Bài 2 trang 60 sgk ngữ văn 9 tập 2 năm 2024

Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh của cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?

Hướng dẫn giải

Hình ảnh hàng tre trong khổ thơ đầu:

Ngay khi đến Lăng Bác ấn tượng đầu tiên đối với tác giả là hình ảnh hàng tre xanh chờn vờn trong sương sớm. Hình ảnh tre mang nhiều ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Tre là một loại cây rất bình dị lại được trồng ngay ở giữa Thủ đô lộng lẫy uy nghi, cùng với bao loại cây quý hiếm khác trước lăng Bác. Phải chăng đó là sự ẩn dụ về con người của Bác giản dị mà vô cùng thanh cao. Không những thế hình ảnh tre còn biểu tượng cho hình ảnh giản dị mộc mạc nơi làng quê thanh bình yên tĩnh.Tre còn là hình ảnh biểu tượng cho tính cách của dân tộc Việt Nam: anh dũng, quật cường sức sống bền bỉ dẻo dai “bão táp mưa sa vẫn đứng thẳng hàng”.

Hình ảnh cây tre ở khổ cuối:

Hình ảnh hàng tre hiên ngang quanh lăng Bác mở đầu và cũng là kết thức bài thơ, thế nhưng ở cuối bài nó mang một ý nghĩa khác nhau tạo ra đầu cuối có sự tương ứng, làm đậm nét hình ảnh. Nhưng cây tre ở đây lại mang nét nghĩa mới, nó tượng trưng cho tấm lòng trung hiếu của con cháu đối đất nước, đối với Bác quyết đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn. Và phải chăng đó còn là hình ảnh những người lính cảnh vệ đang canh giấc ngủ bình yên cho Bác mà nhà thơ Viễn Phương muốn gởi gắm.

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Nếu khổ thơ thứ hai là tình cảm biết ơn, kính trọng thì đến khổ thơ thứ ba, tác giả bày tỏ nỗi xót thương vô hạn đối với sự ra đi của Bác. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”, tác giả Viễn Phương đã so sánh Bác với “trời xanh” vĩnh hẵng, bất biến. Dù Bác đã ra đi nhưng vẫn còn sống mãi trong trái tim, trong sự nhớ thương của nhân dân Việt Nam ngàn đời. Tình yêu thương bao la, ơn đức lớn lao của Bác sẽ không bao giờ nguôi ngoai trong lòng những thế hệ người Việt. Người đã rời xa trần thế nhưng hình ảnh người vẫn gần gũi như là bác, là cha của những người cháu, người con, đầy “dịu hiền”. Nhưng dẫu biết là như thế, khi nhìn thấy hình ảnh Bác “nằm trong giấc ngủ bình yên” tác giả vẫn không thể che giấu cảm xúc xót thương vô hạn đối với sự mất mát lớn này. Ở cuối khổ thơ, câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim!” kết lại bài thơ bằng việc bộc lộ trực tiếp cảm xúc trữ tình. Dấu chấm than đặt cuối khổ thơ như nốt lặng, bày tỏ tình cảm của nhà thơ đối với Bác. Bài 2 luyện tập trang 60 SGK ngữ văn 9 tập 2 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 4 phần

- Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng

- Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác

- Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấu di hài Bác

- Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về.

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 60 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Viếng lăng Bác ngữ văn 9.

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 60 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập Hai phần soạn bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương chi tiết nhất.

Đề bài: Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?

Trả lời bài 2 trang 60 SGK văn 9 tập 2

Cách trả lời 1:

- Hình ảnh đầu tiên quanh lăng Bác là hàng tre, biểu tượng của dân tộc. Vì nó là sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc ’’Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng’’.

- Hình tượng hàng tre bên lăng Bác sẽ được lặp lại tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.

\>>> Đọc thêm: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Cách trả lời 2:

Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.

Cách trả lời 3:

- Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả với màu xanh tươi bát ngát, với hình dáng thẳng biểu tượng cho con người Việt Nam bất khuất, kiên trì, dũng cảm. Cây tre trong câu thơ cuối bài thể hiện sự lưu luyến, thiết tha muốn lòng mình được ở mãi bên Bác, canh gác và hát ru cho Bác.

- Hình ảnh hàng tre bên lăng Bác xanh xanh, thẳng hàng trong bão táp gần gũi, biểu tượng cho dân tộc Việt Nam với sức mạnh bền bỉ, kiên cường, bất khuất. Cây tre trong câu thơ cuối bài thể hiện sự lưu luyến, thiết tha muốn lòng mình mãi bên Bác.

Tham khảo thêm: Biện pháp tu từ trong bài thơ Viếng lăng Bác

Trên đây là những gợi ý chi tiết trả lời câu hỏi bài 2 trang 60 SGK ngữ văn 9 tập 2 đã được chúng tôi tổng hợp và biên soạn. Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích giúp các em tham khảo để soạn bài Viếng lăng Bác tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Giới thiệu về tác giả

Tâm Phương hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, là tác giả đã gắn bó với Đọc tài liệu từ những ngày đầu. Với niềm đam mê văn học, tác giả mong muốn truyền tải đến các em học sinh những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về đa dạng các chủ đề khác nhau trong môn Văn. Hi vọng những bài viết của tác giả sẽ đem lại giá trị hữu ích cho các em trong công cuộc chinh phục kiến thức và tiếp cận với những nội dung mở rộng hữu ích, những góc nhìn đa dạng để ngày càng thêm yêu thích môn Văn.

Chủ Đề