Bài ca hệ thống tài khoản kế toán năm 2024

Bảng hệ thống tài khoản kế toán đóng vai trò rất quan trọng đến sự biến động của công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp. Vậy hệ thống tài khoản gồm những loại nào và mẫu hệ thống tài khoản cụ thể thế nào cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Hệ thống tài khoản kế toán là gì?

Hệ thống tài khoản kế toán [Account System]chính là một tập hợp các tài khoản kế toán được dùng trong công việc ghi chép, phản ánh tình trạng và sự biến động của các đối tượng hạch toán kế toán.

Việt Nam hiện đang sử dụng danh mục tài khoản kế toán được ký hiệu bằng chữ số và được áp dụng thống nhất cho tất cả doanh nghiệp. Cấu trúc tài khoản và ý nghĩa của chúng cụ thể như sau:

- Số đầu tiên trong ký hiệu tài khoản: có ý nghĩa là loại tài khoản.

- Hai số đầu tiên là nhóm tài khoản. Ví dụ tài khoản TK 15x sẽ thuộc nhóm TK “Hàng tồn kho”.

- Số thứ ba: mang ý nghĩa là tài khoản cấp 1 thuộc nhóm được phản ánh. Với TK 152 sẽ mang nghĩa là “Nguyên liệu, vật liệu”.

- Số thứ 4 [nếu có]: tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản được phản ánh ở 3 số đầu. Ví dụ TK 1521 “Vật liệu chính”.

Hệ thống tài khoản kế toán là gì?

Ý nghĩa bảng hệ thống tài khoản kế toán

Bảng hệ thống tài khoản kế toán mang đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình khai báo quyết toán và quản lý tài chính doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

- Cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu, nguồn thu/chi một cách rõ ràng.

- Tiết kiệm thời gian và công sức khi thực hiện kiểm kê.

- Biểu thị giá trị bằng một con số chính xác và chênh lệch theo thời gian.

Ý nghĩa hệ thống tài khoản kế toán

Các loại tài khoản kế toán

Trước khi tìm hiểu hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp thì bạn phải biết rõ các loại tài khoản cơ bản. Dưới đây là một số loại tài khoản quan trọng:

Phân loại tài khoản kế toán

- Tài khoản loại 1: Loại tài sản ngắn hạn [TSNH].

- Tài khoản loại 2: Tài sản dài hạn [TSDH].

- Tài khoản loại 3: Khoản nợ phải trả [NPT].

- Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu.

- Tài khoản loại 5: Doanh thu.

- Tài khoản loại 6: Chi phí sản xuất và kinh doanh.

- Tài khoản loại 7: Thu nhập khác.

- Tài khoản loại 8: Các chi phí khác.

- Tài khoản loại 9: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

- Tài khoản loại 0: Tài khoản ở ngoài bảng.

Phân loại tài khoản kể toán

Đối tượng sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200

Dựa vào quy mô đơn vị mà mỗi doanh nghiệp sẽ chọn lựa cho mình một chế độ kế toán cho phù hợp:

Chế độ kế toán theo thông tư 200 thường được áp dụng cho các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn có thể sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 nhưng cần phải thông báo với cơ quan thuế trực thuộc và thực hành nhất quán trong năm tài chính.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường sẽ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133, trong khi doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 132.

Đối tượng sử dụng bảng hệ thống tài khoản kế toán

Bảng hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể lựa chọn các hình thức Chế độ kế toán doanh nghiệp dựa theo Thông tư 200 hoặc Thông tư 133 nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế và phải thực hiện từ đầu năm tài chính và nhất quán trong năm.

Hệ thống tài khoản theo Thông tư 200 Exel được sử dụng rộng rãi nhất và áp dụng được cho hầu hết tất cả các doanh nghiệp. Cụ thể là trong khóa học nguyên lý kế toán bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chúng. Dưới đây là các danh mục tài khoản kế toán theo Thông tư 200:

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP

[Ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính]

Tổng kết

Hệ thống tài khoản kế toán giữ vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thông qua bài viết này các bạn đã nắm được đặc điểm và nội dung chi tiết của bảng hệ thống này để dễ dàng ghi chép và thống kê chính xác. Đặc biệt hãy tham khảo thêm khóa học kế toán tổng hợp online trên Unica để nâng cao kiến thức tốt hơn nhé.

Chủ Đề