Bài tập tổng hợp môn tố tụng dân sự năm 2024
AMI Law Firm tổng hợp đề cương ôn thi môn Luật tố tụng dân sự có đáp án để các bạn sinh viên nghiên cứu, tham khảo cho kỳ thi của mình. Đề cương bao gồm bộ hơn 50 câu hỏi và đáp án (mang tính chất tham khảo). Đáp án được biên soạn trên cơ sở luật cũ nên người học cần nghiên cứu để so sánh, đối chiếu phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Show
Link xem trực tuyến và tải về: Đề cương môn luật tố tụng dân sự Trường hợp có vướng mắc cần giải đáp liên quan các bạn có thể gửi nội dung câu hỏi về email: [email protected]. Đội ngũ Luật sư của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp. [Học luật online] Tổng hợp những đề thi môn Luật tố tụng dân sự của trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 để bạn tham khảo, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Bạn vừa trải qua kỳ thi bộ môn Luật tố tụng dân sự, hãy gửi đề thi cho Học Luật Online để nhận những phần quà thú vị từ BQT <3 Danh mục: (Click vào từng mục để chuyển xuống phần nội dung cần xem) Đề thi môn Luật tố tụng dân sự năm 2017 trường ĐH Luật TPHCM (trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh)Thời gian làm bài: 75 phút Được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật Câu hỏi nhận định đúng sai (6 điểm)Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
Câu hỏi bài tập tình huống (3 điểm)Anh Dương Văn Hồng và chị Lê Thị Cúc kết hôn năm 2008. Năm 2017, do mâu thuẫn gia đình trầm trọng, hai bên không còn tin tưởng nhau nên anh Hồng khởi kiện yêu cầu ly hôn với chị Cúc và yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của hai anh chị.
Tại lúc tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, anh Hồng đồng ý nhận nhà ở trên diện tích đất 6.850m2 và thanh toán chênh lệch tài sản cho chị Cúc, chị Cúc chấp nhận thỏa thuận này của anh Hồng. Tòa án đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Giảng viên ra đề: Đang cập nhật Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp Chất lượng cao 38AThời gian làm bài 75 phút Sinh viên được phép sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật I – Lý thuyết Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Nêu căn cứ pháp lý và giải thích: 1 – Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm dân sự. 2 – Tòa án chỉ có nghĩa vụ tiến hành hòa giải trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. 3 – Chỉ những người đã thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn trong vụ án dân sự. 4 – Tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh. 5 – Nguyên đơn có quyền lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp. 6 – Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là năm năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. II – Bài tập Tháng 10/2015 ông A (cư trú tại quận 2 TPHCM) ký hợp đồng cho công ty cổ phần Mỹ Ngọc (trụ sở ở thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), thuê căn nhà thuộc sở hữu riêng của ông tại Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh với mục đích làm kho chứa hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Tháng 01 năm 2016, Công ty Mỹ Ngọc đã cho ông M thuê lại một phần mặt bằng tầng trệt căn nhà đó để ở mà không được sự đồng ý của ông A. Khi phát hiện sự việc, ông A đã yêu cầu Công ty Mỹ Ngọc chấm dứt việc cho ông M thuê nhưng công ty không chấp nhận. Do đó, tháng 8/2016 ông A khởi kiện yêu cầu Công ty Mỹ Ngọc trả nhà với lý do không thực hiện đúng các thỏa thuận trong hợp đồng, tự ý cho thuê lại khi không có sự đồng ý của bên cho thuê. Tòa án đã thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật để giải quyết. Sau phiên tòa sơ thẩm, các bên đều kháng cáo và đã được tòa án phúc thẩm thụ lý. Anh chị hãy: 1 – Xác định tư cách của đương sự trong vụ án nêu trên, nêu căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc xác định. 2 – Xác định tòa án có thẩm quyền thụ lý xét xử sơ thẩm vụ án, nêu căn cứ pháp lý làm cơ sở cho việc xác định. 3 – Xác định thủ tục tố tụng tòa án phải áp dụng nếu giả sử tại phiên tòa phúc thẩm các đương sự thỏa thuận được với nhau và ông A xin rút đơn khởi kiện. Giảng viên ra đề: ThS Huỳnh Quang Thuận Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp Chất lượng cao 38BThời gian làm bài 75 phút Sinh viên được phép sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật I – Lý thuyết Câu 1: Anh chị hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Nêu căn cứ pháp lý và giải thích tại sao? 1 – Đương sự không phải cung cấp chứng cứ đối với những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. 2 – Tòa án phải tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp không được hòa giải, không hòa giải được. 3 – Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết. Câu 2: So sánh thủ tục xét xử sơ thẩm rút gọn và thủ tục xét xử sơ thẩm thông thường. II – Bài tập Câu 3: Ông Nguyễn Văn An và bà Nguyễn Thị Bình là hai vợ chồng có tài sản chung là căn nhà 2 tầng trên diện tích 200m2 đất tại xã P huyện X tỉnh K, được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất vào năm 2003. Ông An và bà Bình có ba người con là Yên, Hạnh, Phú. Năm 2011, Ông An chết không để lại di chúc. Sau khi ông An chết, bà Bình chuyển đến sinh sống cùng với anh Phúc tại xã Q, huyện Y tỉnh H và giao toàn bộ nhà đất cho anh Yên và chị Hạnh cư trú tại xã P huyên X tỉnh K quản lý, sử dụng. Tháng 07/2016 anh Yên và anh Phúc muốn được chia một phần nhà đất để làm nhà ở nhưng bà Bình không đồng ý nên đã khởi kiện bà Bình đến Tòa án yêu cầu chia thừa kế tài sản của ông An. Hỏi: 1 – Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nêu trên? 2 – Giả sử sau khi Tòa án thụ lý vụ án trên, chị Hạnh có yêu cầu phải thanh toán cho chị 100 triệu đồng tiền sửa chữa căn nhà, Tòa án đã thụ lý yêu cầu của chị Hạnh. Việc Tòa án thụ lý yêu cầu của chị Hạnh có đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự không? 3 – Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm, anh Yên rút yêu cầu khởi kiện. Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án trong trường hợp này. GV ra đề: ThS Đặng Thanh Hoa Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp TM38B – DS38B – QT38BThời gian làm bài: 75 phút Được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật I – LÝ THUYẾT (6 điểm) 1 – Trả lời đúng, sai và giải thích các nhận định sau: 3 điểm 1a – Tất cả các đương sự được quyền ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. 1b – Khi tham gia tố tụng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có nghĩa vụ chứng minh. 1c – Việc hòa giải tranh chấp giữa các đương sự chỉ được tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. 2 – Phân tích (3 điểm) Hãy trình bày những điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về vấn đề Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên hợp giải quyết vụ việc dân sự so với quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011). II – BÀI TẬP (4 điểm) Chị Lan (cư trú tại quận 4 TP.HCM) khởi kiện anh Minh (cư trú tại quận Thủ Đức, TP. HCM) để đòi lại căn nhà tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do năm 2010 chị Lan cho anh Minh thuê để kinh doanh, đến nay anh Minh vẫn chưa trả lại, mặc dù thời hạn cho thuê nhà đã hết. Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý vụ án. Hỏi: 1 – Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa có thẩm quyền thụ lý, giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm không? Tại sao? (2 điểm) 2 – Tại phiên tòa sơ thẩm, anh Minh yêu cầu Hội đồng xét xử giải quyết buộc chị Lan trả lại cho anh số tiền 15 triệu đồng anh đã sửa căn nhà này vào năm 2015 (bởi vì vào năm 2015 chị Lan có văn bản đồng ý cho phép anh Minh sửa nhà và hứa sẽ trả lại tiền cho anh). Hội đồng xét xử sơ thẩm giải quyết yêu cầu của anh Minh như thế nào? (2 điểm). Giảng viên ra đề: ThS Đinh Bá Trung Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp Quản trị luật khóa 37Thời gian làm bài: 75 phút Được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật I – Lý thuyết (6 điểm) 1 – Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự chỉ được áp dụng khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự. – Nguyên đơn là người khởi kiện chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 3 – Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án. 4 – Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn chết. 5 – Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đều có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. 6 – Đương sự được miễn án phí dân sự sơ thẩm thì đương nhiên được miễn án phí dân sự phúc thẩm. II – Bài tập (4 điểm) Ông H khởi kiện tại Tòa án buộc ông E phải bồi thường cho mình số thiệt hại về tài sản là 28 triệu đồng do ông E xây nhà làm đổ sập bức tường của ông H. Bản án sơ thẩm chỉ chấp nhận cho ông H mức bồi thường là 5 triệu đồng. Ông H kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm ông H rút đơn kháng cáo. Đồng thời ông E cũng thừa nhận bồi thường 5 triệu như bản án sơ thẩm là thỏa đáng. Tòa án cấp phúc thẩm đưa ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về nội dung ông E phải bồi thường cho ông H 5 triệu đồng như bản án sơ thẩm đã tuyên. Anh chị có ý kiến như thế nào về việc áp dụng pháp luật tố tụng của Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm trong vụ án nêu trên? Giảng viên ra đề: ThS Nguyễn Thị Hoài Trâm Nguồn: Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp Chất lượng cao 37CThời gian làm bài: 75 phút Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi I – LÝ THUYẾT: (6 điểm) Trả lời đúng hoặc sai và giải thích các nhận định sau (6 điểm) 1 – Tại phiên tòa phúc thẩm mà các đương sự hòa giải được với nhau thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. 2 – Đương sự có thể tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho đương sự khác trong cùng vụ án dân sự. 3 – Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các đương sự, Tòa án phải ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. 4 – Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày Tòa án tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên tòa. 5 – Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị. 6 – Bản án sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung. II – BÀI TẬP: (4 điểm) Anh A có hộ khẩu thường trú tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ kết hôn với chị B có hộ khẩu thường trú tại thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang. Sau khi kết hôn năm 2005, anh A và chị B có mua chung một căn nhà tại Quận 10 TPHCM và sống chung tại đây cho tới 12/2010 nhưng chưa chuyển hộ khẩu. Cũng trong thời gian này anh chị có hùn vốn mua chung với anh C một lô đất tại Quận Gò Vấp TPHCM. Do mâu thuẫn vợ chồng từ tháng 01/2011 chị B bỏ về sinh sống tại TP Mỹ Tho (có đăng ký tạm trú). Ngày 01/3/2012 anh A gửi đơn đến Tòa án Quận 10 TPHCM yêu cầu xin ly hôn với chị B và chia tài sản chung vợ chồng. Hỏi: a – Theo anh chị, Tòa án Quận 10 TPHCM có thẩm quyền giải quyết vụ án không? Tại sao? B – Giả sử anh A và bị B không yêu cầu ly hôn mà chỉ yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng. Hãy xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết? Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp Chất lượng cao 37DThời gian làm bài: 75 phút Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi I – LÝ THUYẾT: (6 điểm) Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý? 1 – Chỉ người gây thiệt hại cho nguyên đơn mới có thể trở thành bị đơn. 2 – Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên hòa giải. 3 – Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự. 4 – Nếu nguyên đơn chết Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. 5 – Sau khi được thụ lý, thẩm quyền của Tòa án giải quyết vụ án không thay đổi. 6 – Thẩm phán tuyệt đối không được tham gia xét xử hai lần một vụ án. II – BÀI TẬP: (4 điểm) (Theo Bản án phúc thẩm số 634/2013/DSPT ngày 07/5/2013 của TAND TPHCM) Bà Bì là chủ sở hữu hợp pháp căn nhà số 9/4, KP5, phường Linh Tây, quận Thủ Đức theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở số 1062/2003 do ủy ban nhân dân quận Thủ Đức cấp ngày 13/8/2003. Ngày 25/8/2008, bà Bì làm hợp đồng ủy quyền cho bà Trang được quyền quản lý, sử dụng, bán, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh đối với căn nhà này. Ngày 29/10/2010, bà Trang ký hợp đồng bán cho ông Đạt căn nhà nêu trên với giá 700 triệu đồng; Hợp đồng được phòng công chứng số 5 TPHCM chứng nhận. Bà Trang hẹn 02 tháng sau sẽ giao nhà vì nhà đang cho thuê. Nhưng sau đó, ông Đạt phát hiện năm 2005 bà Bì bán căn nhà này bằng giấy tay cho bà Vân, năm 2006 bà Vân bán tiếp bằng giấy tay cho ông Tấn: Ông Tấn không đồng ý trả nhà cho ông Đạt; Bà Bì chết vào tháng 12/2010. Hỏi: 1 – Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình, ông Đạt có quyền khởi kiện ai? Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách của đương sự? – 2 điểm 2 – Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Mình có quyền thụ lý, giải quyết tranh chấp nêu trên theo thủ tục sơ thẩm trong trường hợp nào? – 1 điểm 3 – Tất cả các đương sự (trừ ông Đạt) có quyền ủy quyền cho bà Trang tham gia tố tụng không? Tại sao? – 1 điểm. Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp Dân sự 36AThời gian làm bài: 75 phút Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi I – LÝ THUYẾT: (6 điểm) Nhận định sau đây đúng hay sai? Nêu căn cứ pháp lý? 1 – Viện kiểm sát bắt buộc phải tham gia tất cả các phiên tòa dân sự. 2 – Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. 3 – Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm nếu yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận toàn bộ. 5 – Thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. 6 – Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa nếu người làm chứng vắng mặt, dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ. II – BÀI TẬP: (4 điểm) Ngày 01/01/2013, Anh A (Cư trú tại quận 1) khởi kiện anh B (Cư trú tại Quận 2) và chị C (Cư trú tại quận 3), với yêu cầu: anh B và chị C phải trả lại anh A căn nhà thuê tại Quận 4 (do anh A là chủ sở hữu) đã hết hạn thuê từ ngày 01/10/2012 và tiền thuê nhà hàng tháng 11 và tháng 12 năm 2012 là 20 triệu đồng. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, anh B và chị C nộp đơn đến Tòa án với yêu cầu: anh A phải trả lại cho anh B và chị C số tiền vay là 30 triệu đồng, mà anh A đã vay của anh B và chị C đã hết hạn trả từ ngày 01/11/2012 mà chưa trả. Hỏi: 1 – Tòa án có chấp nhận đơn yêu cầu của anh B và chị C để xét xử chung trong vụ án do anh A khởi kiện không? Tại sao? 2 – Xác định những tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết đơn khởi kiện của anh A? 3 – Tại phiên tòa sơ thẩm, Anh A rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nên Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định này đúng pháp luật không? Tại sao?. GV ra đề: Huỳnh Quang Thuận Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp dân sự 36BThời gian làm bài: 75 phút Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi I – LÝ THUYẾT: (6 điểm) Trả lời đúng hoặc sai, nêu căn cứ pháp lý và giải thích các nhận định sau: 1 – Các vụ án có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh giải quyết. 2 – Thỏa thuận trong hợp đồng do các bên xác lập là chứng cứ. 3 – Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự có thể là đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩ, tái thẩm. 4 – Tranh chấp về bảo hiểm là tranh chấp kinh doanh, thương mại. 5 – Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền tạm đình chỉ thi hành án dân sự. 6 – Yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì không được hòa giải. II – BÀI TẬP: (4 điểm) Doanh nghiệp tư nhân A (do ông K là chủ doanh nghiệp) vay của ngân hàng B số tiền là 5 tỷ đồng. Việc vay vốn này là để phục vụ hoạt động kinh doanh. Khi vay vốn, doanh nghiệp A thế chấp căn nhà số 01 đường Y quận X thành phố H do ông C là chủ sở hữu, bảo lãnh. Theo hợp đồng, nếu doanh nghiệp A không trả được nợ thì ông C sẽ trả thay. Đến hạn trả nợ, do doanh nghiệp A không trả nên ngân hàng B đã khởi kiện vụ án và đã được Tòa án thụ lý. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án thì ông K chết và doanh nghiệp A không còn tài sản. Do ông K chết nên ngân hàng B đã khởi kiện ông C ra Tòa án. Tòa án đã thụ lý vụ án và xác định đây là tranh chấp kinh doanh, thương mại. Theo anh chị, Tòa án xác định loại tranh chấp như vậy là đúng hay sai? Tại sao? GV ra đề: TS Nguyễn Văn Tiến Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp Quốc tế 36AThời gian làm bài: 75 phút Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi I – LÝ THUYẾT: (6 điểm) Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý? 1 – Chỉ có tòa án mới có quyền ủy thác thu thập chứng cứ. 2 – Các đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận. 3 – Người nước ngoài không được tham gia tố tụng trong vụ án dân sự với tư cách là người bảo vệ lợi ích hợp pháp cho đương sự. 4 – Thủ tục phúc thẩm các quyết định sơ thẩm tuân thủ nguyên tắc xét xử công khai. 5 – Địa vị tố tụng của các đương sự chỉ có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm. 6 – Người đã kháng nghị tái thẩm có quyền tham gia phiên tòa tái thẩm. II – BÀI TẬP: (4 điểm) Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam ở quận Phú Nhuận TPHCM ký hợp đồng cho doanh nghiệp tư nhân Minh Như (chủ doanh nghiệp là ông Minh) có trụ sở tại Quận 3 TPHCM vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. Để đảm bảo cho khoản vốn vay, vợ chồng ông Minh và bà Như (cư trú tại quận Bình Thạnh, TPHCM) thế chấp căn nhà thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của họ ở Quận 7, TPHCM cho ngân hàng. Do đến hạn nhưng bên vay không trả khoản tiền vay nêu trên nên bên cho vay khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết. 1 – Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên không? Căn cứ pháp lý? Nếu trong thời gian tòa án thụ lý giải quyết vụ án, bà Như đang đi du lịch ở Singapore thì thẩm quyền giải quyết của tòa án có thay đổi không? Vì sao? 2 – Xác định tư cách tham gia tố tụng của các chủ thể? Căn cứ pháp lý? Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp Quốc tế 36BThời gian làm bài: 75 phút Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi I – LÝ THUYẾT: (6 điểm) Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý? 1 – Đương sự trong vụ án dân sự bắt buộc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 2 – Hòa giải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. 3 – Tòa án cấp phúc thẩm phải tiến hành xét xử lại toàn bộ vụ án khi có kháng cáo, kháng nghị. 4 – Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm nêu yêu cầu khởi kiện không được Tòa án chấp nhận. 5 – Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. 6 – Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm và Hội đồng tái thẩm là giống nhau. II – BÀI TẬP: (4 điểm) Công ty A (trụ sở tại quận 6) ký hợp đồng xây dựng cho anh B (cư trú tại quận 7) một căn nhà tại quận 8. Hai bên giao nhận nhà và thanh lý hợp đồng xây dựng vào ngày 01/01/2013. Ngày 05/5/2013, mái hiên của căn nhà nêu trên bất ngờ bị đổ (không do lỗi của anh B) và gây thương tích cho anh B, điều trị hết 15 triệu đồng. Anh B cho rằng Công ty A xây nhà không đảm bảo đúng thiết kế, kỹ thuật theo hợp đồng xây dựng nên ngày 06/6/2013, anh B khởi kiện Công ty A đến Tòa án có thẩm quyền với yêu cầu Công ty A phải xây dựng lại phần hiên nhà bị hư hỏng và bồi thường thiệt hại sức khỏe của anh B là 15 triệu đồng. Hỏi: 1 – Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp và xác định tư cách của đương sự? 2 – Những Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ kiện trên? 3 – Tại phiên tòa sơ thẩm, anh B bị đột quỵ chết nên Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án này có đúng pháp luật không? Tại sao? GV ra đề: Huỳnh Quang Thuận Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp dân sự 35Thời gian làm bài: 75 phút Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi I – LÝ THUYẾT: (6 điểm) Trả lời đúng hoặc sai và giải thích các nhận định sau: 1 – Chỉ có Tòa án mới có quyền ủy thác cho các cơ quan nhà nước thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án dân sự. 2 – Trước hoặc tại phiên tòa, Tòa án có quyền trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện khi thời hiệu khởi kiện đã hết. 3 – Tư cách tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi tại phiên tòa sơ thẩm. 4 – Hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm có quyền ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu đương sự hòa giải thành tại phiên tòa 5 – Luật sư tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự thì được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng thay cho đương sự. 6 – Tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đều là đối tượng kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu có căn cứ theo pháp luật. II – BÀI TẬP: (4 điểm) Tháng 10/2012, anh A cho anh B vay 200 triệu đồng, thời hạn trả nợ là tháng 12/2012, việc vay tiền có lập thành văn bản. Tháng 11.2012, anh A cho anh B thuê một xe bốn chỗ để đi lại và thời hạn trả xe vào tháng 02/2013. Dù đã hết hạn trả nợ và trả xe đã lâu nhưng anh B vẫn không thực hiện nghĩa vụ nên anh A đã khởi kiện anh B ra Tòa án với hai yêu cầu: Anh B phải trả nợ gốc, tiền lãi theo hợp đồng vay tiền và trả lại xe cho anh A. Tòa án Quận X, thành phố H đã thụ lý và giải quyết cả hai yêu cầu của anh A trong cùng một vụ án. Theo anh, chị, Tòa án quận X thành phố H giải quyết cả hai yêu cầu của anh A trong cùng một vụ án như vậy là đúng hay sai? Tại sao? . Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp Hành chính 35Thời gian làm bài: 75 phút Sinh viên chỉ được sử dụng văn bản quy phạm pháp luật khi làm bài thi I – PHẦN LÝ THUYẾT: (5 điểm) Bạn hãy trả lời các câu hỏi lựa chọn, nhận định, so sánh và bình luận sau đây: (Nêu cơ sở pháp lý) 1 – Lựa chọn câu trả lời đúng nhất và giải thích ngắn gọn tại sao: Đương sự có quyền quyết định và định đoạt trong: a – Suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự b – Theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật tố tụng dân sự c – Những trường hợp được Tòa án chấp nhận d – Tất cả các câu a,b,c đều sai 2 – Quyết định giải quyết việc dân sự có thể bị kháng cáo – kháng nghị phúc thẩm. 3 – So sánh sự thỏa thuận của đương sự trong thủ tục sơ thẩm và trong thủ tục phúc thẩm giải quyết vụ án dân sự? 4 – Có quan điểm cho rằng việc bổ sung sự tham gia thêm nhiều phiên tòa sơ thẩm của Viện kiểm sát sẽ giúp VKS thực hiện chức năng kiểm tra giám sát của mình trong tố tụng dân sự. Quan điểm của bạn về vấn đề này? 5 – Bạn hãy tìm và phân tích một điểm mới bổ sung tại Bộ luật tố tụng dân sự đã sửa đổi năm 2012. Theo bạn, điểm mới này có ưu điểm gì so với quy định trước đây trong BLTTDS 2004? II – BÀI TẬP: (5 điểm) A khởi kiện B yêu cầu Tòa án buộc B trả cho A số tiền 1 tỷ 200 triệu mà A đã cho B vay trong thời hạn 8 tháng kể từ ngày 01/02/2010, nếu hết thời hạn đó B không trả nợ thì A sẽ chuyển thành nợ dài hạn và tính lãi suất tăng 100%. Đến thời hạn trả nợ , B không trả nợ cho A như đã thỏa thuận. Sau nhiều lần tiến hành đòi nợ. A đã thỏa thuận được với B bằng văn bản: Cho phép B gia hạn thời hạn trả nợ đến ngày 01/3/2011. Tuy nhiên, đến thời hạn 01/3/2011, B cũng không chịu trả nợ cho A. Chính vì vậy, ngày 15/3/2011, A đã khởi kiện tại Tòa án yêu cầu B trả nợ cho A. Bạn hãy trả lời và nêu cơ sở pháp lý cùng với sự giải thích các câu hỏi sau: 1 – A có quyền khởi kiện B đòi nợ trong trường hợp này hay không? 2 – Xác định Quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách đương sự? 3 – Giả sử Tòa án có thẩm quyền đã thụ lý và phát hiện đã hết thời hiệu thời kiện thì Tòa án phải xử lý như thế nào? 4 – Nếu Tòa án đã thụ lý vụ án nhưng sau đó các bên lại thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết số tiền nợ thì Tòa án phải xử lý như thế nào? 5 – Nếu trong quá trình Tòa án giải quyết mà A chết thì Tòa án phải xử lý tình huống này như thế nào? Nguồn: Group FB – Ngân hàng đề thi HCMULAW Đề thi môn Luật tố tụng dân sự lớp Quốc tế 35I – LÝ THUYẾT: (3 điểm) Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ pháp lý? a – Người làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự là đương sự. b – Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát cũng có trách nhiệm chứng minh. c – Người khởi kiện phải là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ. II – BÀI TẬP: (7 điểm) Bài 1: (3 điểm) Năm 2010, A và B kết hôn. Năm 2012, A và B thỏa thuận thuận tình ly hôn và mỗi người sẽ trả một nửa số tiền đã vay của ông C là 50 triệu đồng. Nêu cách giải quyết của Tòa án trong các trường hợp sau: 1 – Khi nhận được thông báo của Tòa án, ông C cho rằng vợ A và B đã vay của ông 100 triệu chứ không phải là 50 triệu. 2 – Trong quá trình Tòa án giải quyết, A và B phát sinh tranh chấp về việc cấp dưỡng cho con, C không phản đối với sự thỏa thuận của A và B về cách chi trả khoản vay trên. Bài 2: (4 điểm) A (30 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại Quận 1, TPHCM) cho B (35 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại Quận 3, TPHCM) vay 500 triệu trong thời hạn là 6 tháng tính từ ngày 01/01/2009. B thế chấp cho A căn nhà tại Quận 12 TPHCM thuộc sở hữu của A. Hợp đồng vay tiền và thế chấp giữa A và B có công chứng hợp pháp. Tuy nhiên, đến tháng 08/2009 B vẫn không trả khoản tiền nêu trên A đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc B trả khoản tiền đã vay. Với nội dung như trên, Anh chị hãy xác định: 1 – Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên? Căn cứ pháp lý? 2 – Giả sử tại phiên tòa sơ thẩm. A, B đã thỏa thuận được với nhau là B sẽ trả cho A khoản tiền 500 triệu đồng trong thời gian là 1 tháng, B chịu toàn bộ án phí sơ thẩm và A, B không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án nữa nên Hội đồng xét xử đã ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Hội đồng xét xử ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như trên là đúng hay sai? Tại sao? |