Bài thu hoạch các module tiểu học

Học sinh tiểu học cần môi trường để làm quen cũng như được tiếp cận hệ thống giáo dục chuyên nghiệp. Cho nên việc đánh giá chất lượng học sinh thường xuyên được tiến hành. Công việc này đảm bảo cho ý nghĩa bồi dưỡng thường xuyên năng lực, trình độ, kiến thức cho các em. Bài thu hoạch cũng được thực hiện trên cơ sở này, để đảm bảo giáo viên có cái nhìn khách quan về chất lượng dạy và học. Các tiêu chí cụ thể sẽ được lựa chọn để đánh giá, mang đến kết quả tổng quát, khách quan.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH24 là bài viết thu hoạch của giáo viên, người trực tiếp đứng lớp. Công tác dạy học được tiến hành, năng lực của học sinh cũng được thể hiện. Do đó bài thu hoạch cung cấp thông tin về việc bình chọn kết quả học tập của học trò cấp tiểu học. Cho ra các quan điểm, nhận xét trên cơ sở phân tích thực tế chất lượng học tập của học sinh. Thực hiện đánh giá kết quả học tập ở cấp Tiểu học.

Trong suốt quá trình giảng dạy của mình, quý thầy cô giáo cần có công cụ để đánh giá quá trình dạy và học. Đây là cách thức nhìn nhận, đánh giá kết quả học sinh khách quan, toàn diện. Đó chính là lý do bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module TH24 cần tiến hành. Các tiêu chí được đưa ra trên khía cạnh về học tập, rèn luyện, đạo đức,… Trong đó, việc đánh giá cần dựa trên nhiều tiêu chí để đảm bảo nhìn nhận học sinh trên các góc độ khác nhau.

Bài thu hoạch là kết quả phản ánh tình hình học tập của học sinh. Nhờ đó mà các phụ huynh có thể theo dõi nhận xét, đánh giá và căn cứ của giáo viên khi dạy học. Nhằm điều chỉnh, cải thiện môi trường, điều kiện cho học sinh tiếp cận giáo dục hiệu quả nhất. Đặc biệt cần quan tâm đến môi trường, sự hứng thú của học sinh.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên tiểu học module TH24 tiếng Anh là Lessons on regular training in elementary schools, module TH24.

3.1. Kiểm tra: 

Kiểm tra là công việc thực hiện nhằm phản ánh kết quả học tập, ghi nhớ, áp dụng của học sinh về kiến thức. Ý chỉ cách thức hoạt động của giáo viên nhằm mục đích thu thập thông tin về việc biểu hiện kiến thức, kỹ năng cùng thái độ của học sinh trong học tập. Hoạt động kiểm tra được phản ánh bằng kết quả thu về trong thang điểm số. Từ đó, có dữ liệu để làm cơ sở cho việc đánh giá. Cũng như thể hiện chất lượng tiếp thu bài học.

Kiểm tra bao gồm kiểm tra định tính và kiểm tra định lượng. Khác nhau về bản chất nhìn nhận, đo lường chất lượng học tập của học sinh tiểu học. Cụ thể như sau:

+ Kiểm tra định tính:

Định tính tức là sự đo lường có tính chất tương đối. Được thực hiện thông qua các quan sát để đánh giá trong mức độ so sánh, đối chiếu. Thực hiện thu thập thông tin về kết quả học tập, rèn luyện thông qua việc quan sát, ghi nhận xét dựa theo các tiêu chí giáo dục đã định sẵn. Nhờ vậy mà các kết quả thu được cũng mang tính định tính.

Để kết quả phản ánh chính xác, giáo viên phải thực hiện quan sát trong thời gian dài, ở các môn khác nhau. Như vậy mới thấy được hiệu quả tiếp cận các dạng bài, các môn học hay thái độ của học sinh.

+ Kiểm tra định lượng:

Định lượng xác định lượng cụ thể, chi tiết trong đánh giá học sinh.

Thu thập thông tin, kết quả học tập của học sinh bằng điểm số trên thang điểm 10. Hoặc thống kê bằng số liệu số lần thực hiện các hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh trong tiêu chí đánh giá. Điểm số có thể được xem là những ký hiệu gián tiếp phản ánh trình độ cũng như học lực của học sinh [có ý nghĩa định tính]. Từ đó cho thấy kết quả theo dõi của nhiều lần thực hiện. Từ đó phản ánh hiệu quả học tập qua tính trung bình các kết quả này.

Tuy nhiên, không thể xem điểm số với ý nghĩa định lượng, giống như việc không thể xem trình độ của học sinh đạt điểm 10 là cao gấp đôi trình độ của học sinh được điểm 5.

3.2. Đánh giá:

Kết quả học tập bằng bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH24 là quá trình hình thành và rút ra những kết luận, phẩm chất của học sinh. Thực hiện các đánh giá chất lượng dạy và học. Từ đó giúp giáo viên đưa ra quyết định phù hợp cho việc giảng dạy dựa trên thông tin đã thu thập được một cách hệ thống nhất. Tức là có sự chủ động và kịp thời điều chỉnh phương pháp, môi trường học tập cho học sinh.

Đánh giá kết quả học tập về học lực, hạnh kiểm là hai tiêu chí chính. Để đảm bảo chất lượng học tập, rèn luyện thái độ của học sinh trong môi trường giáo dục. Thực hiện trong quá học học tập các môn học, trong hoạt động khác [với phạm vi hoạt động của nhà trường, như công tác phong trào văn – thể – mỹ]. Các đánh giá mang đến kết quả, có sự liên hệ nhất định với hoạt động kiểm tra phản ánh kết quả học tập.

3.3. Đo lường:

Nói về việc ghi nhận và mô tả kết quả kiểm tra của mỗi học sinh bằng những quy tắc đã nói ở trên. Qua đó cũng nhằm mục đích xác định, đánh giá mức độ học tập, rèn luyện của học sinh. Đây là tiêu chí xác định thứ hạng hay hiệu quả học tập của học sinh so với mặt bằng chung.

3.4. Lượng giá:

Là những thông tin có tính ước lượng về trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh theo tiêu chuẩn hoặc theo tiêu chí cụ thể. Thực hiện thông qua so sánh tương đối kết quả chung, đối chiếu kết quả đo lường,…. Tất cả các công việc thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả phản ánh có căn cứ các chất lượng học tập. Đây là thực tế hiệu quả học tập, rèn luyện trong điều kiện, môi trường và nền tảng giáo dục.

3.5. Trắc nghiệm: 

Là công cụ hoặc quy trình có tính hệ thống được dùng để đo lường hành vi học tập của học sinh. Dựa trên các phương diện, mang đến tính khách quan, bao quát trong hoạt động đánh giá. Như tóm tắt ý chính của bài học, giải thích và trả lời câu hỏi có liên quan, tính toán và giải bài tập,…

Tất cả các hoạt động này được giáo viên thực hiện trong mục đích phản ánh kết quả bồi dưỡng thường xuyên học sinh tiểu học.

4. Chức năng của bài thu hoạch:

+ Chức năng quản lý, đánh giá của giáo viên. Đây là người dạy học, tạo môi trường học tập cho trẻ. Cho nên họ phải quản lý, phải nắm được chất lượng học tập, rèn luyện của các học sinh.

+ Chức năng kiểm soát và điều chỉnh hoạt động dạy và học. Dựa trên mặt bằng chung, trên các kết quả phản ánh thực tế của từng học sinh để điều chỉnh. Mục đích là tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi nhất để học sinh thể hiện năng lực bản thân.

+ Chức năng giáo dục và phát triển con người . Bởi hoạt động giáo dục ở các cơ sở tiểu học là nền tảng để học sinh tiếp cận hiệu quả môi trường giáo dục chuyên nghiệp. Và phát triển năng lực, chất lượng con người cũng là mục tiêu của giáo dục.

5.1. Với học sinh:

Cần kiểm tra đánh giá thường xuyên, để  có hệ thống để nắm bắt thông tin kịp thời về học sinh. Từ đó nhanh chóng, chủ động điều chỉnh hoạt động giảng dạy sao cho hiệu quả nhất.

Giáo viên sẽ biết được năng lực, thái độ, đặc điểm của học sinh khi học tập. Như học sinh đã tiếp thu bài học ở mức độ nào, cần phải bổ sung thêm những gì cho quá trình học tập. Cũng như nắm bắt những yêu cầu của từng phần trong chương trình và những thay đổi của chương trình học. Do vậy mà có thể chủ động, kịp thời thực hiện dạy học hiệu quả.

Ngoài ra, học sinh còn có thể phát huy được các khả năng như:

+ Ghi nhớ, tái hiện, khái quát hoá, chính xác hoá, hệ thống hoá, hoàn thiện những kĩ năng kĩ xảo cần vận dụng tri thức đã học được,

+ Phát triển thêm năng lực chú ý và tư duy sáng tạo.

Giáo viên vừa có trách nhiệm, vừa tạo môi trường tác động lớn đến hiệu quả, chất lượng dạy và học. Từ đó học sinh có thể duy trì, cải thiện, nâng cao chất lượng học tập, thái độ học tập.

5.2. Với giáo viên:

Kiểm tra đánh giá là điều vô cùng quan trọng, trong nhiệm vụ và công việc của người giáo viên. Nhằm mang lại những thông tin để giáo viên điều chỉnh việc dạy học hiệu quả nhất. Giáo viên phải chủ động, phải thấy được trách nhiệm của mình. Từ đó, tạo điều kiện để giáo viên cải thiện năng lực giảng dạy của bản thân. Có cơ sở để thay đổi, duy trì phương pháp dạy học hiệu quả.

Kết hợp với học sinh để có biện pháp cải thiện và giúp đỡ các em học sinh yếu kém, nâng cao khả năng học tập. Bởi học sinh tiểu học chưa tự nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục. Cho nên giáo viên có trách nhiệm lớn và cao cả hơn.

Việc đánh giá còn tạo cơ hội cho quý thầy cô giáo cải thiện nội dung, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học sao cho phù hợp nhất. Càng nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao trình độ và kinh nghiệm.

Kiểm tra và đánh giá sẽ giúp cho người quản lý hiểu rõ thực trạng dạy và học trong nhà trường. Tránh những sai lệch, kịp thời uốn nắn và thay đổi khi cần thiết. Vừa quản lý giáo viên, học sinh, vừa phải xây dựng môi trường lý tưởng cho giáo dục.

Đồng thời, người quản lý giáo dục cần tôn trọng và khuyến khích những thầy cô giáo có những sáng kiến mới trong việc dạy học để kịp thời cập nhật và thay đổi sao cho hữu ích nhất. Qua đó mang đến tác động, hiệu quả trong môi trường giáo dục tiểu học. Các phương pháp hay, sáng tạo đặc biệt cần thiết cho phát triển tư duy, nhận thức của trẻ.

Thông qua nội dung trình bày ở trên, hy vọng rằng quý thầy cô giáo đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để thực hiện bài thu hoạch BDTX module TH24 tiểu học trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh. Giáo viên có thể tải về Bài thu hoạch theo mẫu chúng tôi cung cấp. Từ đó, cả thầy và trò sẽ cùng có những phương pháp học tập phù hợp nhất để việc giảng dạy và học tập đạt kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề