Không tôi xin lỗi thật ít điên việt năm 2024

Nói lời xin lỗi không phải là việc dễ dàng, nhất là khi đó là lời xin lỗi chân thành, cho thấy bạn thừa nhận lỗi lầm mình gây ra cho người khác.

Vậy làm thế nào biết được một lời xin lỗi nào đó có phải là thiếu chân thành hay không? Brightside đã đưa ra những tình huống sau để nhận diện những lời xin lỗi không chân thành:

Minh họa: Brightside.

Lời xin lỗi chứa những từ "Nếu"

Theo các nhà tâm lý học, ngay cả khi lời xin lỗi có những từ "Tôi xin lỗi", nhưng sau đó được tiếp tục bằng "nếu" hoặc "nhưng" [ví dụ: Tôi xin lỗi nếu đã gây ra...] thì đó không phải là lời xin lỗi chân thành. Từ "nhưng" thực sự làm mất hiệu lực của lời xin lỗi, trong khi từ "nếu" gợi ý rằng bất cứ điều gì làm tổn thương bạn có thể không phải do họ. Ngược lại, một lời xin lỗi chân thành là lời xin lỗi đặt tất cả trách nhiệm lên vai người đưa ra lời xin lỗi, do đó không làm giảm cảm xúc của người bị tổn thương.

Lời xin lỗi hoa mỹ, nhiều câu từ

Một lời xin lỗi xuất phát từ trái tim thực ra không cần nhiều câu chữ. Ngược lại, một lời xin lỗi giả tạo sẽ đưa ra một loạt các giải thích, các chi tiết không cần thiết, nhằm cố gắng che giấu cảm xúc thật của họ.

Lời xin lỗi chứa yếu tố bị động

Khi một người nói ra lời xin lỗi bao gồm những cụm từ như "tôi bị ảnh hưởng", "tôi đã mắc sai lầm"... để thừa nhận rằng bản thân đã làm sai điều gì đó, nhưng thực ra họ đang cố gắng trốn tránh trách nhiệm trực tiếp bằng cách biến bản thân thành "đồng nạn nhân".

"Người ta bảo tôi phải xin lỗi"

Khi một người nói ra câu này, họ thực sự đang muốn nói rằng việc xin lỗi là do người khác bảo họ, chứ bản thân họ không trực tiếp muốn nói lời xin lỗi, thậm chí họ còn thấy không cần thiết.

Những lời vòng vo, phức tạp

Chuyên gia tâm lý học người Mỹ, giáo sư Dan Neuharth nhận định rằng một số cụm từ có thể được coi là dấu hiệu của một lời xin lỗi thiếu chân thành, bao gồm:

- Bạn biết đấy, tôi... [Bạn biết đấy, tôi không cố ý]: Câu nói này cho thấy đối phương đang cố gắng thuyết phục bạn rằng không có gì mà phải bực.

- Tôi đã... [Tôi đã xin lỗi rồi còn gì!]: Họ muốn nói rằng không còn gì để nói và chẳng còn gì để xin lỗi.

- Tôi xin lỗi vì bạn... [Tôi xin lỗi vì cô cảm thấy như vậy]: Những gì cụm từ này truyền đạt là đổ lỗi cho bạn và khiến bạn trở thành nguồn gốc của vấn đề.

- Tôi đoán là tôi... [Tôi đoán là tôi nên xin lỗi]: Điều này chỉ gợi ý về sự cần thiết phải xin lỗi nhưng không thực sự đưa ra lời xin lỗi.

- Tôi xin lỗi, được chưa: Đây thực sự là lời xin lỗi gượng ép, mà thực chất không giống một lời xin lỗi, cả trong lời nói cũng như giọng điệu.

Lời xin lỗi không có hành động đi kèm

Dù đối phương đang nói gì khi xin lỗi, giá trị của một lời xin lỗi chân thành là hành động đằng sau nó. Hành động này có tác dụng bù đắp những tổn thương mà người kia đã phải chịu đựng, với ngụ ý sẽ cố gắng làm đúng những gì đã làm sai trước đó. Nó có nghĩa là biến lời nói thành hành động, nhằm đảm bảo sai lầm sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Đó mới là điều khiến một người trở thành đáng tin cậy.

Lời xin lỗi với đôi người đôi khi thật khó nói. Vì không bao giờ nhận ra lỗi của mình, vì ngại ngùng, vì cố chấp, vì vai vế, vì không có cơ hội… - lý do của sự im lặng! Nhưng rồi thì ít nhất một lần trong đời chúng ta cũng đã từng [mấp máy] nói lời xin lỗi với một ai đó. Song, có lẽ rất nhiều người chưa một lần… xin lỗi chính mình!

Vì sao phải xin lỗi chính mình?

Vì mình gây ra lỗi với chính mình! Vâng, nhưng chúng ta hình như đã mặc định rằng: cái gì thuộc về mình thì mình có quyền sử dụng, có quyền xài xể, có quyền quyết định. Vì thế nên có nhiều khi mình… nhịn ăn, mình thức khuya, mình nhậu nhẹt [cho quên đời, cho bõ ghét, cho kinh...] và thậm chí mình tự sát! Chúng đã cho phép mình hành hạ bản thân mình như thế rất nhiều lần trong đời cũng bởi vì chúng ta nghĩ thân này là của mình, do mình quyết.

Chúng ta bỏ mặc tiếng kêu của gan ruột khi nó buộc phải tiếp nhận quá nhiều bia rượu, tiếng của phổi than van khi nó buộc phải hít bụi khói từ thuốc lá, tiếng khóc của những dây thần kinh khi mình chìm trong thế giới ảo, lang thang qua những “miền lãng du” nào đó… Chúng ta quên mất thực thể MÌNH này có được là do sự kết hợp màu nhiệm của ba mẹ, của duyên may được làm người. Phật dạy thân người khó được, ấy thế mà khi có thân người chúng ta vẫn hay quên nên chúng ta mặc tình cho ham muốn điều khiển, cho những cơn giận “lái” mình vào những mê lộ, và chúng ta đảo điên trong cuồng phong, trong những nỗi đau.

Bạn có nhận diện ra sự thờ ơ của mình chưa? Và bạn có thấy là mình đã quên mất thực thểmình là một sợi dây nối, là một móc xích trong sợi xích cuộc đời? Chính vì quên nên khi điên, khi say, khi mê mình mới quyết định chấm hết sự sống của mình một cách lạnh lùng. Quan toà cũng là mình mà phạm nhân cũng là mình, để rồi sau “phán quyết” thiếu từ tâm [với chính mình] đó thì mình mất mát, kéo theo những đau thương với người khác

Chỉ một lần hành hạ hay sát hại bản thân mình là đồng thời mình đã gây ra ba nỗi đau, một cho mình ở hiện tại, hai cho người ở hiện tại và ba là cho mình ở tương lai. Sự tương tác ấy chúng ta nhiều khi quên mất, mình đâu kịp suy nghĩ, và không kịp điều chỉnh nên mình đã tạo ra 2 nỗi đau cho chính mình và 1 nỗi đau cho người khác. Nỗi đau thân xác và nỗi đau tinh thần của hiện tại do tâm sân, do tánh si, và lòng tham gây ra sẽ là nhân cho những mù tối ở tương lai. Chính vì lẽ đó mà mình phải xin lỗi chính mình, xin lỗi ngay giây phút hiện tại, khi nhận diện ra vấn đề.

Tôi đang rất đau [ở đâu đó], đây là biểu hiện của nhân xấu từ quá khứ, nay tôi biết tôi đang khổ, do quá khứ tôi đã từng… làm đau chính mình và người khác. Nay tôi xin lỗi chính tôi, vì sự mờ tối của quá khứ!

Tôi đang rất bần hàn, đây là quả của một đời nào đó tôi đã từng tham lam, cướp bóc, hại người để làm lợi cho mình… Nay tôi xin lỗi chính mình vì tôi đã không hề biết nhân quả nên tôi mới tạo ra nhân xấu cho quả báo không đẹp ngày hôm nay.

… Nhiều những điều thấy, biết và tạ lỗi như thế cần thực tập, và đương nhiên sau lời xin lỗi rất cần một lời phát nguyện. Rằng: từ nay trở đi cho con được thấy biết nhân-quả, thấy được tham-sân-si là mầm mống của khổ đau cho mình và người nên con xin phép không làm những điều tệ hại do 3 “món” ấy xúi bậy nữa. Cứ thế, cứ thế, kiên nhẫn, rồi bạn sẽ trở nên vững chãi!

Lắng nghe trái tim đau

Có một trái tim đang thổn thức vì những nỗi đau nơi chính mình và nhân thế. Trái tim ấy có tình thương nhưng chưa kịp nhận diện ra cái nhân của khổ đau. Vì thế có đôi khi trái tim đã co thắt lại. Hoặc có khi trái tim cùng với người bạn lí trí cũng kịp thấy được nguồn cơn của những nỗi đau nơi mình và nhân thế nhưng do thiếu thực tập chuyển hoá nên mọi thấy-biết kia chỉ ở dạng tri thức, chưa thành hành động nên nó chưa vượt thoát được khổ đau. Vì vậy, hãy giúp trái tim lên tiếng, bằng một lời khích lệ và xin lỗi.

Ta cảm ơn trái tim đã thấy được mọi nỗi đau, đã có lòng từ mà thổn thức trước nỗi đau, tuy nhiên, trái tim ơi, ta xin lỗi vì ta chưa đủ vững chãi và thiếu thực tập nên mới để tình trạng ấy phát hiện nơi bạn. Bây giờ ta bắt đầu quay lại với chân như rỗng rang để thở nhè nhẹ, để bắt đầu chuyển hoá những độc tố làm cho trái tim thổn thức đây. Và từ đây, ta sẽ bắt đầu làm em lắng dịu để em có thể là “đại sứ thiện chí” của những nỗi đau, hạnh phúc, của công bằng và từ bi. Trái tim khi nắm bắt những xung năng đau khổ nơi mình và nơi người, hoặc từ cuộc sống, hãy ôm ấp xung năng ấy không chỉ bằng tình thương mà còn bằng cả sự thấy biết rõ ràng trên cơ sở của nhân-duyên-quả báo [thiện hoặc ác]. Đừng vùi mình trong mớ khổ đau nếu mình chưa biết cách chuyển hoá, mình đừng bao giờ ăn một thức ăn nào đó chỉ vì thích, vì lời mời mà mình biết chắc nó gây hại cho chính cái bụng của mình. Nên, nếu có thể, sau lời xin lỗi mình cần phải kiên quyết hành động.

Lời trái tim muốn nói, đôi khi rất giản đơn, nhưng mình không lắng nghe, nên mình đã hành xử thô bạo, ngay cả khi trái tim đang thổn thức, đau quằn quại. Đó là khi nó đang thương tổn mà mình còn tiếp tục dung nạp những chất liệu khổ đau cho nó. Bạn có thấy vậy không?

Chủ Đề