Bài tập ngoại tác tài chính công

Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN TÀI CHÍNH CÔNG NGOẠI TÁC TÍCH CỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT TRỢ CẤP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI Y TẾ, GIÁO DỤC Giáo viên giảng dạy: PHẠM ĐỨC CHÍNH Lớp: 14SKT11 Nhóm trình bày: Nhóm 4B 1. Phạm Thị Hoài Thu 2. Trần Thị Kim Ngân 3. Nguyễn Thị Minh Thúy NĂM 2014 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính NGOẠI TÁC TÍCH CỰC SỰ CẦN THIẾT TRỢ CẤP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI Y TẾ GIÁO DỤC Đặt vấn đề Trong giai đoạn hiện nay, một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Phải có những con người đủ khả năng, trình độ mới khai thác tốt các nguồn lực khác. Chính vì thế, phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Ở mọi quốc gia dù là đã phát triển hay kém phát triển thì chính sách giáo dục và y tế luôn là đề tài tranh luận chưa bao giờ nguội lạnh. Giáo dục và sức khỏe là một trong số những nhân tố thường được các nhà kinh tế gọi chung là vốn con người. Theo các nhà khoa học tham gia chương trình KX-07: “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động” . Chính vì thế, muốn có được một nguồn nhân lực chất lượng cao cần phát triển giáo dục để cung cấp cho xã hội nguồn lao động lành nghề với kỹ năng và tri thức cao, đồng thời phải đảm bảo họ được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần và chất lượng. Vì nó có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống kinh tế -xã hội–văn hóa như thế nên gia đình, xã hội phải đầu tư, vốn đó sẽ giúp con người kiếm sống suốt đời và góp phần làm xã hội giàu có.Vậy ảnh hưởng của giáo dục, y tế tác động tích cực đối với xã hội như thế nào? Chính phủ có cần phải trợ cấp đối với y tế và giáo dục hay không? Vì sao hàng năm chính phủ nước ta lại chi tiêu ngân sách rất nhiều cho phát triển giáo dục và y tế? Để trả lời những câu hỏi trên, nhóm chúng tôi thực hiện đề tài về vấn đề: “Ngoại tác tích cực và sự cần thiết trợ cấp của chính phủ Việt Nam đối với giáo dục và y tế”. Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính MỤC LỤC CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ NGOẠI TÁC, TRỢ CẤP ………………………... 1 I.1 Ngoại tác: ................................................................................................................... 1 I.1.1 Khái niệm: ............................................................................................................... 1 I.1.2 Phân loại: ................................................................................................................. 1 I.1.3 Đặc điểm: ............................................................................................................... 1 I.2 Trợ cấp: ...................................................................................................................... 2 I.2.1 Khái niệm ................................................................................................................ 2 I.2.2 Phân loại trợ cấp: ..................................................................................................... 2 I.2.3 Đặc điểm của trợ cấp ............................................................................................... 2 I.3 Ảnh hưởng của yếu tố ngoại tác tích cực và điều chỉnh của chính phủ. .................. 2 I.3.1 Hiệu quả thị trường: ................................................................................................ 2 I.3.2 Ảnh hưởng của ngoại tác ........................................................................................ 3 CHƯƠNG II: NGOẠI TÁC TÍCH CỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT TRỢ CẤP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI Y TẾ, GIÁO DỤC …………………………………………. 5 II.1 Hàng hóa giáo dục: ....................................................................................................5 II.1.1 Đặc điểm của hàng hóa giáo dục .............................................................................5 II.1.2 Ngoại tác tích cực của giáo dục ...............................................................................5 II.1.2.1 Ngoại tác tích cực [NTTC] đối với nền kinh tế:....................................................5 II.1.2.2 Ngoại tác tích cực đối với xã hội ........................................................................6 II.1.3 Trợ cấp của chính phủ đối với giáo dục .................................................................8 II.1.3.1 Thực trạng cấp của chính phủ đối với GD............................................................ 8 II.1.3.2 Sự cần thiết của trợ cấp chính phủ đối với GD ...................................................11 II.1.3.3 Kết quả đạt được .................................................................................................15 II.1.3.4 Khó khăn và hạn chế: ..........................................................................................16 II.2 Y tế ..........................................................................................................................17 II.2.1 Đặc điểm của hàng hóa y tế: ..................................................................................17 II.2.2 Ngoại tác tích cực của y tế: ....................................................................................17 II.2.3 Trợ cấp của chính phủ cho y tế. .............................................................................19 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính II.2.3.1 Thực trạng trợ cấp của chính phủ đối với y tế .................................................... 19 II.2.3.2 Sự cần thiết trợ cấp chính phủ đối với y tế. ........................................................22 II.2.3.3 Kết quả đạt được ................................................................................................24 II.2.3.4 Khó khăn và hạn chế: ..........................................................................................25 CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………... 27 III.1 Đối với giáo dục ......................................................................................................27 III.2 Đối với y tế. .............................................................................................................27 KẾT LUẬN ....................................................................................................................28 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt DN ĐT GD GD&ĐT NSNN XDCB TCMR NTTC SV GDĐH BHYT YTDP CSSK Nội dung Doanh nghiệp Đào tạo Giáo dục Giáo dục và Đào tạo Ngân sách Nhà nước Xây dựng cơ bản Tiêm chủng mở rộng Ngoại tác tích cực Sinh viên Giáo dục đại học Bảo hiểm y tế Y tế dự phòng Chăm sóc sức khỏe Môn: Tài chính công CHƯƠNG I: I.1 GVHD: Phạm Đức Chính LÝ THUYẾT VỀ NGOẠI TÁC, TRỢ CẤP Ngoại tác: I.1.1 Khái niệm: Ngoại tác là sự tác động ra bên ngoài của đối tượng này đến lợi ích hay chi phí của đối tượng khác mà không thông qua giao dịch và không được phản ánh qua giá cả. Đó là phần lợi ích hoặc là chi phí, gắn với dạng hoạt động cụ thể hoặc là yếu tố sản xuất, mà những người ngoài nhận được. Ngoại tác xuất hiện khi hành động của người này làm cho tình trạng của người khác trở nên tốt hơn hay tồi tệ hơn mà người làm hành động đó không phải bồi thường hoặc thu lợi nhuận. Ngoại tác có thể xảy ra trong nhiều tương tác hàng ngày với mức độ và phạm vi khác nhau như ngoại tác xảy ra ở mức độ nhỏ khi bạn mở ti vi quá lớn khiến người khác không làm việc được hay ngoại tác xảy ra ở mức độ lớn như các nhà máy thải rác thải, nước thải chưa qua xử lý ra môi trường mà không phải gánh chịu bất kỳ khoản chi phí nào từ hoạt động sản xuất của nó gây nên ô nhiễm nếu không có sự can thiệp của Chính phủ. I.1.2 Phân loại: Ngoại tác tiêu cực: là khoảng chi phí áp đặt lên đối tượng thứ ba nhưng chi phí đó không phản ánh lên giá cả thị trường. Ví dụ: Khí thải xe máy gây ra ngoại tác tiêu cực vì nó tạo ra khói bụi mà những người khác phải hít thở. Ngoại tác tích cực: là những lợi ích mang lại cho đối tượng thứ ba nhưng lợi ích đó không phản ánh lên giá cả thị trường. Ví dụ: Những khu di tích lịch sử được trùng tu mang đến những ngoại tác tích cực, bởi vì những người đi ngang qua có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp và ý nghĩa lịch sử của chúng. I.1.3 Đặc điểm: Dù là ngoại tác tiêu cực hay tích cực chúng đều có đặc điểm: - Chúng có thể do sản xuất hoặc tiêu dùng gây ra . Ngoại tác tiêu cực: một nhà máy gây ô nhiễm, một cá nhân hút thuốc lá ảnh hưởng tới người xung quanh. Ngoại tác tích cực: Doanh nghiệp cạnh tranh nhau để sản xuất thiết kế và cải tiến công nghệ xe hơi, điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp mà còn cho toàn xã hội bởi vì nó nằm trong khối kiến thức công nghệ của toàn xã hội. - Trong ngoại tác, việc ai gây tác hại [lợi ích] cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối. Ví dụ một trường hợp nhà máy xả chất thải xuống dòng sông, ngoại tác không chỉ có thể nhìn dưới góc độ nhà máy gây thiệt hại cho ngư dân mà trái lại có thể phân tích dưới góc độ ngư trường của ngư dân đã thu hẹp hoạt động của nhà máy. Trang 1 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính - Sự phân biệt tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại tác chỉ là tương đối: cùng 1 hoạt động ngoại tác nhưng nó được đánh giá là tốt hay xấu tùy thuộc vào quan điểm của người chịu ảnh hưởng. Ví dụ: chính sách giá sàn của Chính phủ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng lại tác động tiêu cực đến tiêu dùng của người dân. - Tất cả ngoại tác đều phi hiệu quả nếu xét dưới quan điểm xã hội. I.2 Trợ cấp I.2.1 Khái niệm Trợ cấp là sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan Chính phủ dành cho tổ chức cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hóa và đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân đó. Việc áp dụng chính sách trợ cấp nhằm tạo điều kiện cho các yếu tố như đào tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, giúp duy trì một sự phát triển bền vững. I.2.2 Phân loại trợ cấp: - Phân loại theo hình thức tài sản nhận: trợ cấp bằng tiền, trợ cấp bằng hiện vật. Trong hiệp định WTO, trợ cấp được chia thành 3 nhóm: o Nhóm đèn đỏ [amber box] là trợ cấp bị chống sử dụng, bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế nhập khẩu để khuyến khích sử dụng đầu vào trong nước, khuyến khích nội địa hóa. o Nhóm đèn vàng [yellow box] là trợ cấp riêng biệt cho một ngành hoặc một vùng, gây lệch lạc thương mại, tuy không bị cấm sử dụng nhưng có thể bị “trả đũa” như bị đánh thuế chống trợ cấp hoặc bị kiện ra WTO. o Nhóm đèn xanh [green box] là trợ cấp được coi là ít gây lệch lạc cho thương mại như trợ cấp chương trình phát triển [R&D], trợ cấp phát triển vùng khó khăn… được phép áp dụng mà không bị trả đũa. I.2.3 Đặc điểm của trợ cấp Trợ cấp có tính riêng biệt, chỉ áp dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc ngành sản xuất nhất định, trong khu vực địa lý nhất định của một nước hay một vùng lãnh thổ nhất định. Trên thực tế, ta có thể coi khoản trợ cấp là một khoản thuế âm. Với một khoản trợ cấp, giá của những người bán vượt giá của những người mua và hiệu giữa hai giá đó là lượng trợ cấp. Như chúng ta có thể phán đoán, ảnh hưởng của trợ cấp đối với lượng sản xuất và tiêu dùng là ngược lại với ảnh hưởng của thuế - sản lượng sẽ tăng lên. I.3 Ảnh hưởng của yếu tố ngoại tác tích cực và điều chỉnh của chính phủ: I.3.1 Hiệu quả thị trường: Trang 2 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính P MC Chi phí biên tư nhân E MB Lợi ích biên tư nhân Q O QE Khi không có ngoại tác và sự can thiệp của chính phủ, giá cả điều chỉnh để cân bằng cung và cầu. Lượng sản xuất và tiêu dùng ở trạng thái cân bằng thị trường QE là hiệu quả MC=MB [lợi ích biên = chi phí biên]. I.3.2 Ảnh hưởng của yếu tố ngoại tác tích cực. MB+s MSB=MB+MEB Giá MB B MC E’ E MEB QE QE’ Sản lượng Chi phí biên tư nhân:MC. Đó cũng là chi phí biên xã hội MSC [MC=MSC] Lợi ích biên tư nhân :MB Trang 3 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính Cân bằng thị trường diễn ra tại E, với số lượng QE được thực hiện bởi vì tại đó MB=MC [lợi ích biên tư nhân = chi phí biên tư nhân]. Hoạt động tiêu dùng đã gây ra 1 ngoại tác tích cực MEB Do hoạt động tiêu dùng mang lại ngoại tác tích cực cho xã hội nên xét trên góc độ xã hội thì lợi ích biên xã hội [MSB] phải là MB+MEB.Vậy mức hiệu quả xã hội là QE’ đạt tại điểm E’ khi MSB=MC . Tóm lại, khi xuất hiện ngoại tác tích cực thì thị trường luôn tạo ra một mức sản lượng thấp hơn mức tối ưu xã hội. Khi không có sự điều chỉnh của chính phủ thì xã hội sẽ tổn thất kinh tế do sản xuất dưới mức hiệu quả chung của xã hội - một khoản phúc lợi bằng diện tích tam giác EBE’ Vậy làm thế nào có thể đẩy mức sản lượng của thị trường lên ngang bằng mức tối ưu xã hội. Cách thông dụng nhất là tiến hành trợ cấp. Đây là mức trợ cấp Pigou, sao cho trợ cấp đúng bằng lợi ích biên tại mức sản lượng tối ưu. [s = MEB] Trang 4 Môn: Tài chính công CHƯƠNG II: GVHD: Phạm Đức Chính NGOẠI TÁC TÍCH CỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT TRỢ CẤP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI Y TẾ, GIÁO DỤC II.1 Hàng hóa giáo dục: II.1.1 Đặc điểm của hàng hóa giáo dục: GD trong thị trường cũng được cho là một loại hàng hóa, nhưng không giống như những sản phẩm thông thường mà chúng ta vẫn thấy. Đối với GD, sự hưởng thụ của tập hợp những người dùng trước không hề bị giảm đi hay bị tác động bởi những người dùng sau, việc có thêm nhiều người trong xã hội cùng thụ hưởng hàng hóa không làm cho lợi ích của các cá nhân đang tiêu dùng bị ảnh hưởng mà trái lại, còn làm cho tổng lợi ích của xã hội tăng lên. Thêm vào đó, trong GD đại học, lợi ích của nó không thể chia nhỏ cho mỗi người sử dụng, mà mọi người đều cùng dùng chung một chương trình GD, đó là tri thức của nhân loại và cùng nhau khám phá ra những tri thức mới. Điểm khác biệt độc đáo này được các nhà kinh tế học cho rằng, GD là một loại hàng hóa công. - Xét về tính loại trừ : GD có tính loại trừ trong sử dụng. Ví dụ: sinh viên không thể tham gia hưởng thụ dịch vụ đó mà không có điều kiện, họ phải thi đầu vào, phải đóng học phí,… Nếu sinh viên không thỏa mãn những điều kiện đó sẽ bị lọai trừ ra khỏi việc hửơng thụ dịch vụ GD. - Dịch vụ GD có tính cạnh tranh trong sử dụng vì việc học của một sinh viên này sẽ ảnh hưởng đến việc học của người khác. Vì số lượng sinh viên trong một lớp học là hạn chế và số lượng lớp học trong một trường cũng bị hạn chế, nên sinh viên này được học thì một người khác không được học, hay là nếu thêm một sinh viên vào một lớp học quá đông sẽ ảnh hửơng đến việc học của các sinh viên khác. II.1.2 Ngoại tác tích cực của GD II.1.2.1 Ngoại tác tích cực [NTTC] đối với nền kinh tế: GD là một loại hàng hóa công đặc biệt, là hàng hóa sức lao động có chất lượng cao hay nói cách khác là tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao; chỉ có hàng hóa sức lao động mới tạo ra giá trị thặng dư và sức lao động càng có chất lượng thì giá trị thặng dư tạo ra cho xã hội sẽ ngày càng lớn. Vì vậy, GD không chỉ là phúc lợi xã hội mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội. Các nước đang phát triển muốn tăng trưởng kinh tế phải hết sức quan tâm và đầu tư cho GD. NTTC của GD đối với người học: Trong nền kinh tế, nguồn lao động đã qua đào tạo, có kiến thức và trình độ chuyên môn vững vàng luôn tạo ra năng suất lao động cao hơn nên dễ dàng cạnh tranh trong thị trường lao động hiện nay. Do đó, họ có thu nhập cao hơn và có môi trường làm việc tốt hơn nguồn lao động phổ thông không qua đào tạo. Ngoài ra, để có thể cạnh tranh trong thị trường lao động thì những người lao động phải có ý thức nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc; do đó những người được đào tạo tốt vô tình Trang 5 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính đã tạo áp lực, động lực học tập, tìm tòi cho những người lao động khác trong môi trường làm việc chung. NTTC của GD đối với doanh nghiệp: thứ nhất, khi sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ có năng suất lao động cao, sản phẩm làm ra nhiều chất xám hơn, giá trị cao hơn, có chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường, tức là giá trị thặng dư của doanh nghiệp sẽ tăng lên, cùng với lợi nhuận gia tăng. Thứ hai, những cá nhân được GD&ĐT tốt hơn sẽ có thông tin đầy đủ hơn, có thu nhập cao hơn và có khả năng đóng góp nhiều hơn cho xã hội góp phần giảm bớt chi phí cho trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi xã hội. Thứ ba, một doanh nghiệp càng có nhiều người lao động giỏi, càng có nhiều phát minh, sáng chế, sáng kiến và tác động lan tỏa thì sẽ tạo ra càng nhiều sản phẩm mới với những tính năng, tác dụng mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển ổn định qua đó là cơ sở cho nền kinh tế, xã hội một quốc gia tăng trưởng bền vững. Đó là lý do vì sao các công ty lớn thường tổ chức các chương trình tuyển chọn người tài với những chế độ làm việc ưu đãi. Ngày nay các công ty thường có xu hướng xây dựng quan hệ tốt với các trường đại học lớn thông qua các chương trình, cuộc thi, cung cấp học bỗng để trực tiếp tìm kiếm nguồn nhân tài như Tập đoàn Hoa Sen, Ngân hàng Sacombank, EY… Như vậy, NTTC của GD [đặc biệt là GD đại học] tạo ra cho nền kinh tế chính là tổng hợp những NTTC mà chính người học và doanh nghiệp nhận được về một đất nước mà đối với người lao động có thu nhập cao, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống; đối với doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận qua đó góp phần tăng tổng thu nhập quốc nội [GDP] của quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách Chính phủ từ thuế, giảm chi phí trợ cấp và phúc lợi xã hội giúp cân đối nền kinh tế vĩ mô sẽ dễ dàng hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Theo báo cáo của một giáo sư đại học Harvard nghiên cứu về tình hình GD tại Việt Nam: “Phát triển kinh tế ở Đông và Đông Nam Á cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa phát triển và GD đại học. Mặc dù mỗi một quốc gia thịnh vượng nhất trong khu vực này – Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và gần đây là Trung Quốc – đã đi theo những con đường riêng của mình, nhưng có một điểm chung trong sự thành công của họ là họ đã chuyên tâm đeo đuổi một nền GD đại học và nghiên cứu khoa học chất lượng cao. Những quốc gia kém thành công hơn trong khu vực Đông Nam Á – Thái Lan, Philippines, Indonesia – cho chúng ta một câu chuyện cảnh giác. Các quốc gia này thường không đạt chất lượng cao trong GD đại học và nghiên cứu khoa học, và họ đã thất bại trong việc phát triển những nền kinh tế hiện đại. Đây là một điều không lành cho tương lai của Việt Nam, bởi các trường đại học Việt Nam tụt lại khá xa đằng sau ngay cả những láng giềng kém mở mang của mình.” II.1.2.2 Ngoại tác tích cực đối với xã hội GD không chỉ có lợi ích và chi phí dành cho mỗi cá nhân, mà còn có các tác động lan tỏa tới các thành viên khác trong xã hội. Khi sống ở một vùng có nhiều người có trình Trang 6 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính độ GD cao gọi dân dã là “dân trí cao” mà ở đó mức độ ý thức cao trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng [người dân cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia chấp hành luật pháp, ít tệ nạn xã hội], bảo vệ sức khỏe cộng đồng [trẻ em được chăm sóc tốt, ít bệnh tật truyền nhiễm] thì việc học sẽ giảm bớt tệ nan xã hội, dễ dàng hơn cho nhà nước trong việc phổ biến và thực hiện các chính sách kinh tế văn hóa và xã hội. Khi nhận được sự GD tốt, con người sẽ có ý thức tốt hơn về các vấn đề như chủ quyền quốc gia, bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc từ đó có những hành động tích cực để bảo tồn, phát huy những giá trị đó góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi nước và niềm tự hào dân tộc cho thế hệ sau. GD tạo ra những công dân văn hóa cho xã hội: GD góp phần tạo ra những công dân có trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, nhân cách tốt đẹp, hướng tới giá trị nhân bảnmà bản chất là sự nâng cao dân trí, định hướng cho người học tự hình thành nhân cách cá nhân, xây dựng riêng cho mình những hoài bảo sống, để mỗi người học đều trở thành những con người có văn hóa, có ý thức trách nhiệm đối với những hành vi của bản thân, ý thức với xã hội. Hiện nay, tại các trường học từ trung học dạy nghề tới đại học thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên thành lập các nhóm tình nguyện, đội công tác xã hội, các chương trình giao lưu sinh viên trong các trường,… thúc đẩy sự tham gia, khuyến khích sự quan tâm của sinh viên vào các vấn đề nhân đạo, công bằng xã hội qua đó hình thành lên đạo đức và lối sống lành mạnh cho các bạn sinh viên. Điển hình, trường Đại học Bách Khoa TPHCM đưa chương trình “15 ngày lao động công tác xã hội” vào chương trình GD đại học, xem đây là yếu tố để xét sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp ra trường. Bên cạnh đó, tác động này của GD dẫn tới những hệ quả nhất định cho Chính Phủ vì giảm bớt được khoản chi tiêu công cho khoản mục cảnh sát, an ninh để ổn định xã hội, hay chi phí cho các trung tâm phục hồi nhân phẩm. Hơn nữa, học vấn và tri thức có thể làm cho các công dân nhận thức và bầu chọn chính xác những người đại diện của mình vào trong hệ thống chính trị; điều này mang lại lợi ích tích cực lan truyền cho những công dân khác thông qua cải thiện chất lượng của tiến trình dân chủ. Tuy nhiên, cần chú ý, không thể đồng hóa việc chỉ có những người nhận được sự GD mới là người có văn hóa. Bởi, nhân cách của con người suy cho cùng được quyết định bởi môi trường sống của họ, GD là yếu tố quan trọng nhưng không mang tính quyết định. Hiện nay vẫn có rất nhiều trường hợp những người được GD nhưng vẫn có cách cư xử thiếu văn hóa và ngược lại, có những người không được học nhiều nhưng vẫn sống rất tốt, được mọi người tôn trọng và cũng có những đóng góp lớn cho xã hội, tuy không được GD trên ghế nhà trường nhưng họ đã tự học tập trong cuộc sống. Điều này có nghĩa rằng việc học của con người không phải chỉ diễn ra trên ghế nhà trường trong khoản thời gian nhất định mà nó kéo dài suốt cuộc đời của mỗi người, “học, học nữa, học mãi”. Trang 7 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính II.1.3 Trợ cấp của chính phủ đối với giáo dục II.1.3.1 Thực trạng cấp của chính phủ đối với giáo dục. Với nền kinh tế tri thức như hiện nay thì GD được đặt lên hàng đầu bởi vì GD là hoạt động thuộc lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên quý nhất của mọi quốc gia. Nhận thức rõ vai trò của GD, chính phủ các nước luôn quan tâm và tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho GD đào tạo. Hình 1: Tỷ lệ chi tiêu công cho GD/GDP của một số nước Tên nước Tỷ lệ chi NSNN cho GD/GDP Thới gian 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Indonexia 3.04 2.90 3.53 2.99 2.77 3.56 Nhật Bản 3.46 3.44 .. 3.78 3.78 3.86 Lào 3.08 2.28 .. 2.77 .. .. Malaysia 4.37 3.96 5.97 5.12 5.94 .. Singapore .. 2.81 3.06 3.17 3.14 3.23 Thailand 3.84 3.75 4.13 3.75 5.79 7.57 Theo thống kế của tổ chức UNESCO Institute for Statistics [UIS] tháng 05/2014 Nhờ tác động của cải cách kinh tế, Việt Nam đã có tiến bộ nhanh chóng trong tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Khi bắt đầu quá trình đổi mới, Việt Nam có tỷ lệ dân số biết chữ cao cũng như trình độ GD trung học và đại học cao hơn hầu hết các quốc gia có thu nhập đầu người tương đương. Để duy trì tốc độ phát triển kinh tế, chính sách phát triển GD và đào tạo luôn được coi trọng, đầu tư, phát triển với mục tiêu nâng cao đan trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Từ hai thập kỷ trở lại đây, ngân sách cho GD tăng mạnh và chiếm phần quan trọng trong ngân sách nhà nước cụ thể: tỉ trọng của chi ngân sách cho GD từ 8%/NSNN năm 1990 lên 15% năm 2000, đạt tới 20% năm 2008 và nằm trong khoảng từ trung bình tới cao so với các nước trong khu vực vì mức chi ngân sách cho GD. Tổng chi ngân sách Nhà nước cho GD và đào tạo năm 2013 là 194,4 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm 2012. Mặt khác, tỷ lệ chi ngân sách cho GD so với tổng sản phẩm quốc nội [GDP] ở Việt Nam cũng thuộc diện cao cụ thể năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%. Từ năm 2006 đến nay, mức chi ngân sách nhà nước cho GD luôn là 5,6% GDP. Trang 8 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính Hình 2: Chi tiêu NSNN cho GD của chính phủ Việt Nam Đơn vị tính: tỷ đồng. 2007 TỔNG CHI 2008 2009 2010 2011 Sơ bộ 2012 399,402 452,766 561,273 648,833 787,554 905,790 Trong đó: Chi đầu tư phát triển 112,160 119,462 181,363 183,166 208,306 195,054 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế 211,940 252,375 303,371 376,620 467,017 610,636 - xã hội Chi sự nghiệp GD&ĐT 53,774 53,560 69,320 78,206 99,369 152,590 Chi sự nghiệp y tế 16,426 14,385 19,354 25,130 30,930 54,500 3,191 3,811 4,144 5,758 7,242 2,662 6,080 8,828 8,645 10,535 Chi sự nghiệp khoa học, công 7,604 nghệ và môi trường Chi sự nghiệp phát thanh, 1,410 truyền hình Chi lương hưu, đảm bảo xã hội 36,597 37,138 50,266 64,218 78,090 96,624 Chi sự nghiệp kinh tế 16,145 21,193 27,208 37,632 45,543 61,719 Chi quản lý hành chính 29,214 38,025 40,557 56,129 72,423 87,060 159 247 275 288 100 Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính 185 Ở Việt Nam mức chi thực tế cho GD ở tất cả cấp học [tiểu học, trung học và đại học] đã tăng 125% trong giai đoạn 2001 – 2008. Trong năm 2008, Việt Nam đã phân bổ 20% ngân sách nhà nước cho GD các cấp học, ngang bằng với các nước có thu nhập trung bình và cao hơn hẳn mức trung bình 16% của vùng Đông Đông Á, Thái Bình Dương. Tỷ lệ chi phí cho GD trên GDP của Việt Nam năm 2005 là 8,3% vượt xa các nước phát triển cao thuộc khối OECD kể cả Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc. Hình 3: Chi ngân sách nhà nước cho GD của các nước trong khu vực [tất cả các cấp] năm 2007. Trang 9 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính Hình 4: Thống kê ngân sách nhà nước cho GD theo cấp học ở Việt Nam. Chi NSNN cho GD theo chức năng chi bao gồm 2 thành chủ yếu là chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản. Trong thời kỳ 1999 – 2002, cơ cấu chi NSNN theo nội dung kinh tế cho GD không có sự thay đổi lớn: chi thường xuyên giao động ở mức 73%, chi đầu tư ở mức 27%. Tuy nhiên, về số tuyệt đối, trong giai đoạn này chi đầu tư XDCB cho GD đã tăng gần gấp đôi: từ 2.418 nghìn tỷ đồng năm 1999 lên 4.375 nghìn tỷ đồng năm 2002, trong đó GD mầm non và trung học cơ sở tăng khoảng 2 lần, THPT 1,8 lần, bậc tiểu học là 1,5 lần. Năm 2013 chi thường xuyên cho GD và đào tạo là 164,4 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2012 và chi cho xây dựng cơ bản là 30 nghìn tỷ đồng, tương đương mức chi năm trước. Hình 5: Cơ cấu chi NS cho ngành GD theo nội dung kinh tế của các cấp, bậc học [%] Các hình thức trợ cấp của chính phủ đối với GD Đầu tư của ngân sách nhà nước: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp qua ngân sách Trung Ương và ngân sách địa phương[ tỉnh]cho các trường cao đẳng và đại học. chính sách đầu tư gồm: chi đầu tư cho cơ sở vật chất và chi thường xuyên. Ưu tiên đầu tư Trang 10 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính tài chính và đất đai xây dựng trường học, ký túc xá cho học sinh, sinh viên trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua hai bảng số liệu trên có thể thấy, chi phí cho GD ở Việt Nam trong những năm gần đây là rất lớn. Cho vay tín dụng ưu đãi: Chương trình tín dụng hỗ trợ cho sinh viên vay vốn được khởi động từ năm 2001, nhưng đến năm 2007 chính phủ mới thực sự đẩy mạnh thực hiện chính sách này. Cho sinh viên vay vốn có thể để tăng thêm sưc gánh chịu chi phí của sinh viên. Qũy cho vay hiện nay khoảng 13 triệu USD so với ngân sách nhà nước dành cho GD khoảng 450triệu USD. Mỗi sinh viên được vay với lãi suất thấp [khoảng 50% lãi suất thị trường] với số tiền 8 triệu đồng/năm. Trong điều kiện còn hạn chế về nguồn vốn, các chương trình thiết thực này góp phần mở rộng số lượng sinh viên theo học các trường trung cấp nghề, cao đẳng và đại học hơn. Từ những thống kê trên đều cho thấy Việt Nam đã chi tiêu rất nhiều cho GD và ngày càng tăng qua các năm. II.1.3.2 Sự cần thiết của trợ cấp chính phủ đối với GD Thị trường GD tồn tại một số thất bại như: Thông tin không hoàn hảo, tính cạnh tranh không cao, hàng hoá không đồng nhất, hạn chế trong lựa chọn của người đi học, người mua trả tiền trước, ngoại tác tích cực trong GD, và khó khăn trong tiếp cận GD của người nghèo…Chính vì những thất bại trên nên chính phủ phải can thiệp vào thị trường GD. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi quan tâm đến sự tác động của chính phủ để tăng tính hiệu quả xã hội của vấn đề ngoại tác tích cực của GD thông qua trợ cấp. Thứ nhất, nhu cầu hưởng thụ GD ngày càng tăng, chính phủ phải đảm bảo công bằng xã hội nghĩa là phải đảm bảo ai cũng được học tập, ai cũng được đến trường. GD không phải chỉ là nhu cầu của một bộ phận thiểu số mà là của toàn xã hội. Một vấn đề lớn của nước ta hiện nay là nền kinh tế không đồng đều, không phải dễ dàng đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân. Ở những địa phương có kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn việc đi học không phải là dễ dàng, vì giao thông không thuận lợi, phương tiện giao thông không có, muốn đến trường học thật gian nan, đoạn đường từ nhà đến trường có khi cách nhau cả mấy chục kilometer nên dù có muốn thì cũng không thể tiếp cận được. Lúc này, vai trò của nhà nước rất quan trọng, cần có sự trợ cấp của nhà nước cho các địa phương để xây dựng cơ sở vật chất, trường học ngay chính những khu vực khó khăn đó, trợ cấp sách, vở, thiết bị học tập, miễn, giảm học phí đối với học sinh. Còn đối với giáo viên, muốn thu hút họ đến vùng sâu vùng xa cũng phải có trợ cấp, thu hút vùng sâu, vùng xa vì không phải ai cũng sẵn sàng hi sinh giảng dạy xa nhà vào vùng sâu hẻo lánh, vắng người. Đó là GD phổ thông còn GD đại học hiện nay là xu hướng của số đông thanh niên học sinh muốn vào đại học, bởi vì, thứ nhất là ở thời đại toàn cầu hóa ngày nay, thị trường luôn luôn biến đổi, kỹ thuật luôn luôn thay đổi, các đòi hỏi về sản xuất hàng hóa ngày càng cao hơn buộc người lao động, càng ở cấp bậc cao, càng phải biết cập nhật, mà sự cập nhật này đòi hỏi một kiến thức cơ bản vững chắc. Bên cạnh đó, thị trường việc làm trong thế giới ngày nay có đặc điểm là biến đổi liên tục, một con người trong suốt đời mình Trang 11 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính thường thay đổi việc làm nhiều lần. Vì vậy, người lao động muốn thích ứng với nền kinh tế tri thức, xã hội muốn đi tắt đón đầu thì thông qua GD đại học là con đường ngắn nhất, cho nên hầu hết các cá nhân đều mong muốn được tiếp cận GD đại học. Nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng chi trả cho việc học. Vì chi phí cho việc học khá cao và đầu tư cho việc học là đầu tư lâu dài, thời gian học đại học trung bình là 4 năm, trong thời gian đi học phần lớn chỉ có chi không có thu, do đó những gia đình có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận GD nếu tất cả các trường học theo cơ chế thị trường, học phí bù đắp đầy đủ chi phí GD của trường còn Chính phủ thì không thể không quan tâm đến vấn đề này. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm học phí và các chính sách ưu đãi khác, gồm Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về cấp bù học phí cho các cơ sở GD mầm non, phổ thông, đào tạo nghề nghiệp và đại học; Quyết định 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/1/2013 về chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn; Chính sách hỗ trợ tiền ăn: Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013, Hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh 3 tuổi, 4 tuổi theo chế độ quy định tại Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển GD mầm non; Quyết định 85/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú; Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 quy định hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông con hộ nghèo học bán trú tại các xã đặc biệt khó khăn.Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định miễn, giảm học phí cho học sinh gia đình nghèo, cận nghèo. Thứ hai, chi phí đầu tư cho GD ngày càng cao, ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy. Trong GD đại học, khó có thể tăng năng suất lao động của người thầy giáo nhanh như tăng năng suất của một cái máy và càng không thể mở rộng thị trường theo nghĩa tăng số sinh viên trên đầu một thầy giáo nếu không muốn giảm chất lượng GD. Thậm chí phải nói ngược lại, muốn tăng chất lượng giảng dạy mà sự phát triển kinh tế và khoa học ngày càng đòi hỏi ở mức cao hơn thì phải giảm số học sinh trên một thầy giáo, tăng số lượng thầy giáo với chuyên ngành khác nhau vì không thể có được một thầy giáo uyên bác có khả năng nắm bắt được kiến thức trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Do vậy, để đáp ứng được chất lượng giảng dạy, người thầy giáo đã phải tăng đầu tư về thời gian, tiền bạc, vật chất, cũng như trí lực cho đào tạo và tự đào tạo vì tính phức tạp của khoa học hiện nay đòi hỏi. Không thể tăng nhanh năng suất của thầy giáo, nhưng lương của người thầy giáo lại phải tăng theo với mức tăng mặt bằng năng suất lao động của cả nền kinh tế nếu muốn giữ thầy giáo trong ngành GD. Thêm vào đó, các loại thiết bị, phương tiện, công cụ, sách vở cho việc dạy và học ngày càng tinh vi hơn, nhiều hơn và do đó GD sẽ tốn kém hơn trước. Nếu như, hai thập kỷ trước đây, thầy giáo và sinh viên có thể gặp nhau trên giảng đường chỉ bằng bảng đen và phấn trắng thì cũng có thể thực hiện được Trang 12 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính nhiệm vụ dạy và học. Ngày nay, tài liệu học mở ngày càng nhiều sinh viên cần phải biết, và phải có phương tiện để truy cập mạng internet để đáp ứng nhu cầu học tập cao hơn, thầy giáo cũng cần phải biết sử dụng công cụ như máy chiếu trong giảng dạy thì mới đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng tăng. Từ đó, sẽ dẫn đến chi phí đơn vị cho một sinh viên ngày càng tăng. Như vậy, nếu để cá nhân tự chi trả cho GD thì sẽ có rất ít người sẵn sàng mua và có đủ thu nhập để mua dịch vụ GD. Tất cả những điều này đưa đến một kết quả quan trọng là đầu tư vào GD đại học cho một con người ngày càng lớn, tức là chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm trong GD ngày càng tăng, chứ không phải ngược lại như đối với hàng hóa thông thường, và do vậy không thể không có sự tài trợ của Nhà nước. Thứ ba, trong GD có nhiều bất đối xứng thông tin. Bất đối xứng thông tin hay tình trạng xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó tham gia vào giao dịch có được thông tin đầy đủ hơn bên kia về các đặc tính của sản phẩm. GD đại học là một loại hàng hóa có bất đối xứng thông tin và được thể hiện cả từ phía nhà cung cấp và người tiêu dùng. Lựa chọn nghịch và tâm lý ỷ lại xảy ra trong GD đại học được thể hiện, ngay từ khâu chọn trường, người học đã không có những cơ sở thông tin đầy đủ và chính xác về chất lượng đào tạo, đội ngũ giáo viên giảng dạy, cũng như cơ sở vật chất của trường có tương xứng với học phí mà họ phải trả hay không? Do vậy, các trường đại học công lập luôn là sự lựa chọn hàng đầu của phần lớn học sinh, không chỉ vì học phí thấp mà còn có lý do an toàn do thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ. Thêm vào đó, bất đối xứng thông tin trong lựa chọn ngành nghề đào tạo sẽ ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm của người tiêu dùng sau khi ra trường như: xác suất tìm kiếm được việc làm theo ngành nghề, khả năng làm việc có hiệu quả, có năng suất, mức thu nhập có thể đảm bảo bù đắp được những chi phí đầu tư cho học tập trong thời gian bao nhiêu lâu? Thứ ba, ngay chính người tiêu dùng cũng không hiểu được khả năng của mình có thể nội hóa được những tri thức ở bậc học, cấp học cao hơn như thế nào. Cuối cùng, đầu tư vào hàng hóa này có tính rủi ro cao vì không ai biết được mình sẽ sống được bao lâu, sức khoẻ tốt xấu như thế nào và thu nhập sau này ra sao để đánh giá rõ được thu nhập trong tương lai có đủ trang trải cho chi phí mà mình đã đầu tư vào GD hiện tại hay không. Tất cả những điều này, dẫn đến việc mua hàng có thể theo số đông, theo xu thế của trào lưu, theo sở thích cá nhân khiến cho nhu cầu ảo tăng lên và phí tổn xã hội rất lớn vì cùng xuất hiện cả lựa chọn nghịch và tâm lý ỷ lại. Do vậy, các nhà kinh tế cho rằng, thị trường GD là thị trường của niềm tin. Tâm lý ỷ lại trong GD đại học còn thể hiện ở chỗ, khi người học đã vào được đại học, nếu cơ chế sàng lọc của cơ sở đào tạo không hiệu quả, nếu những tiêu cực và bất cập về quản lý khiến nhiều người nghĩ rằng vận may hoặc tiền bạc có thể thay cho khả năng học tập và giúp họ vượt qua được các kỳ sát hạch trong tích lũy tri thức thì nhu cầu ảo, chất lượng ảo trong GD đại học lại càng tăng lên. Nếu hệ thống GD chỉ coi trọng thi cử, quan tâm đến đầu vào mà không áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt trong kiểm soát học tập thì tâm lý ỷ lại trong GD đại học lại càng thể hiện rõ, đây cũng là nguyên nhân có ảnh hưởng quyết Trang 13 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính định tới chất lượng của hàng hóa. Trong trường hợp này, chỉ có sự can thiệp tích cực của Nhà nước mới là công cụ hiệu quả nhất khắc phục được những khiếm khuyết của thị trường. Thứ tư, hàng hóa GD có ngoại tác tích cực. Việc nâng cao chất lượng GD không chỉ làm tăng lợi ích cho riêng một cá nhân hay một nhóm người riêng lẻ mà điều đó còn làm tăng lợi ích cho cả cộng đồng xã hội. Như vậy, khi cá nhân tham gia vào học đại học như công cụ đem lại lợi ích cho cá nhân thì vô tình anh ta cũng đồng thời đáp ứng cho lợi ích xã hội. Nghĩa là lợi ích xã hội do GD tạo ra luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân nhận được. Nhưng giá thành tạo ra chúng cao hơn nhiều so với giá người mua sẵn sàng trả, cho nên, nếu để cho thuận mua vừa bán trên thị trường, tức là người mua phải trả chi phí bằng với chi phí xã hội, mà lợi ích cá nhân lại ít hơn thì có nhiều người sẽ không mua chúng, hoặc mua ít hơn mức cần thiết của xã hội. Khi nói rằng, GD biến con người tự nhiên thành con người xã hội, có tố chất và năng lực nhất định, thành con người tạo nên giá trị - yếu tố của sức sản xuất. Hay nói cách khác, GD đã hình thành nên “vốn nhân lực”. Đặc biệt là trong nền sản xuất xã hội hiện đại, vốn nhân lực là nhân tố cực kỳ quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế quốc dân. Đầu tư vào vốn con người có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc đầu tư vốn cho sự vật. Cho nên, đầu tư cho GD không thể là một loại đầu tư mang tính tiêu dùng thuần túy, mà là một loại đầu tư sản xuất tiềm tàng, tức chính là đầu tư cho tương lai. Xét trên bình diện quốc gia, GD có một vai trò rất lớn, lớn tới mức, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc. Bởi vì, GD chính là trụ cột của một đất nước để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội. Nền GD có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc đó và vì vậy mới có đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh. Ngược lại, với một nền GD kém và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên. Chính vì vậy, trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phát triển phương Tây lại càng chú trọng đến phát triển GD, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Các quốc gia ý thức rất rõ rằng, trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, bị hòa tan. Chính yếu tố lợi ích ngoại tác đem đến cho cộng đồng của GD đại học là một trong các yếu tố quan trọng trong hình thành cơ sở cho việc Chính phủ tham gia vào đầu tư cho GD đại học. Hay nói một cách đầy đủ, điểm khác biệt cơ bản của GD [hàng hóa công] so với các loại hàng hóa cá nhân bình thường khác, là lợi ích ngoại sinh của nó. Thứ năm, GD là công cụ quan trọng để thực hiện phân phối lại thu nhập. Thị trường không có trách nhiệm và không thể phân phối thu nhập theo nguyên tắc công bằng cho tất cả mọi người. Khả năng tiếp cận GD đại học của từng cá nhân là không giống nhau, trong đó có tác động từ yếu tố thu nhập cá nhân. Việc hình thành thị trường GD hoàn toàn vận động theo quy luật của thị trường sẽ làm cho số đông không thể tiếp cận được với hàng Trang 14 Môn: Tài chính công GVHD: Phạm Đức Chính hóa. Nhất là khi thị trường hoàn toàn tự quyết định vấn đề cung cấp thì khả năng những cá nhân được học đại học chỉ là những người có thu nhập cao và mới có thể chi trả hoàn toàn chi phí cho GD đại học. Yếu tố thu nhập của gia đình làm cho mỗi cá nhân có cơ hội tiếp cận GD sớm hay muộn, chất lượng của việc học tập ra sao, hay trang thiết bị đồ dùng học tập khác nhau cũng ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân đó nhận được từ nền GD cũng khác nhau. Chính điều này làm cho cơ hội tiếp cận được GD đại học của cá nhân thu nhập thấp, - ít hơn nhiều so với cá nhân có thu nhập cao. Để giảm thiểu tối đa mức chênh lệch lợi ích thụ hưởng giữa người giàu và nghèo trong GD, các quốc gia khác nhau sẽ có những phương cách vận dụng khác nhau trong trợ cấp cho GD đại học nhằm tạo điều kiện cho sinh viên thuộc diện nghèo khó khăn có thêm nhiều cơ hội nhận được chất lượng học tốt nhất so với các sinh viên khá giả. Việc phân phối lại lợi ích trong GD đại học không thể do thị trường điều tiết mà phải có sự can thiệp của Chính phủ. Điểm khác biệt nổi trội của GD đại học so với các loại hàng hóa cá nhân khác chính là ở chỗ, thực hiện được nhiệm vụ phân phối lại thu nhập thông qua sản xuất và tiêu dùng. II.1.3.3 Kết quả đạt được của trợ cấp đối với GD ở Việt Nam Bằng nguồn trợ cấp và quản lý của chính phủ, GD nước ta đã có những bước tiến phát triển vượt bậc và đạt được một số kết quả như sau: Mạng lưới GD trong toàn quốc được tăng cường: Năm học 2012- 2013 cả nước có 13.548 trường mầm non, 15.361 trường tiểu học; 10.847 Trung học cơ sở và 2.708 trường Trung học phổ thông. Ngoài ra còn có 305 trường Phổ thông dân tộc nội trú và 569 trường Phổ thông dân tộc bán trú. Việt Nam đã hoàn thành phổ cập GD tiểu học vào năm 2000, phổ cập GD trung học cơ sở vào năm 2010. Năm 2012, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học mẫu giáo 5 tuổi đạt 98,6%, tiểu học đạt 97,4%, trung học cơ sở trên 85,5%, trung học phổ thông đạt 54,4%; tỷ lệ trẻ khuyết tật đi học đạt 58,4%; tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân đạt 56,1 người; tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-60 là 98,25%, trong đó: Số người biết chữ trong độ tuổi 1535 chiếm tỷ lệ 99,12% [tăng 0,08%]; số người biết chữ trong độ tuổi từ 36-60 chiếm tỷ lệ 97,34% [tăng 0,22%]. Công bằng xã hội trong GD đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em dân tộc thiểu số, con em gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. GD ở vùng đồng bảo dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt. Đối với GD phổ thông, trong giai đoạn 2008 - 2012 đã có gần 4.000 phòng học, trên 1.000 phòng thí nghiệm, gần 1.000 phòng học đa chức năng và thư viện và trên 500 phòng nội trú cho các em học sinh dân tộc thiểu số được nâng cấp hoặc xây mới bằng nguồn vốn các chương trình, dự án ODA. Cả nước có 559 cơ sở có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, trong đó 295 trường trung cấp chuyên nghiệp, 207 trường cao đẳng có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và 57 trường đại học có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp; 427 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 213 trường đại học [57 tư thục] và 214 trường cao đẳng [27 tư thục]. 41/63 tỉnh, Trang 15

Video liên quan

Chủ Đề