Bài hát chiếc áo bà ba sáng tác năm nào năm 2024

Chẳng biết tự khi nào, mỗi lần nghe câu hát trong ca khúc Hành trình trên đất phù sa của nhạc sĩ Thanh Sơn: Thương em tôi áo đơn sơ bà ba/Trên lưng trâu nước da nâu mặn mà, là cứ thấy lòng xao xuyến.

Các thầy đờn trong trang phục áo bà ba

Hình ảnh tà áo bà ba cùng nụ cười duyên dáng dưới vành nón lá vấn vương không rời.

Các tài liệu nghiên cứu về văn hóa có ghi, áo bà ba được du nhập vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 19. Nhiều người còn gọi nó là áo cánh. Hình ảnh gắn liền với đời sống của các vùng quê xứ miệt vườn sông nước là những chiếc áo bà ba màu nâu, hay đen. Nó gắn bó với người dân trong mọi sinh hoạt đời thường, trên những cánh đồng thẳng cánh cò bay… từ bao đời nay. Ấy là màu của sự tất bật, chịu thương, chịu khó không quản nắng mưa, đêm ngày. Đời dãi dầu trong chiếc áo nâu. Các cô thiếu nữ điệu đà hơn thì có những chiếc áo bà ba nhiều màu sắc. Màu áo vàng em gặt lúa đồng xa/Màu thiên thanh gặp anh chiều hò hẹn/Màu hoa cà em nói đợi người thương như trong lời bài hát Thương áo bà ba [sáng tác: Đình Văn].

Tà áo không chỉ là đại diện của sự thuần hậu, mộc mạc, nó còn là kết tinh, là biểu tượng, là tâm hồn quê hương xứ sở. Cũng chính vì sự phổ biến ấy, áo bà ba từ đời sống đã bước vào thi, ca, nhạc, họa thật tự nhiên. Những ca khúc Chiếc áo bà ba, Duyên dáng áo bà ba hay trong nhiều bài tân cổ cho đến giờ vẫn cứ vương vấn lòng người.

Nguyễn Minh Đời - chàng trai 9X chuyên về các trang phục truyền thống, trong đó có áo bà ba, chia sẻ, theo thời gian và cũng là xu thế tất yếu, áo bà ba có nhiều sự cách tân. Áo bà ba xưa may tay liền thân, dáng suông, cổ tròn, cổ tim, cổ lá trầu kín đáo. Các phần đinh áo, tà thường sẽ được luồn tay để giấu đường chỉ may, vừa đẹp lại càng tự nhiên. Chất liệu thường dùng may sẽ chọn vải có độ bền cao, dễ bảo quản, thoáng mát vì là áo bận thường ngày. Áo bà ba hiện đại may tay raglan [là cách ráp thân áo và ống tay áo để lại một đường nối chéo từ cổ áo xuống nách], có chiết eo, ben ngực, tôn dáng. Cổ áo cũng được biến tấu nhiều dáng khác nhau: lá sen, cánh én, đan tôn…

Thử một lần về xứ miệt vườn sông nước vẫn thấy áo bà ba hiện diện phổ biến trong đời thường nhật. Các mẹ, các dì, các chị em lái, chèo xuồng, ghe buôn bán, hay chở du khách vẫn mặc áo bà ba, cổ quàng khăn rằn, đầu đội nón lá. Ở các điểm đón khách du lịch, những thầy đờn, hay những thôn nữ xứ miệt vườn bận áo bà ba ngọt ngào, dặt dìu lời ca, tiếng nhạc trong những câu vọng cổ, câu đờn ca tài tử càng làm lưu luyến lòng người. Những chiếc áo bà ba đủ màu sắc, kích cỡ, nhấn nhá thêm các họa tiết cũng được bày bán khắp nơi. Đó là những kỷ niệm lưu dấu một lần về với phương Nam. Hình ảnh các cặp mẹ - con hay cả gia đình cùng diện áo bà ba sao cứ thấy thân thương.

Nếu phụ nữ miền Bắc thướt tha, sắc sảo với chiếc áo tứ thân, miền Trung dịu dàng, thùy mị với chiếc áo dài, thì phụ nữ Nam Bộ đằm thắm, duyên dáng với chiếc áo bà ba. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác bài hát “Chiếc áo bà ba” để tôn vinh vẻ đẹp dịu dàng phụ nữ Nam Bộ: “Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm; thấp thoáng con xuồng bé nhỏ lướt mong manh; Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ...”.

Áo bà ba thấp thoáng trên những cánh đồng ngày mùa, rộn ràng, nhưng e ấp trong các lễ hội, lung linh duyên dáng trên sông trăng và đậm chất dân dã, say lòng người khi những thiếu nữ thướt tha mặc áo bà ba trên những chiếc cầu tre. Chiếc áo bà ba là nét đặc trưng, gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ, đi vào truyền thống đấu tranh, xây dựng quê hương và trở thành nguồn cảm hứng bất tận của giới văn nghệ sĩ.

Nhạc sĩ Hoàng Thơ đã viết: “Áo bà ba, súng quàng vai sáng sớm ra đi, mái tóc xanh quyện hương trái ngọt, mặt mịn hoa dáng đẹp tình yêu, son sắt thủy chung giữ quê nhà. Dưới đạn bom xanh xanh lúa vẫn vượt lên, ngày đêm trên khắp xóm thôn, ghi chiến công giết giặc lẫy lừng. Đẹp thay tuổi xuân con gái quê tôi cùng toàn dân viết đẹp những bản hùng ca” [Những cô gái ĐBSCL].

Từ thời ông cha khai phá vùng đất phương Nam, chiếc áo bà ba đã song hành cùng người nông dân, thiếu nữ Nam Bộ. Nhiều cuộc thi sắc đẹp ở ĐBSCL đều có phần thi trang phục áo bà ba. Phụ nữ Nam bộ đã chọn chiếc áo bà ba để sánh cùng áo dài, áo tứ thân và các loại trang phục thời trang trong những cuộc thi lớn. Mới đây, chiếc áo bà ba một lần nữa lại được tôn vinh khi Nguyễn Thị Trang Phương, chọn trang phục này cho phần thi của mình và đoạt giải Nhất Duyên dáng Truyền hình.

“Em sẽ tiếp tục chọn trang phục này khi tham dự Duyên dáng Truyền hình ASEAN sắp diễn ra. Bởi em muốn mọi người biết nhiều hơn nữa đến chiếc áo đặc trưng của phụ nữ Nam Bộ. Cái đặc trưng này đã trở thành nét văn hóa rất riêng. Mặc vào, em thấy tự tin và đầy tự hào” - Trang Phương nói.

Qua thời gian, chiếc áo bà ba đã có nhiều thay đổi theo hướng đẹp hơn, với sự tham gia của bàn tay các nhà thiết kế. Nếu thời khởi thủy, chiếc áo bà ba chủ yếu theo chân nông dân ra đồng, được may đơn giản cổ tròn, xẻ hông, thân liền với tay, tay dài và rộng, vạt trước có thêm hai túi to để có thể đựng những vật dụng nhỏ, cần thiết; hay là trang phục của những cô gái con nhà khá giả, thì đến những năm 1960 -1970, chiếc áo này đã được phụ nữ thành thị cải tiến. Không còn rộng như xưa và có chít eo, tay raglan, bỏ hai túi trước để thân áo nhẹ nhàng, mềm mại hơn... Dù cách tân thế nào nhưng chiếc áo vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống và hiện đại, tạo vẻ gợi cảm nhưng không kém phần kín đáo, sang trọng cho các cô gái Nam Bộ.

Ngày nay, trong muôn màu cuộc sống hiện đại, chiếc áo bà ba vẫn còn được phụ nữ ở nông thôn, các hướng dẫn viên du lịch, các tiếp viên nhà hàng và trong các cuộc thi sắc đẹp... ưa chuộng. Chiếc áo bà ba thời nay được may rất tinh xảo, có thiết kế, thể hiện sự thăng hoa, sáng tạo của nghệ sĩ, nhằm tạo nên những điểm nhấn cần thiết để tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Nam Bộ. Bởi, áo bà ba đã trở thành nét duyên rất riêng của Nam Bộ, là văn hóa, tinh hoa của dân tộc rất đáng được bảo tồn, phát huy. Nét đặc trưng truyền thống ấy đang và sẽ tiếp nối một thời thăng hoa, để lại ký ức đẹp trong lòng mọi người.

Chủ Đề