Bài hát vùng lá me bay của tác giả nào

Cái tên Anh Việt Thanh có thể tương đối lạ với phần đa công chúng, nhưng có lẽ những người yêu nhạc vàng không ai là không biết các ca khúc Vùng Lá Me Bay, Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ, và một số bài hát phổ thông đại chúng khác như Chuyện Mưa Mây, Lính [Thích] 33, Cho Nhau Chiều Chủ Nhật, Tình Mùa Ly Biệt… Đó đều là những sáng tác của nhạc sĩ Anh Việt Thanh, hoặc đồng tác giả Anh Việt Thanh cùng nhạc sĩ khác.

Nhạc sĩ Anh Việt Thanh tên thật là Đặng Văn Quang [lấy theo họ mẹ], sinh năm 1936 tại làng An Hữu, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường [nay là Mỹ Tho]. Ông là người con thứ 6 trong gia đình có 8 anh chị em. Cha ông tên Lê Bá Hạnh, bị mất sớm, một mình mẹ ông là bà Đặng Thị Ứng phải tần tảo nuôi 8 con nên người.

Nhạc sĩ Anh Việt Thanh xuất thân trong gia đình có chú và anh tham gia trong nhóm nhạc của các nhạc sĩ nổi tiếng Đức Quỳnh, Mạnh Phát, Châu Kỳ và Hoàng Bửu. Ông bắt đầu sáng tác năm 1958, sau đó dạy đàn và dạy nhạc lý ở nhiều nơi như Đà Lạt, Định Tường, Đà Nẵng, Sài Gòn. Ông còn là thành viên của nhóm sáng tác thuộc Cục Chính huấn, rồi phụ tá cho nhạc sĩ Mặc Thế Nhận thực hiện các băng nhạc Nhã Ca.

Về bút danh Anh Việt Thanh, làm gợi nhớ đến nhạc sĩ Anh Vệt Thu nổi tiếng, Anh Việt Thanh giải thích:

“Sở dĩ tôi lấy tên Anh Việt Thanh là vì tôi và Anh Việt Thu ở cùng làng, có bà con xa bên mẹ, hơn nữa tôi rất phục tài của Anh Việt Thu, nên ước muốn nơi chúng tôi sinh ra có nhiều nhạc sĩ”.

Một bài hát được nhiều người yêu thích của Anh Việt Thanh là Hẹn Nhau Chiều Chủ Nhật, được ca sĩ Chế Linh hát trong băng nhạc Premier số 3. Khi phát hành tờ nhạc của bài này, phía sau của tờ nhạc đã giới thiệu đôi dòng về nhạc sĩ Anh Việt Thanh như sau:

Nhạc của Anh Việt Thanh chủ yếu sử dụng điệu blues nức nở, ngập ngừng, xuyên qua từng câu từng đoạn với cung La thứ. Thỉnh thoảng có một số bài được viết theo nhịp bolero như “Hẹn em ngày về”, “Phố cũ người xưa”,… Nhìn chung ông viết nhạc theo chiều hướng hiện đại phục vụ cho giới mộ điệu trẻ như sinh viên, học sinh Sài Gòn thời đó. Một số bài hát được Đài phát thanh Sài Gòn, Đài phát thanh Quân đội chọn trình bày trong các kỳ đại nhạc hội với các giọng ca thể hiện như Hùng Cường, Chế Linh, Thanh Phong, Phương Hoài Tâm,…

Bài hát nổi tiếng nhất của Anh Việt Thanh có lẽ là bài Vùng Lá Me Bay, được ca sĩ Giao Linh hát trước năm 1975, đến năm 2011 thì bài này bất ngờ trở thành 1 trong những bài nhạc vàng nổi tiếng nhất thập niên 2010. Theo Anh Việt Thanh, Vùng Lá Me Bay là bài hát cuối cùng được ông sáng tác vào thời điểm mùa hè đỏ lửa 1972. Sau này ông chỉ phổ nhạc từ thơ chứ không viết cả nhạc lẫn lời nữa.

Ca khúc Vùng Lá Me Bay viết về mùa hè kinh hoàng năm 1972 nên có những ca từ rất ray rứt như:

Ta xa nhau lúc hè về vương xác phượng buồn, nẻo đường thành đô khói ngập trời, vùng nhớ thương ơi! Mùa thu dâng cao, biết rắng người yêu đang mong Xin hiểu giùm, lửa còn đốt cháy quê hương.

Ngoài ra, một ca khúc rất nổi tiếng khác được Anh Việt Thanh đứng tên sáng tác chung với nhạc sĩ Hà Phương là Mưa Đêm Tỉnh Nhỏ. Đây là tác phẩm của 2 nhạc sĩ cùng quê ở Mỹ Tho và chơi chung với nhau trước năm 1975.

Anh việt Thanh cũng là tác giả của bài nhạc lính được phổ biến rất nhiều là Lính 33 [có nơi ghi Lính Thích 33], nổi tiếng qua giọng hát Hùng Cường.

Anh Việt Thanh cùng vợ là Nguyễn Thị Mỹ cùng 3 con đã sang Pháp định cư từ ngày 17 tháng 11 năm 1980. Ông cũng là hội viên chính thức Hội âm nhạc quốc tế SACEM [Pháp] và đã tiếp tục dạy hàm thụ nhạc lý cho các đồng hương người Việt. Ngày 12 tháng 3 năm 2015, nhạc sĩ Anh Việt Thanh qua đời tại Troyes, hưởng thọ 80 tuổi.

Ca khúc Vùng Lá Me Bay được nhạc sĩ Anh Việt Thanh sáng tác trước năm 1975 và ca sĩ Giao Linh thu âm đầu tiên. Trong hơn 50 năm qua, ca khúc này đã mang một số mệnh đặc biệt.

Vùng Lá Me Bay – Ca sĩ Tuấn Vũ

Khoảng đầu thập niên 1990, Vùng Lá Me Bay được một số ca sĩ hải ngoại nổi tiếng thu âm lại, như Tuấn Vũ, Thanh Tuyền, Phương Dung… Nhưng cũng từ đó bài hát đã bị lọt thỏm giữa hàng ngàn ca khúc nhạc hải ngoại khác và chưa bao giờ được xếp vào danh sách top những ca khúc nhạc vàng được yêu thích nhất, cho đến năm 2011. Đó là năm Như Quỳnh phát hành solo album mang tên Lạ Giường, và bài hát được yêu thích nhất trong CD này là Vùng Lá Me Bay.

CD Lạ Giường – Như Quỳnh

Đó là sự trở lại đầy ngoạn mục của bài hát này, khi mà từ đó cho đến vài năm sau này, Vùng Lá Me Bay được số lượng lớn khán giả trong nước lẫn hải ngoại yêu thích và tìm nghe.

Sự thành công của Vùng Lá Me Bay có thể được giải thích là nhờ giọng hát ngọt ngào của Như Quỳnh rất thích hợp với tâm trạng của bài hát vốn có lời đã rất hay này. Giọng hát hay, bài hát hay, hoà âm hay cộng thêm một chút may mắn, Vùng Lá Me Bay phiên bản Như Quỳnh đã thành công rực rỡ.

Cho đến thời điểm 2014, 2015, Vùng Lá Me Bay là ca khúc nhiều nhiều nữ ca sĩ trong nước cover lại nhiều nhất, chỉ sau bài Duyên Phận cũng của Như Quỳnh hát.

Như Quỳnh hát Vùng Lá Me Bay năm 2011

Có một sự nhầm lẫn đáng tiếc liên qua đến tác giả của bài hát này. Bìa sau của CD Lạ Giường ghi tác giả bài hát là Trần Quang Lộc, dẫn đến những nhầm lẫn trong một thời gian dài, cho đến gần đây thì ca khúc mới được trả về đúng tên người sáng tác là Anh Việt Thanh.

CD Như Quỳnh được Thuý Nga phát hành năm 2011, ghi tác giả bài Vùng Lá Me Bay là Trần Quang Lộc

Về bút danh Anh Việt Thanh, thường gây nhầm lẫn với tên nhạc sĩ Anh Việt Thu, là một tác giả chói sáng trong nền âm nhạc miền Nam. Khi được hỏi vì sao lấy bút danh này, nhạc sĩ đã giải thích như sau: “Sở dĩ tôi lấy tên Anh Việt Thanh là vì tôi và Anh Việt Thu ở cùng làng, có bà con xa bên mẹ, hơn nữa tôi rất phục tài của Anh Việt Thu, nên ước muốn nơi chúng tôi sinh ra có nhiều nhạc sĩ”.

Nhạc sĩ Anh Việt Thu ra đi rất sớm, vào ngày 15/3/1975. Như một định mệnh, tròm trèm 40 năm sau, vào ngày 12/3/2015, nhạc sĩ Anh Việt Thanh đã qua đời.

Trở lại với bài hát Vùng Lá Me Bay, đây là ca khúc cuối cùng được Anh Việt Thanh viết trong thời gian mùa hè đỏ lửa 1972. Vì vậy bài hát có những câu hát làm ray rứt lòng người với bối cảnh đất nước đang tràn ngập cảnh chiến chinh:

Ta xa nhau lúc hè về vương xác phượng buồn, nẻo đường thành đô khói ngập trời, vùng nhớ thương ơi! Mùa thu dâng cao, biết rắng người yêu đang mong Xin hiểu giùm, lửa còn đốt cháy quê hương.

Đôi người đã xa nhau vào một mùa lửa hạ đang thiêu đốt quê hương. Tình yêu đôi lứa phải nhường lại cho tình yêu non sông và người trai lên đường vì nhiệm vụ.

Cô gái ở lại nơi đô thành, trong một lần đi qua đường xưa, nhìn cảnh cũ, nàng bâng khuâng nhớ lại:

“Nhìn lá me bay nhớ kỷ niệm hai chúng mình Ngày đó quen nhau vương chút tình trên tóc mây Đôi mắt thơ ngây, hoa nắng ươm đầy Đẹp tựa như lá me bay, men tình anh trót vay.

Ca sĩ Giao Linh hát năm 1972

Năm xưa đôi tình nhân đã từng hẹn hò nhau và đi dưới những vùng lá me bay, vốn là hình ảnh quen thuộc trên những con đường trung tâm thành đô. Những kỷ niệm của “ngày đó quen nhau” trở về thật đẹp với những “tóc mây”, “đôi mắt thơ ngây” và “hoa nắng ươm đầy”. Họ cùng dìu dắt nhau trên con đường tình yêu với những lá me bay đầy lãng mạn trong “tơ nắng đơm bông”, rồi cùng nhau mang chung một ước mơ cho tình yêu đôi lứa mai sau:

Ngày đó yêu nhau chúng ta thường qua lối này Từng lá me bay vương gót hài hoa bướm say Tơ nắng đơm bông, trên má em hồng Đẹp tựa như lá me rơi khung trời xanh ước mơ.

Nhưng rồi cũng như bao nhiêu đôi tình nhân thời ly loạn, giấc mộng tình yêu đã trở thành những miên viễn chiêm bao. Khung trời xanh ước mơ hôm nào đã chuyển thành màu đỏ trong một mùa hè hãi hùng. Chàng trai phải ra đi, bỏ lại sau lưng nhiều kỷ niệm:

Giờ đã xa nhau những kỷ niệm xin vẫy chào Vùng lá me bay năm tháng dài thương nhớ ai Em cố quên đi, thương nhớ làm gì Tình mình như lá me rơi trên dòng xuôi biển khơi.

Lối xưa không còn chung đôi bóng nữa nên vùng lá me bay cũng chỉ còn lại vết tích tình yêu và nhiều nhung nhớ. Sau những năm tháng dài mang nỗi niềm không nguôi, nay nhìn lại từng chiếc lá me bay, cô gái dặn lòng mình hãy cố quên đi, để cuộc tình rơi theo từng mảnh lá và xuôi theo dòng biển khơi của cuộc đời.

Năm xưa vùng lá me bay vương đầy tóc đã từng làm đong đầy thêm cuộc tình của tuổi hoa niên xanh biếc, nay vùng lá này hãy cuốn đi tất cả nỗi nhung nhớ về một cuộc tình đã nặng mang trong những năm tháng dài vàng võ mong chờ.

Chủ Đề