Bài tập trắc nghiệm về đột biến gen năm 2024

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 4 có đáp án, hỗ trợ quá trình dạy và học môn Sinh học 12 cũng như chuẩn bị cho các bài kiểm tra lớp 12 sắp tới đạt kết quả cao.

  • Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 4 Phần 2
  • Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 3
  • Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 5

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 4 có đáp án thuộc chương trình SGK môn Sinh lớp 12, được VnDoc tổng hợp và đăng tải làm tài liệu tham khảo giúp học sinh ôn luyện tại nhà và làm quen kỹ năng làm bài trắc nghiệm.

Bạn cần đăng ký tài khoản VnDoc Pro để làm bài trắc nghiệm này! Tìm hiểu thêm

  • 1

    Tiền đột biến là:

    • A. Đột biến xảy ra trước khi có tác nhân gây đột biến.
    • B. Đột biến mới chỉ xảy ra trên một mạch nào đó của gen.
    • C. Đột biến mới chỉ xảy ra trên một gen nào đó của ADN.
    • D. Đột biến mới chỉ gây biến đổi một cặp nu- nào đó của gen.
  • 2

    Gen có 1170 nucleotit và có G = 4A. Sau khi đột biến xảy ra, phân tử protein do gen đột biến tổng hợp bị giảm một axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp lần, nhu cầu nucleotit loại A giảm xuống 14 nucleotit. Số liên kết hidro bị hủy qua quá trình trên sẽ là:

    • A. 11417
    • B. 13104
    • C. 11466
    • D. 11424
  • 3

    Xét cùng một gen,trường hợp đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hơn các trường hợp còn lại?

    • A. Mất một cặp nu- ở vị trí số 15
    • B. Thêm một cặp nu- ở vị trí số 6
    • C. Thay một cặp nu- ở vị trí số 3
    • D. Thay một cặp nu- ở vị trí số 30
  • 4

    Ở sinh vật nhân sơ có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi. Nguyên nhân là vì:

    • A. mã di truyền có tính đặc hiệu
    • B. mã di truyền có tính thái hóa
    • C. ADN của vi khuẩn có dạng vòng
    • D. gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon
  • 5

    Thể đột biến là gì?

    • A. Cá thể mang đồng thời nhiều đột biến
    • B. Cá thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình
    • C. Quần thể có nhiều cá thể mang đột biến
    • D. Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
  • 6

    Hóa chất gây đột biến 5-BU thường gây đột biến gen dạng

    • A. Thay thế cặp G – X bằng T – A.
    • B. Thay thế cặp G – X bằng cặp X – G.
    • C. Thay thế cặp A – T bằng T – A.
    • D. Thay thế cặp A – T bằng G – X.
  • 7

    Phát biểu không đúng về đột biến gen là:

    • A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotit trong cấu trúc của gen.
    • B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
    • C. Đột biến gen làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
    • D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
  • 8

    Đột biến gen có thể xảy ra trong quá trình

    • A. Nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
    • B. Nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng.
    • C. Giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
    • D. Nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng và giảm phân ở tế bào sinh dục.
  • 9

    Một protein bình thường có 500 axit amin. Protein sau đột biến so với protein bình thường bị thiếu đi một axit amin, đồng thời xuất hiện hai axit amin mới ở vị trí của axit amin thứu 350, 351, 352 trước đây. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể sinh ra protein biến đổi trên?

    • A. Thay thế các nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
    • B. Mất 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
    • C. Thêm 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
    • D. Thay thế hoặc mất một cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
  • 10

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?

    • A. Đột biến xảy ra ở tế bào xoma [đột biến xoma] được nhân lên ở một mô và luôn biểu hiện ở một phần cơ thể.
    • B. Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử [đột biến tiền phôi] thường biểu hiện ra kiểu hình cơ thể
    • C. Đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.
    • D. Đột biến xoma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn sẽ không biểu hiện ra kiểu hình.
  • 11

    Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại

    • A. Một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài cặp nucleotit.
    • B. Một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài nucleotit.
    • C. Nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit.
    • D. Một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit.
  • 12

    Sự khác nhau giữa đột biến và thể đột biến là:

    • A. Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
    • B. Đột biến là do biễn đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen lặn tiềm ẩn ở trạng thái dị hợp tử.
    • C. Đột biến luôn xảy ra ở sinh vật, còn thể đột biến chỉ có trong quá trình phân bào tạo ra các giao tử không tham gia thụ tinh.
    • D. Đột biến là do biến đổi trong vật chất di truyền, còn thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen ở trạng thái dị hợp.
  • 13

    Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến?

    • A. aaBb và Aabb
    • B. AABB và AABb
    • C. AABb và AaBb
    • D. AaBb và AABb
  • 14

    Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể xảy ra như thế nào?

    • A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
    • B. Đột biến gen lặn không được biểu hiện.
    • C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp.
    • D. Đột biến gen trội biểu hiện cả khi ở trạng thái đồng hợp tử và dị hợp tử.
  • 15

    Đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?

    • A. Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen, không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến.
    • B. Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng và cường độ của loại tác nhân gây đột biến, không phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
    • C. Đột biến gen không phụ thuộc vào loại tác nhận, mà chỉ phụ thuộc liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
    • D. Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
  • 16

    Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi?

    • A. 2 lần
    • B. 3 lần
    • C. 1 lần
    • D. 4 lần
  • 17

    Tần số đột biến trung bình của từng gen:

    • A. 10­­−8 – 10−6
    • B. 10­­−6 – 10−4
    • C .10­­−7 – 10−5
    • D. 10­­−5 – 10−3

18

Trình tự biến đổi nào dưới đây là hợp lí nhất?

  • A. Thay đổi trình tự các nucleotit trong gen → thay đổi trình tự các axit amin [a.a] tring chuỗi polopeptit → thay đổi trình tự các nucleotit trong mARN → thay đổi tính trạng
  • B. Thay đổi trình tự cac nucleotit trong gen cấu trúc → thay đổi trình tự các nucleotit trong mARN → thay đổi trình tự ác a.a trong chuỗi polipeptit → thay đổi tính trạng
  • C. Thay đổi trình tự cac nucleotit trong gen → thay đổi trình tự các nucleotit trong tARN → thay đổi trình tự các axit amin [a.a] tring chuỗi polopeptit → thay đổi tính trạng
  1. Thay đổi trình tự cac nucleotit trong gen → thay đổi trình tự các nucleotit trong rARN → thay đổi trình tự các axit amin [a.a] tring chuỗi polopeptit → thay đổi tính trạng

Chủ Đề