Bài tập về trợ cấp trong kinh tế vi mô năm 2024

Bài tập về trợ cấp trong kinh tế vi mô năm 2024

2.298 lượt xem 527 download

Bài tập về trợ cấp trong kinh tế vi mô năm 2024
DownloadVui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập về trợ cấp trong kinh tế vi mô năm 2024

Nội dung Text: Bài tập nhóm Kinh tế vi mô - Trường ĐH Kinh tế

  1.  Bài tập kinh tế vi mô BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ VI MÔ  GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Quỳnh Hoa Nhóm sinh viên thực hiện: Lớp 43 – K33 STT Họ và tên Đánh giá Điểm Trần Thị Phương Anh 1 A Trần Thị Hoanh 2 A Lê Ngô Phương Thảo 3 A Nguyễn Thị Hoài Thu 4 A Đỗ Thanh Trang 5 A TP.HCM năm 2008 1
  2.  Bài tập kinh tế vi mô Phần 1: BÀI TẬP NHÓM Đề tài thảo luận số 2 Hãy phân tích tác động của một khoản trợ cấp trên mỗi đơn vị sản phẩm đến giá cả và sản lượng hàng hóa được bán ra trên thị trường trong các trường hợp: 1- Trợ cấp cho người sản xuất 2- Trợ cấp cho người tiêu dùng Xác định số thay đổi trong thặng dư người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội do có khoản trợ cấp trên. Sự phân chia khoản lợi của trợ cấp phụ thuộc như thế nào vào độ co giãn theo giá của cầu và cung? Phần 2: BÀI TẬP CÁ NHÂN Trong các chủ đề của Kinh tế học vi mô, chủ đề nào làm anh/chị cảm thấy thích thú nhất? Tại sao? Ứng dụng thực tế của vấn đề đó là gì? 2
  3.  Bài tập kinh tế vi mô A - MỞ ĐẦU I.Trợ cấp: Trợ cấp là sự hỗ trợ về tài chính của chính phủ hoặc cơ quan của chính phủ dành cho tổ chức cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hóa và đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân đó. Trợ cấp có tính riêng biệt, chỉ áp dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc ngành sản xuất nhất định, trong khu vực địa lý nhất định của một nước hay một vùng lãnh thổ nhất định. Việc áp dụng chính sách trợ cấp nhằm tạo điều kiện cho các yếu tố như đào tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, giúp duy trì một sự phát triển bền vững. Trên thực tế, ta có thể coi khoản trợ cấp là một khoản thuế âm. Với một khoản trợ cấp, giá của những người bán vượt giá của những người mua và hiệu giữa hai giá đó là lượng trợ cấp. Như chúng ta có thể phán đoán, ảnh hưởng của trợ cấp đối với lượng sản xuất và tiêu dùng là ngược lại với ảnh hưởng của thuế - sản lượng sẽ tăng lên. II. Phân loại trợ cấp: Có hai loại trợ cấp là trợ cấp bằng tiền và trợ cấp bằng hiện vật. Theo lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng: Nếu trợ cấp hiện vật buộc người nhận phải tiêu dùng một loại hàng hóa nào đó nhiều hơn so với bình thường, thì người nhận thích nhận được trợ cấp tiền mặt hơn. Nếu trợ cấp hiện vật không buộc người nhận phải tiêu dùng một loại hàng hóa nào đó nhiều hơn so với bình thường, thì trợ cấp tiền mặt và trợ cấp hiện vật gây ra tác động như nhau đối với tiêu dùng và phúc lợi của người nhận. Trong WTO, trợ cấp được chia thành 3 nhóm: +Nhóm đèn đỏ (amber box) là trợ cấp bị chống sử dụng, bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp thay thế nhập khẩu để khuyến khích sử dụng đầu vào trong nước, khuyến khích nội địa hóa. 3
  4.  Bài tập kinh tế vi mô +Nhóm đèn vàng (yellow box) là trợ cấp riêng biệt cho một ngành hoặc một vùng, gây lệch lạc thương mại, tuy không bị cấm sử dụng nhưng có thể bị “trả đũa” như bị đánh thuế chống trợ cấp hoặc bị kiện ra WTO. +Nhóm đèn xanh (green box) là trợ cấp được coi là ít gây lệch lạc cho thương mại như trợ cấp chương trình phát triển (R&D), trợ cấp phát triển vùng khó khăn… được phép áp dụng mà không bị trả đũa. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trợ cấp đã trở thành một vấn đề nhạy cảm. Sau đây là sự phân tích tác động của trợ cấp hàng hóa đối với nền kinh tế. B - TRỢ CẤP HÀNG HÓA: I.Trợ cấp cho người sản xuất: Thông thường, chính phủ trợ cấp cho người sản xuất trong ngành nông nghiệp, nhất là lương thực, thực phẩm. Khoản trợ cấp chính phủ dành cho đối tượng này hiểu là khoảng chi chuyển nhượng của chính phủ cho người sản xuất khi họ bán hàng hóa theo giá thị trường. P SS Số được trong A s SS’ P2 thặng dư E0E0 người sx s P0 E1 Số được trong P1 thặng dư người tiêu dùng B Tổn thất phúc DD lợi xã hội Q Q0 Q1 Trợ cấp cho người sản xuất 4
  5.  Bài tập kinh tế vi mô Trước khi có trợ cấp , điểm cân bằng là E0, giá cân bằng của thị trường là Po tương ứng với mức sản lượng Q0. Giả sử chính phủ trợ cấp s đồng trên một đơn vị hàng hóa đối với người sản xuất, họ có thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả các mức giá có thể có trên thị trường. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển sang phải hay dịch chuyển xuống dưới đúng bằng một khoản trợ cấp s. Cũng giống như đối với thuế , trợ cấp phải thỏa mãn 4 điều kiện sau: * Thứ nhất: số lượng bán và giá người mua phải trả P1 phải nằm trên đường cầu (vì những người tiêu dùng chỉ quan tâm đến mức giá mà họ phải trả ) * Thứ hai: lượng bán được và giá P2 của người bán phải nằm trên đường cung (vì những người sản xuất chỉ quan tâm đến số tiền mà họ nhận được sau khi nhận trợ cấp). * Thứ ba: lượng cầu cân bằng phải bằng số lượng cung (Q1 trên hình). * Thứ tư: chênh lệch giữa giá người mua phải trả và giá người bán nhận được phải bằng mức trợ cấp: P2 - P1 = s Tại điểm cân bằng mới E1 cho ta thấy giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng lên. Khi chính phủ áp dụng trợ cấp s như trên luôn có sự thay đổi trong thặng dư của người sản xuất, tiêu dùng, cũng như phúc lợi xã hội. Trước khi có trợ cấp thặng dư của người sản xuất là toàn bộ diện tích hình tam giác P0E0B, sau khi có trợ cấp vì người sản xuất bán được với một mức giá P2 cao hơn giá Po nên thặng dư người sản xuất là diện tích tam giác P2AB. Thặng dư người sản xuất tăng lên là diện tích hình thang P2AE0P0. Tương tự thặng dư người tiêu dùng cũng tăng lên với diện tích hình thang P0E0E1P1. Với mỗi sản phẩm bán ra trên thị trường chính phủ phải bỏ ra một khoản trợ cấp s do vậy, số tiền chính phủ cần dự liệu là diện tích hình chữ nhật P2AE1P1, với R= s * Q1. 5
  6.  Bài tập kinh tế vi mô Sự thay đổi trong tổng phúc lợi bao gồm sự thay đổi trong thặng dư người tiêu dùng (mang dấu dương), sự thay đổi trong thặng dư người sản xuất (mang dấu dương) và khoản tiền bỏ ra của chính phủ (mang dấu âm). Khi cộng các bộ phận này lại với nhau, chúng ta thấy tổng thặng dư trên thị trường giảm một lượng bằng phần diện tích tam giác AE0E1. Phần diện tích này phản ánh quy mô của sự tổn thất tải trọng. Như vậy, tác động của trợ cấp trên mọi đơn vị sản phẩm bán ra trên thị trường làm giá bán của sản phẩm giảm, lượng cung trên thị trường tăng. Người sản xuất và người tiêu dùng đều có lợi nhưng chính phủ lại bị thiệt. II. Trợ cấp cho người tiêu dùng: Đây là số tiền mà chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng khi mua một đơn vị sản phẩm. Khoản trợ cấp này giúp người tiêu dùng có nhiều tiền hơn nên họ muốn mua được nhiều hàng hóa làm đường cầu dịch chuyển sang bên phải, đường cung không đổi nên lượng hàng hóa mua được nhiều hơn trước. P SS Số được trong thặng dư người sx E1 P1 E0 Số được trong P0 thặng dư người P2 tiêu dùng B Tổn thất phúc DD’ lợi xã hội DD Q Q0 Q1 Trợ cấp cho người tiêu dùng Vì cầu tăng kích thích các nhà sản xuất cung ứng một lượng hàng hóa nhiều hơn trước, điểm cân bằng mới là E1, sản lượng Q1. 6
  7.  Bài tập kinh tế vi mô Cũng với phân tích như trợ cấp cho người sản xuất ta có: thặng dư của người tiêu dùng tăng thêm bằng diện tích hình thang P0E0BP2, thặng dư của người sản xuất tăng lên bằng diện tích hình thang P1E1E0P0. Về phía chính phủ dù trợ cấp cho người tiêu dùng hay cho người sản xuất, chính phủ vẫn phải bỏ ra một khoản dự liệu cho trợ cấp là R = s*Q1, là diện tích hình chữ nhật P1E1BP2. Khi chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng phúc lợi xã hội bị giảm một khoản bằng diện tích tam giác E1E0B do có sự chênh lệch giữa khoản chi phí của chính phủ với thặng dư của người sản xuất với người tiêu dùng nhận được. *** Tóm lại dù trợ cấp là cho người tiêu dùng hay cho người sản xuất thì tác động của nó đến nền kinh tế là như nhau. Mọi khoản trợ cấp như là một khoản thuế âm; do đó, nó cũng gây một thiệt hại nhất định nhất định cho xã hội. Nhưng không vì thế mà chính phủ ngừng trợ cấp vì khoản trợ cấp này thường áp dụng cho những người lao động nghèo, nó không làm giảm động cơ lao động của những người lao động nghèo như những chương trình chống nghèo khổ khác. Như vậy, tổn thất xã hội phụ thuộc vào hai yếu tố: mức trợ cấp và độ co giãn theo giá của cầu và cung . Bây giờ, bằng các đường cung và đường cầu, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích vấn đề phân chia khoản lợi của trợ cấp phụ thuộc như thế nào vào độ co giãn theo giá của cầu và cung. 7
  8.  Bài tập kinh tế vi mô C - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔN THẤT XÃ HỘI I.Độ co giãn của cung: P SS P2 s P0 SS’ P1 P2 DD Q Q0 Q1 cung co giãn nhiều WL1= ½ * s*Q1 SS P SS’ P2 P0 P1 DD Q Qo Q1 Cung co giãn ít WL2= ½ * s* Q2 Ta thấy WL1>WL2 vì vậy có thể kết luận rằng khi cung co giãn nhiều, cầu không thay đổi thì tổn thất là lớn , và ngược lại khi cung co giãn ít thì tổn thất xã hội là ít 8
  9.  Bài tập kinh tế vi mô II. Độ co giãn của cầu: P SS P1 P0 P2 DD’ DD Q Q0 Q1 Cầu ít co giãn WL1 = ½ * s*Q1 SS DD’ DD Q Q0 Q1 Cầu co giãn nhiều WL2= ½ * s*Q2 Ta thấy WL1>WL2 vì vậy khi cầu co giãn nhiều, cung không thay đổi thì tổn thất xã hội là lớn, và ngược lại nếu cầu co giãn ít thì tổn thất là nhỏ. 9
  10.  Bài tập kinh tế vi mô D- SỰ PHÂN CHIA LỢI ÍCH KHI NHẬN TRỢ CẤP Việc người tiêu dùng hay người sản xuất được hưởng lợi ích từ chính sách trợ cấp của chính phủ phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu, nhưng xét cho đến cùng trợ cấp cho người sản xuất hay người tiêu dùng thì sự phân chia lợi ích giữa người sản xuất hay người tiêu dùng nhận được là như nhau. Vì vậy trong các trường hợp dưới đây ta chỉ xét trợ cấp của chính phủ cho người sản xuất. I. Cầu co giãn nhiều hơn cung: Xét mặt hàng nước mắm Phú Quốc trên thị trường Việt Nam, mặt hàng này rất dễ bị thay thế bởi các mặt hàng khác như: nước mắm Nam Ngư, Nha Trang, Phan Thiết... Do đó có thể xem mặt hàng này có cầu co giãn nhiều hơn so với cung. Để bảo tồn nghề làm mắm lâu đời ở Phú Quốc, chính phủ áp dụng một khoản trợ cấp cho làng nghề nước mắm ở Phú Quốc. P SS Nước mắm (đồng) SS’ 10300 500 10000 9800 DD Q(chai) 3000 5000 Khi thị trường hoạt động tự do nó sẽ cân bằng ở điểm E0 ứng với mức giá 10 000 đ/chai, với sản lượng 3000 chai. 10
  11.  Bài tập kinh tế vi mô Khi chính phủ trợ cấp 500 đ/chai, nhà sản phản ứng bằng cách tăng cung làm cho lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường nhiều hơn so với trước hay nói cách khác đường cung dịch chuyển sang phải làm cho giá bán ra của mỗi sản phẩm khi cân bằng là 9800đ/chai. Giá thực chất mà người sản xuất nhận được là 10300đ/chai, người tiêu dùng phải trả 9800đ/chai, do vậy trong trường hợp này người sản xuất được lợi nhiều hơn người tiêu dùng. II. Cầu co giãn ít hơn cung: Ở Mỹ, sữa là một loại thức uống khó có thể thay thế vào buổi sáng. Do vậy, cầu của loại mặt hàng này rất ít nhạy cảm với giá, tức là độ co giãn của nó nhỏ hơn so với cung. P ( $) Sữa SS SS’ 10.1 0.5 10 9.6 DD Q(triệu chai) 3 4.5 Tương tự như trên, khoản trợ cấp mà chính phủ trợ cấp cho người sản xuất sẽ được chia cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Nhưng trong trường hợp này, người tiêu dùng được lợi nhiều hơn người sản xuất. Cụ thể là giá ở thị trường tự do là 10$/chai, chính phủ trợ cấp là 0.5$/chai. Sau khi trợ cấp, giá thị trường cân bằng là 9.6$/chai. Giá thực sự mà người sản xuất nhận được là 10.1$/chai.Vậy người tiêu dùng được lợi là 0.4$/chai, người sản xuất được lợi là 0.1$/chai. 11
  12.  Bài tập kinh tế vi mô III. Cầu hoàn toàn co giãn: Cầu hoàn toàn co giãn theo giá là giá cả không thay đổi hay thay đổi rất ít khi cung trên thị trường tăng hoặc giảm. Ta xét thị trường lúa mỳ ở Mỹ , người nông dân sản xuất lúa mỳ không có quyền kiểm soát giá mà anh ta nhận được khi đem bán, vì anh ta chỉ sản xuất một lượng rất nhỏ trong tổng sản phẩm được sản xuất trên thị trường. Giả sử giá và sản lượng trước khi có trợ cấp là 1.5$/pound, 10 tấn, chính phủ trợ cấp cho người nông dân một khoản trợ cấp là 0.5$/pound. Giá cân bằng mới là 1.5$ và bằng với giá cân bằng trước khi có trợ cấp, lợi ích của khoản trợ cấp này người sản xuất hoàn toàn được hưởng. P($) Lúa mỳ SS SS’ 1.5 DD Q(tấn) 10 15 IV. Cầu hoàn toàn không co dãn: Dầu ăn có cầu hoàn toàn không co giãn. Dầu ăn SS P(đồng) DD SS’ s= 1000 14000 13000 12 Q (chai) 20
  13.  Bài tập kinh tế vi mô Đồ thị trên biểu diễn mức lợi ích của một khoản trợ cấp mà chính phủ đặt vào người sản xuất. Việc chính phủ trợ cấp tác động mạnh đến người sản xuất làm đường cung dịch chuyển từ SS sang SS’. Cùng với việc cầu về dầu ăn là không đổi làm cho giá dầu ăn giảm. Trước khi có trợ cấp, giá dầu ăn trên thị trường là 14000đ/chai, chính phủ trợ cấp 1000đ/chai, bây giờ giá thị trường là 13000đ/chai. Vậy trong trường hợp này lợi ích của khoản trợ cấp người tiêu dùng được hưởng hoàn toàn, người sản xuất không được lợi. V. Cung hoàn toàn co giãn: Cung hoàn toàn co giãn nghĩa là một sự thay đổi nhỏ trong giá kéo theo sự thay đổi lớn trong lượng cung. Bây giờ, ta xét mặt hàng có cung hoàn toàn co giãn là tiêu. Để khuyến khích nông dân cung cấp lượng tiêu nhiều hơn cho thị trường chính phủ đưa ra một khoản trợ cấp 2000/kg. Chính sách này ngay lập tức thu được hiệu quả, người nông dân đã nhanh chóng mở rộng diện tích dẫn đến lượng tiêu cung cấp cho thị trường tăng lên. Giả sử trước khi có trợ cấp thì giá và sản lượng cân bằng vào khoảng: 60000đ/kg, 3 tấn. Sau khi có trợ cấp giá và sản lượng mới là 58000đ/kg, 4 tấn. Ta thấy chênh lệch mức giá người tiêu dùng phải trả bằng khoản trợ cấp mà chính phủ đã chi ra. Như vậy với cung hoàn toàn co giãn người tiêu dùng hưởng toàn bộ khoản trợ cấp này. P (ngàn Tiêu đồng) 60 SS 2 58 SS’ DD Q(tấn) 3 4 13
  14.  Bài tập kinh tế vi mô VI. Cung hoàn toàn không co giãn: Đường là một loại thực phẩm rất cần thiết nhưng việc bảo quản mía rất khó, vì vậy ta có thể xem đường cung về mía là một đường cung không co giãn. P SS Mía (ngàn đồng) 2 1.5 DD Q (ngàn tấn) 5 Chính phủ trợ cấp 500đ/kg cho người sản xuất mía, chính sách này của chính phủ không làm ảnh hưởng tới cầu thị trường, cùng với việc sản lượng mía trên thị trường luôn giữ ở mức 5 ngàn tấn nên giá và sản lượng sau trợ cấp là không đổi. Như vậy giá thực tế mà người sản xuất nhận được là 2000 đ/kg, về phía người tiêu dùng họ hoàn toàn không nhận được lợi ích gì từ khoản trợ cấp này trước và sau trợ cấp họ vẫn phải trả 1500 đ/kg. ***K ẾT LUẬN: Khi chính phủ áp đặt thuế hay trợ cấp giá thường không tăng hoặc giảm bằng toàn bộ số tiền thuế hay trợ cấp đó. Hơn nữa tác động của trợ cấp thường phân bổ giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Phần mà người tiêu dùng hay người sản xuất nhận được phụ thuộc vào các độ co giãn tương đối của cung và cầu. Sự can thiệp của chính phủ nói chung dẫn đến một phần mất không, thậm chí khi phúc lợi của người sản xuất và người tiêu dùng được đánh giá như nhau, các chính sách của chính phủ vẫn gây ra một tổn thất ròng, cụ thể trong trợ cấp tổn thất vô ích là diện tích tam giác AE0E1. Phần tổn thất vô ích này là lãng phí hiệu quả kinh tế mà phải được tính đến khi thiết kế và thi hành các chính sách. 14
  15.  Bài tập kinh tế vi mô Sự can thiệp của chính phủ trong thị trường cạnh tranh không phải lúc nào cũng tồi tệ, chính phủ - và xã hội mà nó đại diện – có thể có những mục tiêu khác ngoài mục tiêu hiệu quả kinh tế đó là chính phủ tạo ra một “ mạng lưới an sinh” nhằm bảo đảm không người dân nào rơi quá sâu vào cạm bẫy của sự nghèo khổ, và trợ cấp là một chính sách tương tự. E - VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TRỢ CẤP KHI GIA NHẬP WTO Một số doanh nghiệp đôi khi hiểu sai rằng vào WTO phải bỏ hoàn toàn trợ cấp. Thực chất WTO vẫn cho sử dụng trợ cấp, nhưng phải theo đúng quy định. WTO khuyến khích các nước thành viên sử dụng các chính sách hỗ trợ thuộc “hộp xanh”(green box), theo đó ít hoặc không có tác dụng bóp méo giá trị hàng nông sản. Các chính sách này bao gồm hỗ trợ nghiên cứu, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thiên tai, bảo hiểm thu nhập cho nông dân… Tuy nhiên đối với các chính sách can thiệp thị trường được liệt vào “hộp đỏ” (amber box) như trợ cấp xuất khẩu thì phải bãi bỏ. Việc áp dụng những chính sách trợ cấp mới nhằm tạo điều kiện cho các yếu tố như đào tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, giúp duy trì một sự “phát triển bền vững” là vấn đề then chốt hiện nay của nền kinh tế. Nhiều chương trình trợ cấp của Việt Nam hầu như không hữu dụng và cần xóa bỏ. Việt Nam cần đưa ra hoạch định rõ ràng, minh bạch trước khi ra thực hiện các chính sách về trợ cấp. WTO yêu cầu các chương trình trợ cấp phải cụ thể, có tiêu chí rõ ràng. Nhưng nhiều chính sách của Việt Nam mang tính can thiệp thị trường một cách tình thế.Việt Nam đặc biệt yếu về mặt dự báo thị trường nông sản. Chỉ khi giá nông sản thấp quá mức, nông dân kêu lên Quốc Hội, Quốc Hội kêu lên Chính phủ rồi Chính phủ mới họp với các bộ , ngành xem túi tiền có bao nhiêu thì mới tính mức hỗ trợ cho thị trường. Điều đó không đáp ứng được tính minh bạch và định trước của WTO. Một số chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho nông nghiệp đôi khi đem lại tác dụng chưa đúng như mong muốn. Ví dụ như khi Chính phủ đưa ra hỗ trợ về lãi suất thu mua thì đối tượng chính là người nông dân ít được hưởng, mà bên hưởng nhiều là các doanh nghiệp thu mua nông sản. Chính vì vậy, cần phải xem xét lại một cách tổng thể các chính sách trợ cấp của Việt Nam. 15
  16.  Bài tập kinh tế vi mô Bài tập cá nhân môn kinh tế vi mô Sinh viên: Trần Thị Phương Anh Lớp 43 – Khóa 33 LÝ THUYẾT VỀ SỰ CHỌN LỰA CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Một trong Mười Nguyên lý kinh tế học nói rằng: Mọi người đều phải đối mặt với sự đánh đổi. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng xem xét sự đánh đổi mà mọi người phải đối mặt khi đóng vai người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng mua một loại hàng hóa nào đó nhiều hơn, anh ta phải mua hàng hóa khác ít hơn. Khi nghỉ ngơi nhiều hơn và làm việc ít hơn, anh ta có thu nhập thấp hơn và tiêu dùng ít hơn. Khi chi tiêu nhiều và tiết kiệm ít vào thời điểm hiện tại, anh ta phải chấp nhận mức tiêu dùng ít hơn trong tương lai. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng nghiên cứu xem người tiêu dùng sẽ đưa ra các quyết định như thế nào khi phải đối mặt với sự đánh đổi. Như chúng ta đã thấy, nó có ứng dụng rất rộng rãi. Nó có thể lý giải việc một cá nhân lựa chọn giữa Pepsi và pizza, giữa lao động và nghỉ ngơi, giữa tiêu dùng và tiết kiệm như thế nào… Song tại thời điểm này, bạn có thể nghi ngờ lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng. Xét cho cùng, chính bạn là người tiêu dùng. Bạn quyết định mua gì trước khi bước vào cửa hàng. Và bạn biết rằng, bạn không thể quyết định bằng cách vẽ ra đường giới hạn ngân sách và đường bàng quang.. Liệu hiểu biết về quá trình tự ra quyết định của chính bạn có cung cấp bằng chứng chống lại lý thuyết này không? Câu trả lời là không. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng không cố gắng trình bày lý do giải thích cho các quyết định của con người. Nó chỉ là một mô hình.Và các mô hình không bao giờ có tính thực tế tuyệt đối. Cách tốt nhất là coi lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng như một phép ẩn dụ về cách thức ra quyết định của người tiêu dùng. Không có người tiêu dùng nào lại đi soi xét trạng thái tối ưu trình bày trong lý thuyết. Tuy nhiên, người tiêu dùng nhận thức được rằng, sự lựa chọn của họ bị ràng buộc bởi nguồn lực tài chính. Và với những ràng buộc này, họ có thể đạt được mức thỏa mãn cao nhất. Lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng cố gắng mô tả quá trình tâm lý tiềm ẩn cho phép chúng ta thực hiện được các phân tích kinh tế rõ ràng. 16
  17.  Bài tập kinh tế vi mô Baøi taäp caù nhaân môn kinh teá vi moâ. Sinh vieân: Ñoã Thanh Trang Lôùp : 43 – Khoùa : 33 THÒ TRÖÔØNG ÑOÄC QUYEÀN HOAØN TOAØN Moân kinh teá vi moâ ñaõ ñem laïi cho toâi raát nhieàu kieán thöùc veà kinh teá, ñaëc bieät laø ñeà taøi veà thò tröôøng ñoäc quyeàn hoaøn toaøn. Vaán ñeà ñoäc quyeàn coù söï aûnh höôûng raát lôùn ñeán neàn kinh teá Vieät Nam, ñaëc bieät laø khi nöôùc ta ñaõ gia nhaäp WTO. Ñoäc quyeàn coù öu ñieåm trong moät soá lónh vöïc, nhö vieäc caáp baèng cho caùc phaùt minh. Theá nhöng trong thò tröôøng ñoäc quyeàn khoâng coù söï caïnh tranh ; vaø moät heä quaû taát yeáu laø giaù cao hôn trong khi saûn phaåm chaát löôïng thaáp hôn. Do ñoù noù coù nhöõng taùc ñoäng tieâu cöïc ñeán neàn kinh teá vaø gaây thieät haïi ch o xaõ hoäi. Chuùng ta caàn phaûi hieåu roõ veà noù ñeå coù theå ngaên chaën nhöõng taùc ñoäng tieâu cöïc ñoù. Chính vì vaäy, vieäc xaây döïng luaät kieåm soaùt ñoäc quyeàn laø raát quan troïng nhaèm caûi thieän moâi tröôøng phaùp lyù, hoaøn thieän khung ph aùp luaät kinh teá trong ñieàu kieän kinh teá thò tröôøng. ÔÛ nhieàu quoác gia, chính phuû ñaõ xaùc laäp luaät choáng ñoäc quyeàn moät caùch cöùng raén khoâng khoan nhöôïng. Chính phuû Myõ vaø caùc nöôùc EU ñaõ ñaët ra möùc phaït haøng traêm trieäu USD ñeå cheá taøi Microsoft khi coâng ty naøy coù haønh vi ngaên caûn ngöôøi tieâu duøng tieáp caän caùc nhaø cung caáp khaùc. Söï vaän ñoäng cuûa cô cheá thò tröôøng laø haïn cheá toái ña caùc hình thöùc ñoäc quyeàn trong kinh doanh, tuy nhieân, trong moät soá tröôøng hôïp cuï theå, do phaûi ñaûm baûo lôïi ích coâng coäng,vì tính chaát vaø ñieàu kieän ñaëc thuø nhaát thôøi cuûa moät ngaønh hay lónh vöïc kinh teá caàn thieát thì coù theå cho pheùp duy trì ñoäc quyeàn trong moät lónh vöïc vôùi möùc ñoä vaø ñieàu ki eän nhaát ñònh. ÔÛ Vieät Nam hieän nay coøn toàn taïi raát nhieàu ngaønh ñoäc quyeàn nhö: ñieän löïc, nöôùc… Vôùi moät soá lónh vöïc ñoäc quyeàn laø baét buoäc, nhöng khi noù vöôït ra khoûi taàm kieåm soaùt cuûa nhaø nöôùc thì haäu quaû thaät khoù löôøng. Noù khoâng nhöõng laøm haïn cheá söï phaùt trieån cuûa ñaát nöôùc maø coøn gaây phieàn toaùi cho ngöôøi tieâu duøng. Vieät Nam ñang tieán haønh haøng loaït chính saùch coå phaàn hoùa cuõng nhö ñoåi môùi doanh n ghieäp nhaø nöôùc nhaèm giaûm ñoäc quyeàn cuûa caùc doanh nghieäp hoaït ñoäng trong caùc ngaønh, lónh vöïc thuoäc ñoäc quyeàn cuûa nhaø nöôùc. Toùm laïi, chuùng ta caàn phaûi hieåu roõ veà thò tröôøng ñoäc quyeàn ñeå coù nhöõng chính saùch thích hôïp vaø hoaøn thieän heä thoáng phaùp luaät ñeå kieåm soaùt 17
  18.  Bài tập kinh tế vi mô ñoäc quyeàn. Vieät Nam hieän ñang noã löïc haïn cheá ñoäc quyeàn trong hoaït ñoäng kinh ñeå phuø hôïp vôùi thôøi kyø hoäi nhaäp. Bài tập cá nhân môn kinh tế vi mô Sinh viên: Lê Ngô Phương Thảo Lớp: 43 – Khóa : 33 LỢI NHUẬN Trong các vấn đề kinh tế học, vấn đề làm tôi thích nhất là lợi nhuận. Tuy đã nghe nói rất nhiều về lợi nhuận nhưng hôm nay tôi mới hiểu rõ hơn về nó. Lợ i nhuận là một điều mà bất cứ một doanh nghiệp nào khi bỏ vốn ra kinh doanh luôn quan tâm hàng đầu. Do đó, ta cần hiểu rõ khái niệ m lợi nhuận là gì? Đó là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu TR và tổng chi phí sản xuất . Do tầ m quan trọng của lợi nhuận chúng ta phải giải thích nó bằng nhiều cách như bảng số, đồ thị đại số. Lợi nhuận là một lý thuyết rất quan trọng đối với các nhà kinh tế nói chung và đặc biệt đối với tôi nói riêng khi tôi muốn trở thành nhà doanh nghiệp trong tương lai. Vậy làm sao để tối đa hóa lợi nhuận? Tối đa hóa lợi nhuận là một vấn đề rất rộng và có rất nhiều khía cạnh; một trong các khía cạnh đó là buộc các nhà sản xuất phải ấn định cần sản xuất với giá bán trên thị trường để lợi nhuận đạt được là tối đa. Bên cạnh phải ấn định cần sản xuất thì các nhà doanh nghiệp phải tính tóan sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất để cho giá trị của sản phẩ m thấp hơn giá trị của thị trường. Khi đó, buộc các nhà sản xuất phải nghiên cứu thật kỹ thị trường để đưa ra quy mô sả n xuất cho phù hợp. Trên thị trường, các nhà sản xuất luôn cạnh tranh với nhau chính vì lý thuyết lợi nhuận buộc các nhà sản xuất phải biết kết hợp các yếu tố sản xuất để giá cả sản phẩm là thấp nhất nhưng chất lượng vẫn tốt mới có đầy đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay (mạnh được yếu thua), vì lý thuyết lợi nhuận các nhà sản xuất phải tính toán để làm sao bán được sản phẩm nhiều với giá cao nhất. Để làm được điều trên các doanh nghiệp cạnh tranh phải nâng cao mẫu mã chất lượng các mặt hàng nê n người tiêu dùng rất có lợi vì được quyền lựa chọn giữa các mặt hàng. 18
  19.  Bài tập kinh tế vi mô Vì vậy, lợi nhuận chi phối tất cả các nhà sản xuất kinh doanh. Bài tập cá nhân môn kinh tế vi mô Sinh viên: Nguyễn Thị Hoài Thu Lớp:43 – Khóa 33 NGƯỜI TIÊU DÙNG THÔNG MINH Trong các chủ đề của kinh tế học vi mô em thích nhất chương: “Lý thuyết về sự chọn lựa và hành vi của người tiêu dùng” vì nó nghiên cứu được hành vi của người tiêu dùng trong mối liên hệ giữa nhu cầu vô hạn với những nguồn lực có hạn cần phải được lựa chọn. Với tình hình cơn bão giá hiện nay sự khan hiếm các nguồn lực luôn đặt ra cho chúng ta cách thức lựa chọn sao cho hiệu quả nhất. Lý thuyết về sự chọn lựa giúp ta có cái nhìn đúng đắn khi quyết định mua sản phẩ m sao cho lợi ích nó mang lại là hài lòng nhất với gới hạn về ngân sách tiêu dùng eo hẹp. Dù biết rằng không một nhà kinh tế học nào cũng như một cá nhân tiêu dùng khi bước vào mua sắm lại soi xét bấm máy tính cho tất cả những tối ưu hoá mà lý thuyết đặt ra, nhưng “lý thuyết về chọn lựa và hành vi của người tiêu dùng” có ứng dụng rộng rãi trong đời sống : Bạn chọn giữa ăn thịt nhiều hay rau khi giá thịt lên, giữa lao động - nghỉ ngơi, giữa tiêu dùng - tiết kiệm. Nó giải thích tại sao đường cầu lại dốc lên, tiền lương cao hơn có thể làm tăng hoặc giảm lượng cung về lao động, tại sao lãi suất cao hơn có thể làm tăng hoặc giảm tiết kiệm, và tại sao người nghèo thích nhận trợ cấp tiền mặt hơn so với trợ cấp hiện vật. Bản thân em đã rút ra được bài học về sự lãng phí trong mua sắm bởi khi lựa chọn quá nhanh, quá nóng vội dẫn đến hàng hoá mua về có khi chỉ được trưng trong tủ hay đôi khi những việc cần chi tiêu thì mình lại tỏ ra hà tiện .“Lý thuyết về sự chọn lựa và hành vi của người tiêu dùng” đã dẫn dắt ta đi từ sự ngạc nhiên này sang sự ngạc nhiên khác khi nó phân tích tỉ mỉ về sở thích cũng như đưa ra quyết 19
  20.  Bài tập kinh tế vi mô định tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng, đồng thời đưa ra một lời khuyên hữu ích: hãy là người tiêu dùng thông minh và tiết kiệm. Bài tập cá nhân kinh tế vi mô Sinh viên: Trần Thị Hoanh Lớp 43 – Khóa 33 LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT CHI PHÍ Trong kinh tế, các nhà doanh ngiệp luôn muốn đạt được lợi nhuận cao nhất. Vậy họ cần làm gì để thu được hiệu quả kinh tế cao? Lý thuyết về sản xuất chi phí đã nêu ra những điều cần thiết trong quá trình sản xuất để đạt lợi nhuận kinh tế cao:  Cho ta biết được trong sản xuất, những đầu vào nào dễ biến đổi để ta có thể thay đổi nó một cách dễ dàng, thích ứng với điều kiện sản xuất hiện tại.  Chỉ ra phương pháp kết hợp tối ưu các đầu vào để sản xuất ra mức sản lượng đã định trước với chi phí thấp nhất.  Nêu ra chi phí cơ hội khi không sử dụng tốt các nguồn lực vào trong sản xuất.  Cho phép ta tính được lợi nhuận kinh tế để điều chỉnh ngành sản xuất sao cho phù hợp và đật được lợi nhuận cao nhất. Trong thực tế, để tiến hành sản xuất được, nhà sản xuất cần có đầy đủ các yếu tố đầu vào như: Nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, lao động, trình độ kỹ thuật, vốn … Nhưng để đạt được hiệu quả kinh tế cao, trong quá trình lập kế hoạch, các nhà doanh nghiệp phải biết lựa chọn quy mô sản xuất sao cho phù hợp với mức sản lượng đã định trước, phải tính trước được mức chi phí trung bình ngắn hạn và mức chi phí trung bình dài hạn tương ứng với sản lượng định trước. Ngoài ra, khi tiến hành sản xuất, các chủ doanh nghiệp cần phải phối hợp tối ưu các đầu vào trong sản xuất, sử dụng các nguồn lực một cách khoa học và hợp 20

Bài tập về trợ cấp trong kinh tế vi mô năm 2024

Bài tập về trợ cấp trong kinh tế vi mô năm 2024

235 tài liệu

1746 lượt tải

Trợ cấp trong kinh tế vĩ mô là gì?

Trợ cấp hay trợ cấp cho sản xuất (subsidy) là khoản tiền mà chính phủ cấp cho: (1) các doanh nghiệp để họ giữ giá hoặc giảm giá bán sản phẩm của mình người tiêu dùng, qua đó góp phần ổn định mức tiêu dùng của mọi người; (2) các doanh nghiệp hay ngành suy thoái để giúp họ tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Vi mô và vĩ mô khác nhau như thế nào?

Như đã nói ở trên, "vĩ mô" mang ý nghĩa thể hiện một phạm vi rộng lớn, bao quát, còn "vi mô" có ý nghĩa của một phạm vi nhỏ hép, chi tiết, cụ thể, một khía cạnh nhỏ trong một hệ thống lớn.

DWL trong kinh tế vĩ mô là gì?

Tổn thất vô ích do thuế hay tổn thất xã hội do thuế (tiếng Anh: Deadweight loss) trong kinh tế vi mô được định nghĩa là độ giảm của tổng thặng dư xã hội, bao gồm thặng dư nhà sản xuất, thặng dư người tiêu dùng và thặng dư chính phủ, gây ra do việc đánh thuế.

Kinh tế học vi mô nghiên cứu về điều gì?

Kinh tế học vi mô (microeconomic) hay là kinh tế tầm nhỏ là một phân ngành chủ yếu của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế.