Bài tập luật sở hữu trí tuệ có đáp án năm 2024

1. Người chuyển thể, biên soạn, cải biên chỉ phải trả thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm gốc khi tác phẩm đã được công bố.[ sai, tả cả nhaun but +xin fep’;đ.20 shtt]

2. Chỉ có cuộc biểu diễn ở Việt Nam mới được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam. [sai, d.17]

3. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh chỉ dẫn địa lý sản phẩm.[ sai

Chỉ dẫn địa lý chỉ dẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa được sản xuất ở một vùng nhất định và có những đặc trưng nhất định có được nhờ vùng sản xuất đó.Tức là, chỉ dẫn cả đặc trưng của san pham đó. Ex: có những sản pham ca phe co xuat xu tu Buon Me Thuot nhưng lại ko có đủ ~ đă trưng từ đấy. . 4. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm kể cả khi hành vi đó đang hoặc đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. [ sai] Điều 4. Áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm [Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ] của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định sau đây: 1. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

5. Sáng chế được bảo hộ đương nhiên 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Sai, ko duong nhien dc bảo hộ, vì chỉ duoc bảo vệ hạn chế từ thời điểm nộp đơn. Kể từ khi đơn yêu cầu bảo hộ Sáng chế được công bố, nếu có người sử dụng Sáng chế thì Người nộp đơn có quyền tiến hành một số thủ tục để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.Quyền này được gọi là quyềntạm thời.

Thông thường Người nộp đơn phải thông báo về việc nộp đơn cho người sử dụng biết. Nếu người này sau đó vẫn tiếp tục sử dụng Sáng chế thì sau khi Văn bằng bảo hộ được cấp, chủ Văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng Sáng chế trả một khoản tiền đền bù tương đương với khoản thanh toán cho việc li-xăng Sáng chế cho người khác trong khoảng thời gian tương ứng..Viec duong nhien dc bao ho, dc hiểu là : khi có hanh vi vi pham ngay sau khi nop don thì tuy` muc do va t/ch vi pham co the apdung BPHS/DS mà không cần “xé nháp” lần đầu voi li do du di do chưa biết dc. Đ.131

6. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn tính từ ngày nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng ghi trong quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Để một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, thì chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu công nhận nhãn hiệu nổi tiếng cho Cục SHTT. Cục SHTT sẽ đưa ra quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng trên cơ sở xét nghiệm nội dung đơn và thấy rằng nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn của một nhãn hiệu nổi tiếng.==> Miliket, McDonald’s, Superman, v.v. là nhãn hiệu nổi tiếng. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng phát sinh trên cơ sở quyết định công nhận của Cục SHTT đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu nổi tiếng rộng hơn nhãn hiệu thông thường và bao trùm lên cả các sản phẩm, dịch vụ không cùng loại. Nghị định số 06 /2001 NĐ – CP ngày 01.02.2001 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 63/Cp ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về SHCN 7. Tên thương mại được bảo hộ phải bao gồm đầy đủ tên theo đăng ký kinh doanh.

tên thương mại có còn được hiểu là tên doanh nghiệp như trong Giấy đăng ký kinh doanh không? Điều này chưa được làm rõ trong các nghị định hướng dẫn thi hành và có thể, nó sẽ là nội dung tranh chấp trong thực tiễn. Tên thương mại thường là tên doanh nghiệp_la ten ma sử dụng tên đó để đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước [cơ quan thuế, sở kế hoạch đầu tư] để có thể tiến hành hoạt động. Trong quá trình kinh doanh bạn sẽ dùng tên thương mại để giao dịch nhằm phân biệt doanh nghiệp của bạn với doanh nghiệp khác. Nhu vay, chuc nang cua Ten Thuong mai va` Ten theo dki Kinh doanh la` khác nhau, mà Luat cung ko qui dinh nen la` ko bat buoc. Tên thương mại bao gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt. Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh. Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại [hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mô tả giống nhau]. Việc các doanh nghiệp có tên gọi trùng nhau trong giấy đăng ký kinh doanh [cả về tên riêng, các bổ ngữ và loại hình sản xuất, kinh doanh] trên cùng một tỉnh, thành phố thì không xảy ra, nhưng lại có thể xảy ra trên các tỉnh thành khác nhau do chúng ta không có một cơ quan chung chuyên cấp giấy đăng ký kinh doanh và vì vậy, không thể có một cơ sở dữ liệu chung duy nhất. Tuy nhiên, việc có các doanh nghiệp chỉ khác nhau về tên gọi loại hình sản xuất, kinh doanh và các bổ ngữ [ví dụ: kinh doanh thực phẩm, chế biến nông sản, v.v.] còn trùng nhau về tên riêng là điều đã xảy ra trên cùng một địa bàn. Giải quyết các tranh chấp này là rất khó vì thiếu quy định rõ ràng. Tên thương mại. Ví dụ: Công ty TNHH Cơ kim khí Sơn Hà;

cty TNHH SON HA`.

8. Chỉ dẫn địa lí là bản mô tả nguồn gốc địa lý của hàng hóa.

Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu sử dụng trên hàng hóa có nguồn gốc địa lý đặc thù và có chất lượng hoặc doanh tiếng nhờ nguồn gốc đó. Điều quan trọng là sản phẩm có được chất lượng và danh tiếng nhờ vùng đó. Vì chất lượng phục thuộc vào nơi sản xuất, tồn tại một “mối liên hệ” cụ thể giữa sản phẩm và nguồn gốc nơi sản xuất sản phẩm đó.==> sai !

9. Khi áp dụng biện pháp bảo vệ QSHTT bằng hành chính và hình sự thì chủ sở hữu QSHTT vẫn có thể áp dụng biện pháp dân sự. Đúng.

NGHị ĐịNH Số 105/2006/NĐ-CP NGÀY 22/09/2006 DO CHÍNH PHủ BAN HÀNH QUY ĐịNH CHI TIếT, HƯớNG DẫN THI HÀNH MộT Số ĐIềU CủA LUậT Sở HữU TRÍ TUệ Về BảO Vệ QUYềN Sở HữU TRÍ TUệ.

10. Thư viện có thể sao chép tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phải xin phép và trả tiền nhuậ bút thù lao.

S.k.2,3;d.25 tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 100/2006/NĐ-CP, thư viện chỉ có quyền sao chép không quá một bản nhằm mục đích nghiên cứu và thư viện không được sao chép, phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số. 11. Người nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế có thể thay đổi đơn theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi bảo hộ.

Sai. vì theo điều 97 khoản 3 luật shtt thì chủ văn bằng bảo hộ có quyền thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp thôi.

—————————————–

ĐỀ 3

1. Anh A, D, và K đều nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hội với cùng 1 giải pháp hữu ích, 1 kiểu dáng công nghiệp và các đơn của các chủ thể trên có điều kiện ưu tiên như nhau. vậy cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết ntn?

– Cơ quan có thẩm quyền, ở đây là Cục SHTT, sẽ giải quyết trên cơ sở quy định tại khoản 2 điều 90 Luật SHTT 2005 về nguyên tắc nộp đơn ưu tiên trong đó ghi rõ “Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo sự thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì tất cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. »

2. công ty T có sáng tạo ra 1 giải pháp kỹ thuật. t6/2006, cty có tổ chức buổi hội thảo giới thiệu về giải pháp này. cuộc hội thảo được báo chí đánh giá cao. nay cty muốn đc nộp đơn xin bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế có đc k?

Việc nộp đơn thì hoàn toàn được, không ai cấm, tuy nhiên sáng chế của Cty T sẽ không có khả năng bảo hộ độc quyền do không đáp ứng yêu cầu về tính mới. Sáng chế đã bị mất tính mới do Cty T đã bộc lộ công khai tại buổi hội thảo và đã không nộp trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bộc lộ công khai đó. Quy định tại Điều 60 Luật SHTT về Tính mới của sáng chế.

3. cty A cấp kinh phí và phương tiện cho anh A là nhân viên cty để yêu cầu anh A sáng tạo ra 1 kiểu dáng công nghiệp chuẩn bị cho sự ra đời của sản phẩm mới của cty. vậy ai là người đc quyền nộp đơn yêu cầu cấp bằng? anh A hay cty A?

Công ty A được quyền nộp đơn. Căn cứ Điểm b, khoản 1, điều 86 Luật SHTT2005 về quyền đăng ký sáng chế, KDCN, GPHI trong đó có ghi “Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này [Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.]”

4. doanh nghiệp A sản xuất nước mắm tại Phú Quốc đã đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa là “nước mắm Phú Quốc”. dn B cũng sản xuất nước mắm trên ở Phú Quốc. vậy dn B có đc đăng ký tên gọi như vậy k?

Nước mắm Phú Quốc là một chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký. Theo Quy định tại Luật SHTT 2005, quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về cơ quan nhà nước, ở đây là UBND tỉnh. Việc các doanh nghiệp muốn sử dụng chỉ dẫn địa lý Nước mắm phú quốc trên sản phẩm của mình sẽ do UBND tỉnh Kiên Giang quyết định trên cơ sở đánh giá chất lượng nước mắm theo tiêu chuẩn đã định trước.

5. cty sản xuất nước hoa cao cấp định đưa vào sản xuất chai nước hoa có kiểu dáng độc đáo, được thiết kế để không bị đổ nước hoa ra ngoài. vậy có các dạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nào mà cty này có thể?

Chủ Đề