Bài tập dùng cụm chủ vị mở rộng câu

gồm những câu hỏi trắc nghiệm và lý thuyết về Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu: Luyện tập [tiếp theo]

Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu: Luyện tập [tiếp theo]

- Chủ ngữ + Là thành phần chính của câu + chỉ tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm,..của vị ngữ. + Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai/ con gì, cái gì? + Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ.hoặc tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ nếu nó đứng sau các từ ngữ đặc biệt như : "Những.." - Vị ngữ + là thành phần chính của câu + trả lời cho các câu hỏi làm gì?, Như thế nào?, hoặc là gì? + Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. - Trạng ngữ + là thành phần phụ của câu + Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… + Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị. - Cụm C-V + là những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường. + làm thành phần mở rộng câu + làm cụm từ mở rộng câu - các thành phần chủ, vị... các cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ đều có thể cấu tạo từ cụm C-V ví dụ: về dùng cụm C-V để mở rộng câu: Chị Hai tới khiến lòng tôi vui hẳn lên.

Bài tập 1

1. Cách mạng tháng Tám thành công/ đem lại độc lập tự do cho dân tộc.

CN VN

+ Cách mạng tháng Tám /thành công

C V

\=>Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần chủ ngữ

2.Nó học giỏi/ khiến cha mẹ vui lòng.

CN VN

+ Nó/ học giỏi [ cụm C – V mở rộng thành phần chủ ngữ]

C V

+ khiến cha mẹ/ vui lòng. [ cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ]

3. Nhà này /cửa rất rộng.

CN VN

+ cửa/ rất rộng.

C V

\=> Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ

4. Quyển sách mẹ cho con/ rất hay.

CN VN

+ Quyển sách mẹ /cho con

C V

\=>Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần chủ ngữ

5. Chúng tôi/ hi vọng đội bóng lớp tôi sẽ thắng.

CN VN

+ hi vọng đội bóng lớp tôi/ sẽ thắng.

C V

\=>Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ

6. Chúng tôi/ đoán rằng bạn Nam sẽ đạt giải Nhất.

CN VN

+ đoán rằng bạn Nam /sẽ đạt giải Nhất.

C V

\=> Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ

7. Trong những lúc nhàn rỗi, chúng tôi/ thường hay kể chuyện.

CN VN

Và tôi/ nghe câu chuyện này của một đồng chí già kể lại.

CN VN

+ nghe câu chuyện này của một đồng chí già/ kể lại

C V

\=> Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ

8. Ông lão /cứ ngỡ mình còn chiêm bao.

CN VN

+ cứ ngỡ mình/ còn chiêm bao.

C V

\=> Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ

9. Thầy giáo/ khen bài tập làm văn mà Nam viết.

CN VN

+ khen bài tập làm văn mà Nam/ viết.

C V

\=> Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ

10. Quyển sách mà tôi mua/ bìa rất đẹp.

CN VN

+Quyển sách mà tôi/ mua [cụm C – V mở rộng thành phần chủ ngữ]

CN VN

+ bìa/ rất đẹp [cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ]

C V

11. Cái áo treo trên móc/ giá rất đắt.

CN VN

+ Cái áo/ treo trên móc [cụm C – V mở rộng thành phần chủ ngữ]

C V

+ giá/ rất đắt [cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ]

C V

12. Chú/ khen cháu là người có gan to, thua mà không nản chí.

CN VN

+khen cháu/ là người có gan to, thua mà không nản chí.

C V

\=> Kết luận: cụm C – V mở rộng thành phần vị ngữ

Bài tập 2

2. Nam// được điểm cao /làm cho bố mẹ vui lòng.

3. Gió //thổi mạnh / làm đổ cây.

Bài tập 3

1. Chúng tôi bàn nhau rào lại mảnh vườn còn trống đằng sau nhà

+ mảnh vườn / còn trống đằng sau nhà

C V

2. Chúng tôi chép lại bài thơ viết về mùa xuân

+ bài thơ/ viết về mùa xuân

C V

3. Vấn đề mà nhóm tôi đặt ra từ lâu vẫn chưa được giải quyết.

+ nhóm tôi/ đặt ra từ lâu

C V

Bài tập 4

1. Mọi người đều lắng nghe Hoa nói

+ Hoa/ nói

C V

2. Tôi nhìn thấy chiếc xe ấy lao đi rất nhanh.

+ chiếc xe ấy/ lao đi rất nhanh.

C V

3. Tôi tin rằng chúng ta nhất định sẽ làm được.

+chúng ta/ nhất định sẽ làm được.

C V

Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu như thế nào?

Câu mở rộng thành phần là gì? Câu mở rộng thành phần có thành phần chính như chủ ngữ hoặc vị ngữ được mở rộng. Chủ ngữ [hay bộ phần vị ngữ] của câu có thể là 1 cụm danh từ, một cụm động từ hoặc một cụm tính từ. Trong đó thành phần phụ mở rộng có thể có cấu trúc giống như một câu đơn được gọi là cụm chủ – vị [C-V].

Câu mở rộng là câu như thế nào?

2. Thế nào là câu đơn mở rộng? Câu đơn mở rộng từng phần là thành phần cấu tạo của câu gồm một mệnh đề duy nhất [chủ ngữ vị ngữ], gọi là câu đơn mở rộng từng phần.

Tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ là gì?

Trả lời: - Tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ trong câu: Làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng hơn để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết.

Cậu có một cụm chủ ngữ và vị ngữ là cầu gì?

Cũng tương tự như chủ ngữ, vị ngữ thường có thể là một từ, cụm từ hay là một cụm chủ vị. Ví dụ: Cậu ấy là một người tốt, vị ngữ ở đây chính là “là một người tốt” bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ là “cậu ấy”.

Chủ Đề