Baáo cáo đánh giá rủi ro pháp lý năm 2024

Sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra trên Legal Check, kết quả của các phân tích được thể hiện trên bản Báo cáo pháp lý. Bản Báo cáo pháp lý là đánh giá tổng quan về tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, chúng tôi cố gắng sử dụng các thuật ngữ đơn giản nhất để giúp việc đọc hiểu báo cáo trở nên đơn giản với cả những người sử dụng không có nhiều kiến thức pháp lý.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các vấn đề pháp luật có thể trở nên phức tạp và dễ hiểu nhầm, do đó, chúng tôi đưa ra các vấn đề cơ bản sau về bản Báo cáo pháp lý nhằm giúp người đọc có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các giá trị chính của bản Báo cáo.

BỐ CỤC CỦA BẢN BÁO CÁO PHÁP LÝ

  • Giới thiệu Legal Check;
  • Số điểm chung được đưa ra trên thang điểm 100 thông qua việc đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật của doanh nghiệp;
  • Các câu trả lời cho từng vấn đề mà người sử dụng đã đưa ra;
  • Những khuyến nghị cơ bản liên quan đến vấn đề được đề cập trong câu hỏi. Các rủi ro pháp lý doanh nghiệp có thể gặp phải và một vài giải pháp gợi ý cho doanh nghiệp;
  • Thông tin liên hệ để nhận các tư vấn chính xác và cụ thể.

NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO PHÁP LÝ

Bản báo cáo sẽ gồm các phần ứng với các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:

  • THÀNH LẬP: là các thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp như việc góp vốn vào doanh nghiệp, điều lệ của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên liên quan…
  • NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: là các điều kiện cần thiết doanh nghiệp phải đáp ứng nếu doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh ở ngành nghề đó.
  • THUẾ: là các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước mà doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình kinh doanh của mình.
  • LAO ĐỘNG: là các quy định liên quan đến lao động như việc ký kết hợp đồng lao động, quy định về sử dụng lao động nước ngoài, các nghĩa vụ doanh nghiệp cần phải đáp ứng cho người lao động…
  • SỞ HỮU TRÍ TUỆ: là các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp như đăng ký bảo hộ, xét tính hợp pháp… trong nhãn hiệu, tên thương mại… của doanh nghiệp.

PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ

Không xét đến các phân tích chuyên môn và thuật toán công nghệ, về cơ bản, phương thức đánh giá của bản Báo cáo sẽ gồm:

  • Nếu Doanh nghiệp đã đáp ứng một yêu cầu pháp lý được đưa ra, bản báo cáo sẽ bỏ qua, và không đánh giá điểm trừ cho vấn đề pháp lý đó.
  • Nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng một yêu cầu pháp lý được đưa ra, Legal Check sẽ trừ điểm ở hạng mục đó, đồng thời đưa ra: Các rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải [bị xử phạt vi phạm hành chính, chấm dứt hoạt động, hợp đồng vô hiệu hoặc các rủi ro khác trong quá trình hoạt động] nếu vẫn tiếp tục duy trì tình trạng hiện tại. Mọi nội dung trong bản báo cáo đều đi kèm với căn cứ pháp lý liên quan để bạn có thể kiểm tra và rà soát lại.

Mặc dù bản Báo cáo pháp lý được chủ định thiết kế với cách trình bày và nội dung dễ nắm bắt, nhưng trên thực tế, việc đọc hiểu toàn bộ các nội dung của bản Báo cáo pháp lý không phải là điều dễ dàng. Do vậy, với bất kỳ nội dung nào chưa rõ hoặc mong muốn tìm hiểu kỹ hơn, người sử

Xin hỏi tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo được quy định thế nào? – Đình Huy [Hải Phòng]

Tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo [Hình từ internet]

Tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo

Nội dung này quy định tại Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

Theo đó, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo gồm:

1. Tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền và tiêu chí mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo.

2. Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ môi trường kinh doanh của đối tượng báo cáo và tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ hoạt động kinh doanh của đối tượng báo cáo, cụ thể như sau:

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ môi trường kinh doanh của đối tượng báo cáo bao gồm nguy cơ rửa tiền từ ngành, lĩnh vực; quốc gia, vùng lãnh thổ mà đối tượng báo cáo hoạt động theo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền và do đối tượng báo cáo tự xác định;

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ hoạt động kinh doanh của đối tượng báo cáo bao gồm nguy cơ rửa tiền từ khách hàng; nguy cơ rửa tiền từ sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; nguy cơ rửa tiền từ cách thức phân phối sản phẩm, dịch vụ.

3. Tiêu chí mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo bao gồm tính toàn diện của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền và tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách, quy định nội bộ đó, cụ thể như sau:

- Tính toàn diện của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo bao gồm tính đầy đủ của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; mức độ phù hợp với quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền; mức độ phù hợp với mức độ rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; việc định kỳ đánh giá lại chính sách, quy định nội bộ đó để phù hợp với thay đổi của quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động;

- Tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo bao gồm hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền; mức độ hiểu biết, tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực nghề nghiệp của lãnh đạo và nhân viên có trách nhiệm liên quan về phòng, chống rửa tiền; mức độ hiệu quả quản lý công tác phòng, chống rửa tiền.

4. Phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo là phương pháp chấm điểm. Phương pháp chấm điểm được thực hiện trên cơ sở tính điểm đối với từng tiêu chí quy định tại khoản 2 và 3, cụ thể như sau:

- Điểm số của từng tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều này được xác định theo thang điểm từ 1 đến 5 theo nguyên tắc điểm số có giá trị càng nhỏ thì nguy cơ rửa tiền càng thấp;

- Điểm số của từng tiêu chí quy định tại khoản 3 được xác định theo thang điểm từ 1 đến 5 theo nguyên tắc điểm số có giá trị càng nhỏ thì mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền càng cao;

- Trọng số của từng tiêu chí quy định tại khoản 2, 3 là tỷ lệ phần trăm [%] được xác định trên cơ sở tầm quan trọng của từng tiêu chí trong công tác phòng, chống rửa tiền. Đối tượng báo cáo tự xác định trọng số dựa trên quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động;

- Điểm số của nguy cơ rửa tiền được xác định dựa trên việc tính toán tổng điểm từng tiêu chí nguy cơ rửa tiền quy định tại điểm a khoản này sau khi nhân với trọng số quy định tại điểm c khoản 4 Điều 3 Thông tư 09.

Nguy cơ rửa tiền thấp nếu điểm số nhỏ hơn hoặc bằng 1; nguy cơ rửa tiền trung bình thấp nếu điểm số lớn hơn 1 và nhỏ hơn hoặc bằng 2; nguy cơ rửa tiền trung bình nếu điểm số lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 3; nguy cơ rửa tiền trung bình cao nếu điểm số lớn hơn 3 và nhỏ hơn hoặc bằng 4; nguy cơ rửa tiền cao nếu điểm lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 5;

- Điểm số của mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền được xác định dựa trên việc tính toán tổng điểm từng tiêu chí mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 Thông tư 09 sau khi nhân với trọng số quy định tại điểm c khoản 4 Điều 3 Thông tư 09.

Mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền cao nếu điểm số nhỏ hơn hoặc bằng 1; mức độ phù hợp của các chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền trung bình cao nếu điểm số lớn hơn 1 và nhỏ hơn hoặc bằng 2; mức độ phù hợp của các chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền trung bình nếu điểm số lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 3; mức độ phù hợp của các chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền trung bình thấp nếu điểm số lớn hơn 3 và nhỏ hơn hoặc bằng 4; mức độ phù hợp của các chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền thấp nếu điểm số lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 5;

- Điểm số rủi ro về rửa tiền được xác định bằng việc tính trung bình cộng điểm số của nguy cơ rửa tiền và điểm số của mức độ phù hợp của chính sách, quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.

Trường hợp điểm số càng nhỏ thì mức độ rủi ro về rửa tiền càng thấp: mức độ rủi ro về rửa tiền thấp nếu điểm số nhỏ hơn hoặc bằng 1; mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình thấp nếu điểm số lớn hơn 1 và nhỏ hơn hoặc bằng 2; mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình nếu điểm số lớn hơn 2 và nhỏ hơn hoặc bằng 3; mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình cao nếu điểm số lớn hơn 3 và nhỏ hơn hoặc bằng 4; mức độ rủi ro về rửa tiền cao nếu điểm số lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 5.

5. Kỳ thu thập thông tin, số liệu phục vụ đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đánh giá, cập nhật.

Đối tượng báo cáo phải hoàn thành báo cáo đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo.

Chủ Đề