Bài tập về chương hô hấp sinh học 8 năm 2024

b/ Những tác nhân nào đã gây hại cho hệ hô hấp? Cần có biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tranh các tác nhân gây hại như thế nào?

Trả lời:

a/ Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

- Sự thở – Trao đổi khí ở phổi – Trao đổi khí ở tế bào.

- Sự liên quan với nhau giữa các giai đoạn:

+ Sự thở (sự thông khí ở phổi), tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở phổi và ở tế bào

+ Sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi và sự thở

b/ - Các tác nhân gây hại hệ hô hấp: Bụi, các chất khí độc (CO,NOx,SOX …), vi sinh vật gây bệnh.

- Biện pháp:

+ xây dựng môi trường trong sạch

+ Không hút thuốc , hạn chế sử dụng thiết bị có thải khí độc

+ Đeo khẩu trang khi lao động nơi có bụi.

Câu 2: Cấu tạo các bộ phận hô hấp phù hợp với chức năng của nó ? Bộ phận nào quan trọng nhất , Vì sao?

Trả lời:

* Cấu tạo các bộ phận hô hấp phù hợp với chức năng của nó:

- Khoang mũi: có lông, tuyến nhầy, mạng mao mạch → ngăn bụi, làm ẩm và làm ấm không khí.

- Thanh quản: có sụn thanh thiệt → không cho thức ăn lọt vào khí quản.

- Khí quản – Phế quản: cấu tạo bằng các vành sụn và vòng sụn → đường dẫn khí luôn rộng mở. Mặt trong có nhiều lông và tuyến nhầy → ngăn bụi , diệt khuẩn .

- Phổi: đơn vị cấu tạo là phế nang .

+ Số lượng phế nang nhiều (700 – 800 triệu) → tăng bề mặt trao đổi khí.

+ Thành phế nang mỏng được bao quanh là mạng mao mạch dày đặc → trao đổi khí dễ dàng.

* Bộ phận quan trọng nhất là phổi vì: Chức năng của hệ hô hấp là trao đổi khí và quá trình đó được diễn ra ở phế nang, phế nang là đơn vị chức năng của phổi.

Câu 3: Sự trao đổi khí ở phổi – ở tế bào? Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào?

Trả lời:

- Sự trao đổi khí ở phổi: Theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao → nơi có nồng độ thấp Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang

- Sự trao đổi khí ở tế bào : Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn xẩy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu. Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu.

- Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic ® Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi . Ngược lại nhờ sự TĐK ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài. Vậy TĐK ở phổi tạo điều kiện cho TĐK ở tế bào.

Câu 4: Dung tích sống là gì? quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào? (hay: Giải thích vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng? )

Trả lời:

- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà 1 cơ thể có thể hít vào và thở ra.

- Dung tích sống phụ thuộc tổng dung tích phổi và dung tích khí cặn. Dung tích phổi phụ thuộc dung tích lồng ngực, mà dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát triển sẽ không phát triển nữa. Dung tích khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của các cơ thở ra, các cơ cần luyện tập đều từ bé.

® Cần luyện tập TDTT đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé.

Câu 5:

a/ Giải thích vì sao khi thở sâu và giãm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

b/ Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?

Trả lời:

a/ Giải thích qua ví dụ:

- Một người thở ra 18 nhịp/phút, mỗi nhịp hít vào 400 ml không khí:

+ Khí lưu thông / phút : 400 ml x 18 = 7200 ml

+ Khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x 18 = 2700 ml

+ Khí hữu ích vào tới phế nang : 7200 ml – 2700 ml = 4500 ml

- Nếu người đó thở sâu: 12 nhịp/ phút , mỗi nhịp hít vào 600 ml

+ Khí lưu thông / phút : 600 ml x 12 = 7200 ml

+ Khí vô ích ở khoảng chết: 150 ml x 12 = 1800 ml

+ Khí ghữu ích vào tới phế nang: 7200 ml – 1800 ml = 5400 ml

Kết luận: Khi thở sâu và giãm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp (5400 ml – 4500 ml = 900 ml).

b/ Khi dừng chạy rồi m chng ta vẫn phải thở gấp thm một thời gian rồi mới hơ hấp trở lại bình thường, vì:

- Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO2.

- Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đ kích thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh đẻ thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể.

- Chừng nào lượng CO2 trong mu trở lại bình thường thì nhịp hơ hấp mới trở lại bình thường

Câu 6: Hãy điền các nội dung cơ bản phù hợp vào bảng sau:

Bảng: Hô hấp

Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp

Cơ chế

Vai trò

Riêng

Chung

Thở

Trao đổi khí ở phổi

Trao đổi khí ở tế bào

Trả lời:

Bảng: Hô hấp

Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp

Cơ chế

Vai trò

Riêng

Chung

Thở

Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp

Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới.

Cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và thải CO2 ra khỏi cơ thể.

Trao đổi khí ở phổi

Các khí(O2, CO2)khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu

Trao đổi khí ở tế bào

Các khí (O2 và CO 2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra.

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập bồi dưỡng HSG chủ đề Hô Hấp Sinh học 8 năm 2020 có đáp án. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.