông tới thư phòng em gái đọc một câu rằng:

“Huynh lai đường thượng tầm song nguyệt”

Người em gái đang ngồi trước cửa sổ bắt chấy, ứng khẩu đọc luôn rằng:

“Đệ hướng song tiền tróc bán phong”

Nghĩa là:

Anh lên trên nhà tìm hai chữ nguyệt [chắp lại thành chữ bằng là bạn].

Em ở trước cửa sổ bắt nửa chữ phong [nghĩa là chữ sắt là con chấy].

Bình nhật anh em ông, xướng họa đối đáp với nhau luôn luôn. Người ta thường ví anh em ông như anh em nhà họ Tô bên Tàu.

Bà Điểm có viết cuốn Truyền Kỳ Tân Lục...[2]

Sách Tang Thương ngẫu lụccủa Nguyễn Án và Phạm Đình Hổ viết vào đời Gia Long, tức là sau sách Đăng Khoa lục sưu giảng đến nửa thế kỉ. Sách có truyện “Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiều” kể như sau:

“Bà vợ thứ ông Hạo Hiên Nguyễn Kiều là Đoàn Thị Điểm, người đất Giang Bắc, nguyên là em gái ông Tỉnh Nguyên Đoàn Luân. Bà nổi tiếng là người văn học...”.

Truyện kể đến đây lại lặp lại giai thoại hai câu đối của anh em bà Điểm, y như Trần Tiến đã kể trong Đăng khoa lục sưu giảng, chỉ có khác ở chỗ là có thêm chi tiết mới:

“Ông Đặng Trần Côn mến tiếng, đưa bài thơ đến để xin được vào thăm. Bà cười mà rằng:

Cậu học trò mới học ấy, bõ gì nói chuyện.

Ông Đặng tức giận trở về, cố chí mài giũa sự học. Sau trở nên bậc danh sĩ.

Bà kén chồng khe khắt lắm, bao nhiêu người muốn lấy, bà đều không vừa ý. Đến khi đã quá tuổi cập kê, lấy ông Hạo Hiên...Trong chốn khuê môn, vợ chồng kính trọng nhau như khách, đương thời lấy làm một chuyện đẹp.

Ông Hạo Hiên mất, những học trò theo học ông lại theo học bà, thành danh được đến mấy chục người.

Bà có làm ra tập Tục Truyền Kỳ, trong có ba truyện Hải Khẩu Linh từ, Văn Cát thần nữ, An Ấp liệt nữ, còn lưu hành ở đời Năm bà 78 tuổi, vẫn còn đi lại ở kinh kỳ, mở trường dạy học.[3]

Vậy là cả hai truyện trên đều không hề nói là bà Đoàn Thị Điểm đã diễn nôm Chinh Phụ ngâm khúc. Hai truyện có nhiều chỗ giống nhau, nhất là giai thoại đối đáp giữa hai cặp anh em có tên giống nhau [Luân – Điểm].

Đăng Khoa lục sưu giảng

Tang Thương ngẫu lục

[Thư viện Quốc gia. Bản chụp của nomfoundation]


Lại non một thế kỉ sau, Nam Hải dị nhânliệt truyện củaPhan Kế Bính có chép truyện Nguyễn Thị Điểm. Có lẽ Phan Kế Bính đã dựa vào sách Đăng khoa lục sưu giảngnên vẫn giữ đúng tên Nguyễn Thị Điểm cùng các giai thoại của Trần Tiến kể trong sách nàycộng với các giai thoại của Tang Thương ngẫu lụcrồi thêm vào vài giai thoại mới :

“...Lúc lên 5, 6 tuổi, học sách Hán Cao Tổ, anh có ra câu đối rằng:“Bạch xà đương đạo; Quí bạt kiếm nhi trảm chi”.Thị Điểm đối rằng: “Hoàng long phụ chu; Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết”.Anh chịu câu ấy là tài, tự bấy giờ cho chuyên tập về nghề nghiên bút Bấy giờ tiếng Thị Điểm lừng lẫy chốn kinh thành. Các học trò hay chữ ai cũng muốn trêu ghẹo. Một hôm có Nguyễn Huy Kỳ ở Thụy Nguyên, Trần Danh Tân ở Cổ Am, Nguyễn Bá Cư ở Cổ Đô, Võ Toại ở Thiên Lộc, bốn người ấy có tiếng hay chữ, người ta thường gọi là “Tràng an tứ hổ” [nghĩa là bốn con hổ ở chốn Tràng an]. Bốn người đến chơi tận nhà Thị Điểm, muốn thử làm thơ với nhau.Thị Điểm ra câu đối rằng:

“Đình tiền thiếu nữ khuyến tân lang”.

Bốn người không đối được, phải xấu hổ trở về.Lại một khi Thị Điểm đi thủng thẳng một mình, gặp quan Thượng thư là Nguyễn Công Hãng ở ngoài đường. Công Hãng bắt Thị Điểm vừa đi vừa ngâm một bài thơ: “Đi một mình”.Thị Điểm ngâm ngay rằng:

“Đàm đạo cổ kim tâm phúc hữu;

Chu toàn tả hữu cổ quăng thần”.

Xem thêm: Bán Nhà Riêng Tại Bùi Xương Trạch Khương Đình Thanh Xuân Hà Nội

Công Hãng khen hay, thưởng cho 10 quan tiền.

Trong thời Long Đức [đời vua Thần Tôn nhà Lê], có sứ Tàu sang phong vương. Hoàng thượng sai Thị Điểm đứng chực ở ngoài của Đoan môn. Thị Điểm có ý muốn trêu ghẹo sứ giả. Sứ giả nói đùa một câu rằng:“An Nam nhất thốn thổ; bất tri kỉ nhân canh?”Thị Điểm đối rằng:“Bắc quốc đại trượng phu; giai do thử đồ xuất!”.Sứ giả thẹn đỏ mặt rồi đi...”

Đăng Khoa lục sưu giảng và Tang Thương ngẫu lục kể 2 câu chuyện na ná nhau nhưng sách thì ghi là Nguyễn Thị Điểm, sách lại ghi là Đoàn Thị Điểm. Để hòa giải mâu thuẫn này Phan Kế Bính trong Nam Hải dị nhânliệt truyện đã chọn giải pháp “ba phải” – dĩ hòa vi quý - chú thích một câu ở cuối truyện: “Nguyễn Thị Điểm tức Đoàn Thị Điểm...”. Đọc đến đây, ta không khỏi băn khoăn: Sao Nguyễn Thị Điểm mà lại là Đoàn Thị Điểm được? Vậy thì Nguyễn Trác Luân hẳn phải là Đoàn Trác Luân ư? Không thể được bởi Nguyễn Trác Luân là nhân vật lịch sử, người đã dự mưu phế truất và giết vua Lê Vĩnh Khánh của Trịnh Giang, tên tuổi đã ghi rõ trong sách sử. Rõ ràng cách hòa giải này của Phan Kế Bính không thể chấp nhận.

Nhìn chung, các truyện xưa tích cũ được các sách trên ghi chép cũng chỉ là lời đồn đãi trong dân gian, mang tính cách của truyền thuyết,đúng như lời của Phan Kế Bính: “...Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm, chẳng thiếu gì người tài đức, người danh tiếng; nhưng bởi vì sự tích xa xôi mà không rõ, hoặc vì sử sách biên sót mà không tường. Chỉ còn người nào ghi vào sử, hoặc chép vào ký tái của các tư gia, thì còn có thể lưu truyền lại được. Nhưng lại ngặt vì sách thì ít, cho nên lưu truyền ra không được rộng. Người ta nói truyện cổ tích chẳng qua chỉ một vài người được trông vào sách, rồi thì truyền khẩu cho nhau, lõm bõm người nhớ khúc này, kẻ nhớ khúc kia, mỗi người truyền đi lại sai một tý, té ra nhầm lẫn sai cả sự thực của người xưa...”[4]

Sách Đăng Khoa lục sưu giảng và Tang Thương ngẫu lục không nói gì đến việc bà Đoàn Thị Điểm dịch Chinh Phụ ngâm ra chữ Nôm; ngoài ra, bản in Chinh Phụ ngâm diễn âm do Hiệu Trường Thịnh khắc ở Hà Nội khoảng thời Tự Đức là bản thương mại xưa nhất giống với bản diễn âm hiện hànhcũng không ghi tên người dịch là Đoàn Thị Điểm.

Năm 1944, Trúc Khê Ngô Văn Triện về Hải Dương tìm đọc gia phả họ Đoàn [Đoàn thị thực lục] cũng không hề thấy gia phả ghi việc bà Đoàn Thị Điểm dịch Chinh Phụ ngâm. Ông viết: “Bản Chinh Phụ ngâm khúc có thể không phải của bà Đoàn Thị Điểm”[5]. GS Hoàng Xuân Hãn cũng đã từng đọc Đoàn thị thực lục và cũng không thấy có ghi chép việc này... vậy mà ở cuối truyệnNguyễn Thị Điểm trong Nam Hải dị nhân liệt truyện, Phan Kế Bính lại khẳng định “tương truyền bà Nguyễn Thị Điểm là người đã diễn Chinh Phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn ra chữ Nôm”. Đã gọi là “tương truyền” thì không có gì là chắc chắn và không rõ Phan Kế Bính đã nghe lời “tương truyền” ấy từ đâu?

Có lẽ do lời “tương truyền” ấy mà giữa thế kỉ XIX, trong tập bài giảng ở trường Thông ngôn,bản Chinh Phụ ngâm diễn âmcủaTrương Vĩnh Ký[6] đã ghi tác giả là Đoàn Thị Điểm. Trương Vĩnh Ký là học giả uyên bác, am tường văn hóa Đông Tây kim cổ, ngoài việc giỏi Hán-Nôm còn nói, viết thông thạo 27 thứ tiếng nước ngoài, để lại hơn 100 tác phẩm vềvăn học,lịch sử,địa lý, từ điển và dịch thuật... và...có lẽ vì kiến thức rộng quá nên các biên soạn của Trương Vĩnh Ký nhiều khi mắc phải những lỗi rất sơ đẳng.

Cũng trong chiều hướng trên, khoảng vài mươi năm sau, đời vua Thành Thái,Vũ Hoạt đã đem mấy quyển thơ nômcho khắc in tập “Danh gia quốc âm”[7], trong đó có Chinh Phụ ngâm bị lụcvới lời tựa có câu: “Đặng tiên sinh sở tác, Đoàn phu nhân diễn âm” [Đặng tiên sinh làm sách ấy, Đoàn phu nhân dịch ra chữ Nôm].Vũ Hoạt không phải lànhà khảo cứu mà chỉ là người thích thơ văn.Thời vua chúaở nước ta cũng như ở Trung Quốc,việc in, phổ biến một cuốn sách khá đơn giản: chỉ cần có tiền là có thể thuê thợ khắc mộc bản để in tác phẩm của mình hoặc những gì mình yêu thích, miễn là sách không có câu chữ phạm húy, không phạm đến oai quyền của triều đình... Có nhiều tiền hơn, có thể thuê người làm thạch bản, bản in sắc sảo, chữ nhỏ mà đẹp hơn...

CÁC BẢN NÔM XUẤT HIỆN ĐẦU THẾ KỈ XX VỀ SAU CÓ GHI TÊN NGƯỜI DỊCH NÔM:

ĐOÀN THỊ ĐIỂM, KHÁC VỚI CÁC BẢN NÔM CỔ.

Bản chép tay cuốn

CHINH PHỤ NGÂM BỊ LỤC lưu trữ tại Thư viện Đại học Yale, Hoa Kỳ.

----------

Thành Thái, Nhâm Dần cúc nhật. Long Hòa hiệu tàng bản. Thanh Trì Nhân Mục, Đặng Trần tiên sinh Côn trước. Văn Giang Trung phú, Đoàn phu nhân Điểm diễn âm. Thần Khê Đồng Phong thừa thư.

NGHĨA: Ngày mùa thu, năm Thành Thái Nhâm dần. Bản của hiệu Long Hòa.

Đặng Trần Côn tiên sinh ở Thanh Trì, Nhân Mục soạn. Đoàn Thị Điểm phu nhân ở Văn Giang, Trung Phú dịch nôm. Thần Khê Đồng Phong chép lại.

[Đây là bản của Maurice Durand chép lạiphần chữ Nôm Chinh Phụ ngâm rồi chua thêm quốc ngữ bản do Vũ Hoạt đặt Long Hòa hiệu in vào đời Thành Thái năm Nhâm dần-1902]

Bản in của Phúc Văn Đường năm 1922 [sao lại bản của Vũ Hoạt đời Thành Thái]

-----------

Nhâm tuất niên tân san

CHINH PHỤ NGÂM BỊ LỤC

Phúc Văn đường tân bản

Thanh Trì Nhân Mục Đặng Trần tiên sinh Côn trước – Văn Giang Trung Phú Đoàn phu nhân Điểm diễn âm – Thần Khê Đồng Phong thừa thư.

[Thư viện Quốc gia. Bản chụp củanomfoundation

Từ đó, dư luận quần chúng ngẫu nhiên được đưa vào sách.Bấy giờ lại thêm có sự tham dự của hoạt động thương mại, các nhà in ở Phố Hàng Gai như Liễu Văn đường, Phúc Văn đường, Phú Văn đường... in nối bản của Vũ Hoạt, tung ra thị trường các bản in chữ Nôm sao chép rập khuôn nhau lặp lại câu Thanh Trì Nhân Mục Đặng Trần tiên sinh Côn trước – Văn Giang Trung Phú Đoàn phu nhân Điểm diễn âm[Đặng Trần Côn tiên sinh ở Thanh Trì, Nhân Mục soạn. Đoàn Thị Điểm phu nhân ở Văn Giang, Trung Phú dịch nôm].[xem ảnh] bán khắp ở các hàng sách từ thị thành đến thôn quê.

Phố Hàng Gai cuối thế kỉ XX; nơi tập trung các nhà in sách như Cát Thành, Liễu Văn đường, Tụ Văn đường, Phúc Văn đường, Đồng Văn đường, Quảng Thịnh đường, Cẩm Văn đường, Quan Văn đường, Trường Văn đường, Gia Liễu đường ...

[ảnh của vanhien.vn]

Vậy là từ đó về sau, mọi người mặc nhiên công nhận bảnChinh Phụ ngâmdiễn âm hiện hành là của Đoàn Thị Điểm. Cái biết định hình từ đó cứ lưu truyền mãi như thế khiến các sách về sau như Chinh Phụ ngâmkhúc dẫn giải của Nguyễn Đỗ Mục[Tân Dân, 1944],Chinh Phụ ngâm khúc giảng luận của Thuần Phong Ngô Văn Phát [1952], Chinh Phụ ngâm của Vũ Đình Liên-Hoàng Ngọc Phách-Lê Thước,Nữ lưu văn học sử của Lê Dư, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử trích yếu củaNghiêm Toản, Việt Nam Văn học sử Giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ cũng như Chinh Phụ ngâm của Vân Bình Tôn Thất Lương do Tân Việt xuất bản ở miền Nam... đều cứ theo lời người xưa mà cho rằng Chinh Phụ ngâm diễn âm hiện hành là của Đoàn Thị Điểm. Ngay cả Từ điển Văn học 2005 do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Táchủ biên cũng viết trong mục từ Đoàn Thị Điểm: “...có lẽ trong thời gian xa chồng bà đã dịch ra quốc âm tập thơChinh Phụ ngâm từ bản chữ Hán của danh sĩĐặng Trần Côn...”.

-----------------

GHI CHÚ:

Video liên quan

Chủ Đề