Bài thơ sa bẫy có những sự khi nào năm 2024

* Bài thơ Sa bẫy chính là một bài thơ tự sự. Tuy diễn đạt bằng thơ năm tiếng nhưng bìa thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình.

* Kể lại câu chuyện:

Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo lơ lửng trong cái cạm sắt. Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay. Đêm ngủ, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí cha chí chóe khóc lóc, cầu xin tha mạng.

Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khò khò... Chắc mèo đang mơ!...

Tìm hiểu chung về văn tự sự – Luyện tập bài Tìm hiểu chung về văn tự sự trang 28 SGK Văn 6. Bài 2: Bài thơ Sa bẫy của Nguyễn Hoàng Sơn trong SGK có phải tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.

Advertisements [Quảng cáo]

Bài 1: Đọc mẩu chuyện Ông già và thần chết trong SGK và cho biết: Trong truyện này, phương thức tự sự thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

* Phương thức tự sự của truyện được thể hiện ở chỗ: Truyện được kể theo trình tự thời gian, sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ ba. Nội dung của truyện kể diễn biến tư tưởng của một ông già.

* Ý nghĩa của câu chuyện:

– Ca ngợi trí thông minh của ông lão.

– Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sông, dù kiệt sức thì sông cũng hơn chết.

Bài 2: Bài thơ Sa bẫy của Nguyễn Hoàng Sơn trong SGK có phải tự sự không, vì sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.

* Bài thơ Sa bẫy chính là một bài thơ tự sự. Tuy diễn đạt bằng thơ năm tiếng nhưng bìa thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có đuôi, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình.

* Kể lại câu chuyện:

Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng treo lơ lửng trong cái cạm sắt. Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay. Đêm ngủ, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí cha chí chóe khóc lóc, cầu xin tha mạng.

Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khò khò… Chắc mèo đang mơ!…

Bài 3: Hai văn bản: Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba và Người Ầu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược trong SGK có nội dung tự sự không? Vì sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?

– Cả hai văn bản đều có nội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.

– Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.

Bài 4: Hãy kể câu chuyện để giả thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Tổ tiên người Việt xưa là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân nòi Rồng hay chơi ở vùng sông hồ ở Lạc Việt [Bắc Bộ Việt Nam]Ẽ Bà Ầu Cơ là giống tiên phương Bắc xuống chơi vùng Lạc Việt, thấy cảnh đẹp quên về. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau rồi đem lòng yêu nhau, họ trở thành vợ chồng. ít lâu sau Âu Cơ đẻ ra một bọc trứng nở ra một trăm người con. Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đời đời cha truyền con nối. Biết ơn và tự hào về dòng giông của mình, người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Bài 5: Trong cuộc họp lớp đầu năm Giang, đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?

Bạn Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để các bạn trong lớp hiểu Minh là người chăm học, học giỏi lại thường hay giúp đỡ bạn.

Em hãy kể lại bằng văn xuôi bài thơ Sa bẫy dưới đây gồm các bài văn mẫu lớp 6 hay được VnDoc sưu tầm và chọn lọc giới thiệu tới các em học sinh và thầy cô tham khảo. Mời các em học sinh tham khảo.

Kể lại bằng văn xuôi bài thơ Sa bẫy

Tuổi thơ luôn gắn liền với những kí ức ngây thơ, hồn nhiên, đó chính là những kí ức đẹp sẽ theo mỗi con người đến chặng cuối của cuộc đời, nhắc nhở người ta về quãng thời gian đẹp nhất của đời người. Sau đây tôi sẽ kể câu chuyện về bé Mây và những trò chơi thời thơ ấu, bẫy chuột nhắt, tôi tin chắc qua câu chuyện này thì bất cứ một người nào đã từng trải qua quãng thời gian sinh sống ở nông thôn cũng sẽ đều cảm thấy quen thuộc, gần gũi. Bé Mây đã vui vẻ với trò chơi bẫy chuột, hình ảnh hồn nhiên ấy cũng là hình ảnh của chính chúng ta trong kí ức của tuổi thơ.

Vào một ngày đẹp trời, bé Mây được mẹ dặn dò ở nhà trông nhà, vì buồn chán nên bé Mây đã nghĩ ra một trò chơi rất thú vị, đó là bẫy chuột nhắt. Người bạn đồng hành cùng bé Mây trong trò chơi này không phải một người bạn nào khác mà chính là một chú mèo con. Tuổi thơ thật trong sáng biết mấy, bé Mây không chỉ coi những chú mèo là một loài vật nuôi trong nhà mà coi chúng như những người bạn thực sự. Người mà bé Mây tin tưởng và cho phép tham gia vào trò chơi thú vị của mình, đó là cùng nhau đánh bẫy để bắt chuột nhắt.

Mấy ngày trước, bé Mây đã thấy mẹ than thở về những bao thóc bị chuột đục khoét, hao hụt nhiều nông sản vừa mới thu hoạch về. Bé Mây thấy lũ chuột thật đáng ghét, sống chui lủi ở một góc nào đó, đợi con người lơ là mất cảnh giác thì chui ra gặm cắn khiến cho nông sản hao hụt, bao nhiêu công sức chăm sóc, thu hoạch của mọi người cũng vì những con chuột ưa gặm phá làm cho vô nghĩa. Bé Mây không ghét bất cứ con vật nào nhưng những hành động phá hoại của chuột thật đáng ghét, phải trừng phạt chúng để lần sau chúng không tái phạm được nữa.

Hôm nay, khi ở nhà một mình, bé Mây bỗng nảy ra ý định thật độc đáo, đó là bẫy chuột nhắt. Sở dĩ bé Mây chọn mèo con là người bạn đồng hành với mình trong trò chơi này bởi vì mèo con được coi là một “cao thủ” trong việc bắt chuột. Đó cũng là lý do vì sao mà bố bé Mây nuôi mèo ở trong nhà, có sự hợp tác của mèo con, trò chơi sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều:

“Bé Mây rủ mèo con Đánh bẫy bắt chuột nhắt”

Để bắt được những chú chuột thì ắt hẳn phải đặt ra một cái bẫy, thứ có thể đánh lừa chúng bởi chuột là một loài vật khá thông minh, chúng sẽ chạy trốn nếu thấy sự xuất hiện của con người. Nếu có những miếng mồi hấp dẫn không chỉ dụ được những con chuột ra khỏi hang mà còn làm cho chúng mất cảnh giác mà sập bẫy. Để bẫy chuột nhắt, bé Mây đã rất kì công chuẩn bị những miếng mồi thơm ngon. Bé Mây dùng cá nướng thơm ngon để bẫy chuột, bởi loài chuột ngoài cắn phá thóc lúa, nông sản thì thứ thức ăn yêu thích của chúng chính là mỡ và cá nướng.

Bé Mây đã lấy một chú cá nhỏ mà hôm qua bố bé Mây vừa đi đánh rọ về, nướng trên bếp rơm cho thơm phưng phức rồi mang lên để dụ chuột nhắt. Bé Mây học tập cách bẫy chuột của bố, bé đặt miếng cá thơm ngon vào trong một chiếc cạm sắt, nếu những chú chuột chạy vào ăn cá sẽ bị chiếc cạm sắt đóng sập cửa ra và bé Mây có thể bắt được những thủ phạm phá hoại thóc lúa, chiến công này bé Mây sẽ mang ra khoe bố mẹ khi bố mẹ về nhà. Miếng cá lửng lơ trong chiếc cạm sắt quyến rũ sự chú ý của những chú chuột nhắt tham ăn:

“Mồi thơm: cá nướng thơm ngon Lửng lơ trong cạm sắt”

Đúng như dự đoán của bé Mây, tuy thông minh, nhanh nhẹn nhưng lũ chuột nhắt cũng rất tham lam, khi có đồ ăn chúng sẽ trở nên vô cùng ngu ngốc, không nhận biết được mình đang bị đánh bẫy. Lũ chuột thấy miếng mồi béo bở thơm ngon bèn nhìn trước, ngó sau rồi chui ra khỏi chỗ ẩn nấp, tiếp cận với miếng mồi. Lúc này thì bé Mây và mèo con đã chuyển đến một nơi khác để quan sát, mọi hành động của chuột nhắt đều được bé Mây cẩn thận thu vào tầm mắt. Những chú chuột nhắt vì tham ăn mà trở nên ngốc nghếch, chúng tiến về miếng cá thơm ngon mà không hề hay biết một cạm sắt đang đợi mình:

“Lũ chuột tham lam hóa ngốc Cẳng nhịn thêm được đâu”

Nhìn thấy lũ chuột nhắt sa vào bẫy mà mình đặt ra, bé Mây vui sướng cười tít mắt, vậy là công sức đặt bẫy của mình cũng thu được kết quả như ý muốn, những chú chuột nhắt là chiến lợi phẩm của ngày hôm nay, bé sẽ về khoe thành quả này với bố mẹ, nghĩ vậy bé Mây vô cùng hài lòng, sung sướng. Người bạn đồng hành cùng bé Mây trong trò chơi này cũng vô cùng đắc ý, chú mèo con nhìn những chú chuột nhắt sợ hãi chạy loạn trong cạm sắt mà gật gù tỏ vẻ đắc ý, vểnh râu chờ đợi một món mồi ngon trước mắt.

Khi bố mẹ về nhà, bé Mây đã mang chiến lợi phẩm của mình và mèo con ra khoe. Bé Mây nhận được lời khen của bố mẹ khiến em cười tít mắt. Trò chơi em tự nghĩ ra không chỉ mang lại niềm vui cho riêng em mà còn giúp bố mẹ bắt lại những kẻ phá hoại thóc lúa mang tên chuột nhắt.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy kể lại bằng văn xuôi bài thơ Sa bẫy cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6 và biết cách soạn bài lớp 6 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi học kì 2 lớp 6 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chủ Đề