Artistic yoga là gì

Yoga ngày càng trở thành một bộ môn rèn luyện cơ thể được mọi người ưa chuộng. Ngoài vô số lợi ích bất ngờ đem lại cho cơ thể, Yoga còn là cơ hội tuyệt vời để bạn khám phá những khả năng tiềm ẩn của bản thân mình. 

Có bao giờ bạn tự hỏi :”Vậy Yoga có bao nhiêu loại? Mỗi loại có tác dụng khác nhau như thế nào lên cơ thể con người”. Từ xa xưa, Yoga đã được ví von như một cây cổ thụ với rất nhiều nhánh khác nhau, muôn hình muôn vẻ, đem đến cho người tập những trải nghiệm đa dạng bất ngờ. 

Minh cũng chỉ là một tín đồ yêu mến Yoga, tìm tòi và nghiên cứu về bộ môn thú vị này. Qua bài viết này, mình muốn giới thiệu 4 loại hình Yoga truyền thống phổ biến nhất cho những ai yêu mến Yoga như mình cùng khám phá nhé!

I. Hatha Yoga 

Hatha Yoga là loại hình đầu tiên mình muốn nhắc đến bởi nó rất thông dụng, đơn giản và phù hợp cho mọi đối tượng. 

Hatha Yoga chú trọng đến việc kiểm soát hơi thở và thực hiện các động tác nhẹ nhàng với tốc độ chậm thích hợp cho những người mới tập, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên Hatha yoga cũng có thể dạy theo tốc độ nhanh [Hatha Flow] với những tư thế nâng cao tùy theo sức tập của học viên.

Khi chọn trang phục tập Hatha Yoga bạn nên chú trọng đến yếu tố thoải mái là chính. Vì vậy quần áo vừa vặn, không cần ôm sát người sẽ là lựa chọn thích hợp nhé.

II. Ashtanga Yoga 

Ashtanga tập trung vào sáu bộ tư thế truyền thống theo phong cách của Sri Pattabhi Jois. Ashtanga Yoga giúp bạn kiểm soát hơi thở, nâng cao khả năng khóa năng lượng và tập trung vào các điểm nhìn cố định. Các tư thế phải được nối tiếp nhau không ngừng hoặc chỉ bị ngắt quảng ngắn. Khi tập sẽ không có nhạc các bạn nhé. Mỗi tư thế thường được tập trong năm nhịp thở. 

Tuy nhiên, loại hình Yoga này không thích hợp cho người mới bắt đầu, người có chấn thương ở vai hoặc các bộ phận khác. Ashtanga đòi hỏi ở người tập sức mạnh và sự chịu đựng khi thực hiện các động tác. 

Đối với Ashtanga, trang phục tập cần ôm sát và co giãn tốt nhằm hỗ trợ người tập thực hiện các động tác kéo căng và vặn người mức độ cao.

III. Vinyasa Yoga

Vinyasa yoga là một thuật ngữ chung được sử dụng cho yoga có nhịp độ nhanh và liên tiếp. Những lớp học Vinyasa có thể bao gồm nhiều trường phái khác nhau của yoga và các động tác thường di chuyển nhanh hơn so với Hatha Yoga. Do thế mà Vinyasa giúp ngưởi tập tiêu hao năng lượng nhiều hơn, thúc đẩy quá trình giảm cân và hỗ trợ các cơ khoẻ mạnh hơn. 

Những người mới tập, người có các vấn đề di chuyển, người có một chấn thương vai hoặc muốn tập luyện nhẹ nhàng và chậm thì không nên tham gia các lớp Vinyasa. Vinyasa Yoga sẽ là trường phái tuyệt vời cho những ai thích thay đổi động tác thường xuyên với nhịp độ nhanh các bạn nhé. 

Từ kình nghiệm bản thân mình, khi tập những bài Yoga hạng nặng, bạn nên mặc loại áo ngực thể thao chuyên dụng, vừa giữ form ngực đẹp cố định còn giúp bạn thực hiện động tác thoải mái hơn.

Ngoài ra, bạn nên chọn quần áo tập băng chất liệu polyester spandex thoát mồ hôi tốt, co giãn tối đa. Tránh dùng áo bằng chất liệu cotton hút mồ hôi thì tốt thật, mà giữ mồ hôi cũng tốt luôn

. Quần áo tập xong ướt nhẹp, hút ngược vào cơ thể, dễ gây bệnh lắm.

IV. Power Yoga

Power yoga [còn gọi là boot camp yoga hay cardio yoga] được biết đến như một phương pháp rèn luyện thể lực cao và giảm cân. Dựa trên kỹ thuật yoga Kundalini và một vài cách điệu, Power yoga có khả năng vừa đốt cháy mỡ tối đa, vừa làm săn chắc các khối cơ trên cơ thể. Vì vậy khi tập Power Yoga, bạn sẽ tiêu hao năng lượng nhiều hơn so với các hình thức kể trên.

Tuy nhiên, hình thức này không dành cho người mới bắt đầu. Vì thế, bạn nên trải qua vài lớp tập cơ bản trước khi thử Power yoga. Cũng giống như Vinyasa Yoga, bạn nên chọn trang phục thoát mồ hôi tốt, co giãn cao để cơ thể thực hiện động tác tối đa khi tập và khô ráo sau khi kết thúc buổi tập nặng nhé.

 Mình vừa trình bày xong 4 loại hình Yoga cơ bản thông dụng với người tập nhất hiện nay. Với các bạn yêu mến Yoga, hi vọng bài viết này sẽ đem lại một vài thông tin nho nhỏ để các bạn dễ dàng lựa chọn hình thức nào phù hợp với thể lực và nhu cầu tập luyện của mình nhé.


1. Sun Series :

Tư thế chào mặt trời lấy cảm hứng từ những điều tự nhiên nhất, đánh thức cơ thể đón ánh nắng mặt trời để sinh sôi và phát triển. Đây là một trong những bài yoga nổi tiếng nhất, được thực hành trong hầu hết các buổi tập yoga.

2. Power Yoga

Power Yoga do ông K. Pattabhi Jois phát triển. Cũng giống như Vinyasa, Power Yoga cũng kết hợp giữa hơi thở và chuyển động. Tuy nhiên, ở đây, trình tự bài tập sẽ được định sẵn, mang đến một cường độ tập luyện mạnh mẽ với tốc độ nhanh, giúp điều chỉnh vóc dáng nhanh chóng, thon gọn vùng bụng và làm sạch cơ thể.

3. Ashtanga

Là tập hợp các tư thế yoga mạnh mẽ, tập trung vào việc thống nhất hơi thở với những chuyển động nhanh, làm sạch và lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức sống.

4. Hatha Yoga

Mục tiêu tổng thể của Hatha yoga là tăng cường sự phát triển tinh thần của bạn, bằng cách giải phóng năng lượng khắp cơ thể và cân bằng các khía cạnh đối diện của con người bạn. Theo lý thuyết Yoga, mọi người đều có khía cạnh nam tính và nữ tính, gọi là năng lượng nóng, hoạt động của mặt trời – “ha” – và năng lượng tiếp thu của mặt trăng, tươi mát “tha”. Khi nguồn năng lượng cơ thể được mở ra chính là lúc hai sự đối lập này được cân bằng. Lúc này cơ thể bạn tạo điều kiện cho sự thức tỉnh tâm linh.

5. Patanjali

Patanjali được gọi là sư tổ của Yoga và Patanjali Yoga chính là sản phẩm mà ông sáng lập ra. Nó chính là trường phái Yoga dựa trên kinh thánh hay còn được gọi với cái tên khác là Kinh Yoga, đó là những nền tảng cơ bản về triết lý Yoga. Về cơ bản, đây là loại hình Yoga cho đi và nhận lại. Trong Yoga có 2 điều cốt lõi nhất là giải phẫu và kinh Yoga

6. Satwa

7. Yoga Mix

Đây là lớp Yoga tự do, với nhiều tư thế đa đạng nhằm thử thách khả năng của từng người tập.

8. Yoga Balance

Yoga Balance là lớp học tập trung vào các động tác giữ cân bằng cơ thể. Đây là lớp học khó, có tác dụng củng cố cơ bắp, tăng cường sức mạnh và mang lại sự ổn định cho cả tinh thần và thể chất. Lớp học này phù hợp với những người đã có kinh nghiệm luyện tập

9. Yoga Flow

Yoga Flow hay còn được biết đến với tên gọi Vinyasa Yoga. Vinyasa theo tiếng Phạn được hiểu là sự kết nối giữa sự di chuyển đồng bộ với hơi thở. Vì thế Vinyasa Yoga hay còn gọi là Yoga Flow là cách tập luyện có sự kết nối giữa chuyển động và hơi thở để tạo nên những chuỗi động tác chuyển tiếp nhẹ nhàng.

10. Vinyasa

Đồng bộ mỗi di chuyển với mỗi hơi thở để tạo ra “Vinyasa flow” [Dòng chảy Vinyasa]. Vinyasa giúp phát triển sự cân bằng, sự linh hoạt, sức mạnh và sức chịu đựng.

11. Solar Yoga

12. Yoga Stretch

13. Yoga Core

Giúp cơ xương chắc khỏe, bài Yoga này tập trung vào phần bụng, lưng, vai và hông giúp người tập tăng sức mạnh, sự ổn định và tính linh hoạt của phần cốt lõi. Tập luyện nhằm tăng sức khỏe cho phần cốt lõi là vô cùng quan trọng và cần thiết cho bất cứ ai, nhằm tránh các bệnh căng thẳng, đau lưng kinh niên, nhức đầu và các vấn đề khác

14. Satyananda

Satyananda Sukham là một phương pháp tập luyện yoga cho phần hông và cột sống, căng duỗi cơ và thư giãn cột sống, kéo dãn phần hông của bạn. Phương pháp tập luyện này đặc biệt thích hợp cho những người bị mắc chứng đau lưng. Bạn sẽ được cảm nhận phần cột sống của mình trở nên cứng cáp và dẻo dai, loại bỏ chứng đau cột sống thường gặp.

15. Dynamic Yoga

Dynamic Yoga là một lớp học đầy thử thách với sự kết hợp giữa các tư thế đòi hỏi nhiều năng lượng với bài tập thư giãn. Được tạo ra để thử thách sức mạnh thể chất và tinh thần, lớp học này giúp nâng cao sức khỏe và sức bền, đồng thời tốt cho tim mạch. Lớp học này phù hợp với người tập ở mọi mức độ

16. Sukham

Lớp học này dành cho mọi trình độ, chú trọng nhiều hơn vào các bài tập thở và các tư thế định tuyến, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, tìm lại sự cân bằng cho cơ thể và tâm trí, mang lại nguồn năng lực tập trung, thay đổi thói quen. Mục đích của lớp học này giúp bạn khơi dậy nguồn năng lượng sâu kín bên trong.

17. Gentle Yoga

Gentle Yoga là sự kết hợp của các tư thế chậm và đơn giản, nhưng có tác động sâu sắc đến hệ cơ và xương. Đây là lớp học cơ bản, nhẹ nhàng và thư giãn nên rất phù hợp với những người mới bắt đầu, nhưng cũng không kém phần quan trọng cho những người đã có kinh nghiệm luyện tập trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các chấn thương liên quan đến cơ và xương

18. Lunar Yoga

19. Mysore Vinyasa

20. Yoga Basic

Yoga Basic là lớp học căn bản, dành cho người mới bắt đầu làm quen với Yoga. Bộ môn này giúp các bạn có được tiền đề vững chắc để tập luyện lên những tư thế khó, những lớp học chuyên sâu hơn.

21. Hip Opening

Là một chuỗi các bài tập yoga giúp mở hông, tăng độ đàn hồi cho phần cơ hông kết hợp với các chuyển động và hít thở nhịp nhàng, giúp học viên căng vùng cơ xương chậu và hông.

22. Shakti Yoga

Shakti Yoga là một trường phái Yoga được coi là có độ phức tạp về cả thể chất lẫn tinh thần. Trong Hinduism, Shakti có nghĩa là biểu tượng cho năng lượng thần linh, cốt lõi là năng lượng nữ giới. Shakti còn là năng lượng và sức mạnh của tất cả chúng sinh, cỏ cây, hoa lá có trong vũ trụ. Năng lượng này được nữ thần Shakti thể hiện, được Hinduism cho là mang lại năng lượng để di chuyển qua vũ trụ cho cả nam nhi và nữ giới.

23. Moon Series

Dành cho tất cả các cấp, lớp học làm trẻ lại tâm trí và cơ thể của bạn, bao gồm 14 tư thế. Giúp săn chắc cơ bụng và phần lưng. Lớp Moon Series giúp giảm căng thẳng và thư giãm tâm trí.

Video liên quan

Chủ Đề