Bài tập 3 trang 126 ngữ văn 10 tập 2 năm 2024

Hai văn bản Vật liệu thông minh và 80 năm nhìn lại nhắc bạn nhớ tới những văn bản nào đã được đọc, tham khảo hay thực hành viết trong học kì II? Dựa vào đâu mà bạn có liên hệ như vậy?

Gợi ý:

- Văn bản Vật liệu thông minh nhắc tôi nhớ tới những văn bản thông tin ở bài 8; văn bản 80 năm nhìn lại gợi nhớ tới những văn bản Về chính chúng ta hay văn bản Một đời như kẻ tìm đường, …

- Dựa vào những kiến thức về thể loại văn bản, nội dung văn bản và ý nghĩa nhan đề,… để suy ra những liên hệ giữa các văn bản.

Câu 2 trang 126 tập 2 Ngữ Văn 10 - KNTT

Yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét trong văn bản nào? Hãy phân tích lí do xuất hiện và ý nghĩa của yếu tố tự sự, biểu cảm ở văn bản đó.

Gợi ý:

- Văn bản 80 năm nhìn lại có yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét .

- Văn bản này nói về những trải nghiệm, suy nghĩ mà tác giả đã trải qua và đúc kết trong suốt cuộc đời nên yếu tố tự sự và biểu cảm được sử dụng nhiều hơn.

- Yếu tố tự sự và biểu cảm nhằm làm nổi bật những kinh nghiệm, suy nghĩ, kinh nghiệm của tác giả mà tác giả đã đúc kết được trong những năm tháng của cuộc đời.

Câu 3 trang 126 tập 2 Ngữ Văn 10 - KNTT

Trong văn bản 1, những câu nào có sử dụng biện pháp chêm xen?

Gợi ý:

Các câu văn có sử dụng biện pháp chêm xen là:

- Đây là những chất rắn có tính chất – như màu sắc, hình dạng hoặc từ tính – có thể thay đổi một cách độc lập để thích ứng với các kích thích như ánh sáng, nhiệt độ, áp lực hoặc độ ẩm.

- Nhìn chung, chức năng của chúng chia làm sáu loại – thay đổi màu sắc, cảm nhận, di chuyển, sưởi ấm/làm mát, tự khắc phục và thay đổi trạng thái [đóng băng hay tan chảy].

Câu 4 trang 126 tập 2 Ngữ Văn 10 - KNTT

Trong văn bản Vật liệu thông minh có câu: “Phạm vi của chủ đề này rất rộng”. Dựa vào hiểu biết của mình, bạn có thể nói thêm điều gì về chủ đề đã được tác giả gợi lên?

Gợi ý:

Tác giả đã đề cập đến chủ đề vật liệu thông minh - được hiểu là vật liệu có trạng thái có thể thay đổi tính chất dựa trên các kích thích bên ngoài. Vấn đề này không chỉ xảy ra trong tương lai mà ngay cả trong hiện tại, vật liệu đã dần thay đổi để thích ứng với cuộc sống ngày càng phát triển của xã hội. Trong tương lai không chỉ có sự thay đổi về con người mà vật chất cũng là yếu tố không thể thiếu, sự thay đổi vật chất ngày càng tinh vi và thú vị hơn.

Câu 5 trang 126 tập 2 Ngữ Văn 10 - KNTT

Cả hai văn bản, theo những cách khác nhau, đều chứa đựng những gợi ý bổ ích về bước đường tương lai của chính chúng ta. Bạn có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?

Gợi ý:

- Tôi đồng ý rằng cả hai văn bản, theo những cách khác nhau, đều chứa đựng những gợi ý hữu ích cho các bước tương lai của chính chúng ta.

- Cả hai văn bản đều nói về những thông tin liên quan đến những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày từ vật chất đến tinh thần. Vật chất thay đổi để đáp ứng nhu cầu sống của con người thì vấn đề văn hóa nghệ thuật phát triển để đáp ứng nhu cầu giải trí của con người. Cả hai văn bản đều đưa ra những gợi ý hữu ích và thú vị cho những thay đổi trong tương lai

Tác giả đã nói về chủ đề vật liệu thông minh – được hiểu là những vật liệu có trạng thái, có thể thay đổi tính chất dựa vào các kích thích từ bên ngoài. Vấn đề này không chỉ xảy ra trong tương lai mà ngay ở hiện tại cũng đã xuất hiện, các vật liệu dần có sự thay đổi nhằm thích nghi với cuộc sống ngày càng phát triển của xã hội. Trong tương lai không chỉ có sự thay đổi của con người mà vật chất cũng là một phần không thể thiếu, sự thay đổi của vật chất ngày càng tinh vi hơn, thú vị hơn.

Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 126 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 126 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.

[Tục ngữ]

Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

[Tục ngữ]

Câu hỏi:

  1. Phép đối trong tục ngữ có tác dụng gì? Vì sao người ta không thể thay được những từ trong đó [ví dụ : nhiều người muốn thay bán và mua]? Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ nào đi kèm [vần, từ, câu]?
  1. Vì sao tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền?

TRẢ LỜI BÀI 2 TRANG 126 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1 - Ngắn gọn

  1. Phép đối trong tục ngữ có tác dụng tạo vần điệu, làm cho tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc.

– Từ ngữ trong câu tục ngữ không thể thay thế được vì tục ngữ mang tính cố định.

– Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ đi kèm: gieo vần lưng, từ ngữ mang giá trị tu từ,…

  1. Tục ngữ khá ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền vì cách diễn đạt của tục ngữ có gọt giũa, súc tích, có vần điều, dễ nhớ, dễ thuộc.

Cách trả lời 2

  1. Phép đối trong tục ngữ tạo sự hài hòa, cân đối và giúp cho việc diễn đạt ý được khái quát và cô đọng, dễ nhớ, dễ thuộc.

Không thể dễ dàng thay thế các từ vì các từ trong một câu tục ngữ thường thuộc một kiểu đối nào đó. VD: từ "bán" và từ "mua" nằm trong phép đối từ loại và đối ý. Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ về vần, từ và câu đi kèm, đặc biệt là những biện pháp ngôn ngữ về từ và câu

  1. Vì: cách nói trong tục ngữ hàm súc, cô đọng, từ ngữ chọn lọc, có vần, có đối.

Cách trả lời 3 - chi tiết

a.

- Phép đối trong tục ngữ có tác dụng làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.

- Từ ngữ sử dụng trong tục ngữ hầu như không thể thay được vì mỗi câu tục ngữ đều mang tính cố định giống như các thành ngữ, quán ngữ. Hơn nữa, tục ngữ sử dụng phép đối rất cân chỉnh, không thể có một từ khác thay vào mà tính cân chỉnh của phép đối tốt hơn.

- Phép đối trong tục ngữ thường đi kèm với các biện pháp ngôn ngữ như: thường gieo vần lưng [tật/ thật]-, từ ngữ dùng mang giá trị tu từ [ẩn dụ, so sánh, nhân hoá...]; câu ngắn và thường tỉnh lược các bộ phận...

  1. Tục ngữ là những câu rất ngắn nhưng vẫn khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền. Sở đĩ có được điều đó là vì cách diễn đạt của tục ngữ được chọn lọc, gọt giũa, có vần, có đối, nghe một lần là nhớ và rất khó quên.

-/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 2 trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do Đọc Tài Liệu tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chủ Đề