Bài tập Tiếng Việt lớp 5 câu ghép



  • Lớp 5
  • Giải vở bài tập Tiếng Việt 5

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 2, 3 Luyện từ và câu | Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 Tập 2

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 2, 3 Luyện từ và câu

  • I. Nhận xét trang 2
  • II. Luyện tập trang 3

Lời giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 2, 3 Luyện từ và câu hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 5 Tập 2.

1. Nhận xét [trang 2]: Đọc đoạn văn sau [các câu văn đã được đánh số thứ tự] và thực hiện yêu cầu ở dưới.

Trả lời:

Quảng cáo

1. Gạch một gạch [ - ] dưới bộ phận chủ ngữ, gạch hai gạch [ = ] dưới bộ phận vị ngữ trong mỗi câu văn trên.

2. Xếp các câu trên vào nhóm thích hợp :

a] Câu đơn [câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành]: Câu số 1

b] Câu ghép [câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ bình đẳng với nhau tạo thành]: Câu số 2

2. Luyện tập [trang 3]:

Quảng cáo

Bài 1 [trang 3 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2]:

Trả lời:

a] Đọc các câu văn đã được đánh số thứ tự. Ghi dấu x vào ô trống trước những câu là câu ghép :

b] Đánh dấu gạch xiên [ / ] để xác định các vế câu trong từng câu ghép vừa tìm được.

Bài 2 [trang 3 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2]: Có thể tách mỗi vế câu ghép vừa tìm được ở bài tập trên thành một câu đơn được không ? Vì sao ?

Trả lời:

Không thể tách mỗi vế câu ghép ở các câu trên thành câu đơn, vì mỗi ý trong câu có sự liên kết với nhau rất chặt chẽ, ý này nối tiếp ý kia.

Quảng cáo

Bài 3 [trang 3 Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2]: Thêm một vế câu thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu ghép :

a] Mùa xuân đã về, hoa trong vườn đua nhau khoe sắc.

b] Mặt trời mọc, không khí ấm dần lên.

c] Trong truyện cổ tích Cây khế, người em chăm chỉ, hiền lành, còn người anh thì tham lam, xảo quyệt.

d] Vì trời mưa to nên đường trơn trượt.

Tham khảo giải bài tập sgk Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Tổng hợp lí thuyết và Bài tập về câu ghép [có đáp án] hay nhất, chi tiết, bám sát nội dung SGK Tiếng Việt lớp 5, giúp các em ôn tập tốt hơn.

1. Câu ghép là gì?

Câu ghép là những câu cóhai chủ ngữ-vị ngữ trở lên. Hay nói cách khác, câu ghép là những câu có từ hai mệnh đề trở lên, mỗi mệnh đề bao gồm một chủ ngữ, một vị ngữ.

Ví dụ:

Trời/ càng về đêm/, không gian/ càng tĩnh mịch.

CN VN CN VN

Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.

2. Phân loại câu ghép

* Câu ghép chính phụ

Câu ghép chính phụ là những câu có mệnh đề chính và mệnh đề phụ, hai mệnh đề này phụ thuộc nhau và bổ sung ý nghĩa cho nhau. Mệnh đề chính phụ thường được kết nối với nhau bằng các quan hệ từ hoặc từ nối. Mệnh đề chính phụ thường bao hàm các ý như chỉ nguyên nhân, kết quả, chỉ mục đích, điều kiện,...

* Câu ghép đẳng lập

Câu ghép đẳng lập là những câu ghép có các mệnh đề độc lập về nghĩa, có ý nghĩa, vai trò ngang nhau trong câu. Câu ghép đẳng lập thường dùng để diễn tả mối quan hệ liệt kê, lựa chọn hoặc tương đồng.

* Câu ghép hỗn hợp

-Câu ghép hỗn hợp là những câu ghép do câu ghép chính phụ và câu ghép đẳng lập tạo thành.

3. Bài tập về câu ghép

Bài tập 1: Tìm câu ghép và xác định các vế của câu ghép đó trong đoạn văn sau:

Thần Nắng cũng đem ấm áp đến vùng ngập lũ. Nước rút nhanh, hoa cỏ bừng nở, chim gọi bầy làm tổ, ong tìm hoa làm mật. Vạn vật trút bỏ lớp áo ướt át, vui đón những tia nắng ấm chan hòa. Không ai nói với ai điều gì nhưng thần Mưa và thần Nắng đều hiểu rằng, mùa xuân chỉ trở về trong thuận hòa và yêu thương.

Đáp án:Nước rút nhanh,/ hoa cỏ bừng nở,/ chim gọi bầy làm tổ, /ong tìm hoa làm mật/.

Kết luận: Vậy, câu ghép trên có 4 vế.

Bài tập 2:Hãy cho biết các câu trong đoạn văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.

Đêm xuống, mặt trăng tròn vành vạnh. Cảnh vật trở nên huyền ảo. Mặt ao sóng sánh, một mảnh trăng bồng bềnh trên mặt nước.

Đáp án:Đêm / xuống, mặt trăng / tròn vành vạnh. Cảnh vật / trở nên huyền ảo. Mặt ao / sóng sánh, một mảnh trăng / bồng bềnh trên mặt nước.

- Câu 1, 3: Câu ghép

- Câu 2: Câu đơn

Bài tập 3:Phân tích cấu tạo các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép.

a. Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ.

b. Vì học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà.

c. Nhờ An học giỏi mà bạn được thưởng quà.

d. Nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào.

e. Do không học bài, tôi đã bị điểm kém.

f. Tại tôi mà cả lớp đã bị mất điểm thi đua.

g. Vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học.

h. Nhờ tập tành đều đặn, Dế Mèn rất khoẻ.

i. Vì thành tích của lớp, các bạn ấy đã thi đấu hết mình.

j. Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên nó rất khoẻ.

k. Vì sự cổ vũ của lớp, các bạn ấy thi đấu rất nhiệt tình.

l. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng.

m. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ít khi đạt điểm cao.

n. Tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều.

o. Mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.

p. Lan không chỉ học giỏi mà chị ấy còn hay giúp đỡ bạn bè.

q. Nếu thời tiết khắc nghiệt, bà con quê tôi sẽ không còn gì để ăn.

r. Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở lại nhà.

s. Tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào.

t. Chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng.

u. Thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi.

v. Chúng tôi phấn đấu học giỏi, thầy cô vui lòng.

w. Anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ.

x. Vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy.

y. Chưa sáng rõ, bà con đã ra đồng làm việc.

z. Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc.

Đáp án:

a. Nhờ bác lao công/, sân trường/ luôn sạch sẽ. → Câu đơn

b. Vì học giỏi/, tôi/ đã được bố thưởng quà. → Câu đơn

c. Nhờ An/ học giỏi// mà bạn/ được thưởng quà. → Câu ghép

d. Nhờ tôi/ đi học sớm// mà tôi/ tránh được trận mưa rào. → Câu ghép

e. Do không học bài/, tôi/ đã bị điểm kém. → Câu đơn

f. Tại tôi/ mà cả lớp/ đã bị mất điểm thi đua. → Câu đơn

g. Vì nhà nghèo/ mà cậu ấy/ phải bỏ học. → Câu đơn

h. Nhờ tập tành đều đặn/, Dế Mèn/ rất khoẻ. → Câu đơn

i. Vì thành tích của lớp/, các bạn ấy/ đã thi đấu hết mình. → Câu đơn

j. Vì Dế Mèn/ tập tành đều đặn// nên nó/ rất khoẻ. → Câu ghép

k. Vì sự cổ vũ/ của lớp//, các bạn ấy/ thi đấu rất nhiệt tình. → Câu ghép

l. Tuy Lan/ học giỏi// nhưng bạn ấy/ không hề kiêu căng. → Câu ghép

m. Tuy Lan/ học giỏi// nhưng bạn/ ít khi đạt điểm cao. → Câu ghép

n. Tuy rét/ nhưng các bạn ấy/ vẫn đi học đều. → Câu đơn

o. Mặc dù/ nhà/ nghèo// nhưng bạn ấy/ vẫn học giỏi. → Câu ghép

p. Lan/ không chỉ học giỏi// mà chị ấy/ còn hay giúp đỡ bạn bè. → Câu ghép

q. Nếu thời tiết/ khắc nghiệt//, bà con quê tôi/ sẽ không còn gì để ăn. → Câu ghép

r. Nếu mưa/, chúng tôi/ sẽ ở lại nhà. → Câu đơn

s. Tôi/ về đến nhà// thì trời/ đổ mưa rào. → Câu ghép

t. Chúng tôi/ phấn đấu học giỏi// để thầy cô/ vui lòng. → Câu ghép

u. Thầy cô/ rất vui lòng// khi chúng tôi/ phấn đấu học giỏi. → Câu ghép

v. Chúng tôi/ phấn đấu học giỏi//, thầy cô/ vui lòng. → Câu ghép

w. Anh ấy/ đi học// bằng chiếc xe máy/ màu đỏ. → Câu ghép

x. Vừa đi làm/ mà anh ấy/ đã mua được xe máy. → Câu đơn

y. Chưa sáng rõ/, bà con/ đã ra đồng làm việc. → Câu đơn

z. Mặt trời/ chưa lên//, bà con/ đã ra đồng làm việc. → Câu ghép

Bài tập 4:Viết tiếp một vế vào chỗ trống để tạo thành câu ghép:

a. Mùa hè đã đến,…

b. Mặt trời lặn,…

c. Nếu trời mưa to,..

d. Trong câu chuyện “Lòng Dân”, An là một cậu bé thông minh và hóm hỉnh,…

Đáp án:

a.Mùa hè đến, bác Mặt trời thức dậy sớm sau lũy tre làng.

b.Mặt trời lặn, bầu trời khoác lên mình chiếc áo màu đen.

c.Nếu trời mưa to, cánh đồng trước nhà tôi có thể bị ngập.

d.Trong câu chuyện “Lòng Dân”, An là một cậu bé thông minh và hóm hỉnh, Dì Năm là một phụ nữ anh hùng, kiên cường và dũng cảm.

Bài tập 5:Hãy cho biết những câu văn sau là câu đơn hay câu ghép. Tìm CN, VN của chúng:

a] Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông.

b] Làn gió nhẹ chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.

c] Nắng lên, nắng chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín.

Đáp án:

a] Ánh nắng ban mai / trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh đầu đông. [Câu đơn]

b] Làn gió nhẹ / chạy qua, những chiếc lá /lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy. [Câu ghép]

c] Nắng / lên, nắng /chan mỡ gà trên những cánh đồng lúa chín. [Câu ghép]

Video liên quan

Chủ Đề