Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024

Việc chia bài viết WordPress thành nhiều trang vốn là mong muốn của rất nhiều người dùng. Những bài viết học thuật có quá nhiều phần hay có quá nhiều chương mà không được tách ra từng trang thật sự rất khó đọc. Hiểu được mỗi bận tâm đó của bạn Vietnix đã giúp bạn tìm cách phân trang trong bài viết WordPress dễ dàng. Đảm bảo chỉ với vài thao tác đơn giản, bài blog của bạn sẽ trông đẹp, chỉn chu và dễ đọc hơn rất nhiều!

Tại sao nên phân trang trong bài viết WordPress?

Nếu bạn có các bài viết hoặc hướng dẫn dài trên blog WordPress của mình, việc thiết lập phân trang bài viết có thể cải thiện tính dễ đọc của nội dung.

Điều này giúp chia nhỏ bài viết thành các phần khác nhau và chia thành nhiều trang. Như vậy, khách truy cập có thể dễ dàng tiếp thu nội dung và đọc bất kỳ phần nào họ quan tâm. Lợi ích khác của việc chia bài viết WordPress thành nhiều trang là nó có thể giúp tăng số lượt xem trang và tăng doanh thu quảng cáo.

Mặt khác, nếu bạn chọn hosting chất lượng có tốc độ tải trang nhanh hơn sẽ giúp website phân trang hoạt động mượt mà hơn. Nếu hosting không đủ mạnh, có thể dẫn đến việc phân trang chậm chạp, từ đó gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.

Cách 1. Cách phân trang trong bài viết WordPress mà không cần sử dụng plugin

Cách dễ nhất để thiết lập phân trang bài viết là sử dụng block “Ngắt trang” trong trình soạn thảo nội dung WordPress, nếu bạn sử dụng ngôn ngữ là tiếng anh thì block này tên là “Page break” nhé. Bạn không cần sử dụng plugin WordPress để chia nhỏ bài viết thành nhiều trang.

Đầu tiên, bạn cần chỉnh sửa hoặc thêm một bài viết mới trên trang web WordPress của bạn bằng block editor.

Sau đó, nhấp vào nút “+” tại vị trí bạn muốn chia nội dung và thêm block “Ngắt trang”.

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Block Ngắt trang giúp phân chia các nội dung dài

Bây giờ, bạn nên thấy một dòng phân trang trong nội dung để chỉ ra nơi phân trang sẽ xuất hiện.

Nó sẽ có dạng như sau.

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Giao diện hiển thị ngắt trang trong trình chỉnh sửa trực quan

Nếu bạn đang sử dụng trình soạn thảo kiểu cũ, bạn có thể sử dụng thẻ để chia nội dung.

Chỉ cần chỉnh sửa bất kỳ bài viết nào và chuyển sang chế độ “Text” để nhập thẻ tại vị trí bạn muốn chia nội dung.

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Giao diện hiển thị ngắt trang trong trình chỉnh sửa bằng code

Bạn cũng có thể sử dụng phím Alt + Shift + P trên bàn phím để chèn các dấu phân trang. Để làm điều đó, chuyển sang chế độ “Visual” và nhấn các phím tắt trên bàn phím ở nơi bạn muốn thêm dấu phân trang.

Sau đó, bạn có thể xem trước và xuất bản bài viết. Bây giờ bạn sẽ thấy phân trang bài viết ở dưới nội dung.

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Ví dụ về giao diện hiển thị đối với độc giả

Cách 2. Cách phân trang trong bài viết WordPress bằng việc sử dụng plugin

Một cách khác để chia nội dung dài thành nhiều trang khác nhau là sử dụng một plugin WordPress. Lợi ích của phương pháp này là nó sẽ tự động chia trang bài viết khi đáp ứng các tiêu chí nhất định.

Đối với phương pháp này, chúng ta sẽ sử dụng plugin miễn phí “Automatically Paginate Posts”, vì nó dễ sử dụng và hoạt động với bất kỳ chủ đề WordPress nào.

Đầu tiên, bạn cần cài đặt và kích hoạt plugin Automatically Paginate Posts trên trang web WordPress của bạn. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể xem hướng dẫn của Vietnix về cách cài đặt một plugin WordPress.

Khi plugin đã hoạt động trên trang web của bạn, hãy vào phần Settings > Reading và cuộn xuống phần “Automatically Paginate Posts”.

Bạn có thể chọn các loại bài viết để chia thành các trang khác nhau. Sau đó, chọn liệu có chia bài viết theo tổng số trang hay số từ gần đúng trên mỗi trang.

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Phần Automatically Paginate Posts

Tiếp theo, nhấp vào nút “Save Changes” để lưu cài đặt của bạn.

Plugin sẽ tự động chia nội dung của bạn dựa trên cài đặt của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thêm dấu ngắt trang thủ công vào nội dung của mình trong quá trình sử dụng plugin.

Lời kết

Vietnix hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu cách chia bài viết WordPress thành nhiều trang. Bạn cũng có thể muốn xem lựa chọn chuyên gia của Vietnix về các page builder WordPress tốt nhất để tạo bố cục tùy chỉnh và hướng dẫn của Vietnix về phần mềm thông báo đẩy Pushengage cho WordPress để tăng lưu lượng truy cập trang web của bạn.

Tạo bài viết trên website WordPress là việc làm thường xuyên khi chúng ta quản lý và phát triển website. Công việc này không khó nhưng đòi hỏi phải có sự kiên trì. Ngoài ra, những bạn làm SEO chuyên nghiệp còn cần phải tối ưu nội dung, hướng viết bài để đẩy website lên top Google.

Trong bài này bạn sẽ được học cách tạo và đăng bài viết mới lên Website WordPress cũng như cách quản lý danh sách những bài viết mà bạn đã tạo.

1. Cách tạo posts trên WordPress

Trước tiên, hãy đăng nhập vào trang quản trị WordPress để thao tác nhé. Để vào phần viết bài và đăng lên thì bạn cần mở trình soạn thảo bài viết của WordPress lên bằng một trong hai cách dưới đây:

  • Cách 01: Tại trang Dashboard của WordPress, chọn Posts > chọn Add New như hình bên dưới là trình soạn thảo bài viết sẽ mở ra.
    Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
    Mở trình soạn thảo từ Dashboard
  • Cách 02: Tại một trang bất kì trong Dashboard hoặc bên ngoài giao diện website, chọn New trên thanh Toolbar > chọn Post như hình bên dưới, lúc này trình soạn thảo bài viết sẽ xuất hiện.
    Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
    Mở trình soạn thảo từ bên ngoài giao diện website

Các công cụ định dạng văn bản soạn thảo trên WordPress cũng tương tự như trên Microsoft Word. Ngoài ra, bạn cần tối ưu Onpage chuẩn SEO để tăng thứ hạng trong trang kết quả tìm kiếm.

1.1 Soạn thảo văn bản vơi trình mặc định Gutenberg

Với trình soạn thảo Gutenberg, bạn có thể quản lý theo Block rất thuận tiện. Hơn nữa so với những trình soạn thảo khác như Elementor, Divi, Ux Builder,…thì Gutenberg cho tốc độ nhanh hơn.

Phần 1: Soạn thảo văn bản

Bước 1: Để soạn thảo văn bản bạn nhấn vào kí tự ” + ” để chọn block phù hợp (đoạn văn, tiêu đề, danh sách, quote,…).

Bước 2: Để định dạng văn bản bôi đậm, in nghiệng, căn lề, gắn link,… hay đổi dạng block khác, bạn chỉ nhấp chuột vào block đó hoặc bôi đen đoạn văn muốn định dạng. Sẽ xuất hiện hiện một thanh công cụ định dạng ngay bên cạnh.

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Cách soạn thảo và định dạng văn bản

Lưu ý: Nếu bạn đã soạn thảo sẵn văn bản trên Microsoft Word thì chỉ cần copy và pass vào thôi.

Phần 2: Đăng hình ảnh/ video với Gutenberg

Tương tự như soạn thảo văn bản, bạn nhấn vào ký tự “+” và chọn block “Ảnh“. Sau đó chọn 1 trong 3 chức năng sau để đăng ảnh:

  • Tải lên: Tải hình ảnh lên từ thư mục của máy tính.
  • Media: Chọn hình ảnh có sẵn trong thư viện ảnh của website.
  • Chèn từ URL: nhập URL của ảnh đã xuất hiện trên internet.

Bổ sung thông tin ảnh để tối ưu chuẩn SEO.

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Cách đăng ảnh trên wordpress

Lưu ý: Nếu website bạn không thể upload ảnh, hãy liên hệ nhà cung cấp dịch vụ hosting về việc phân quyền. Nếu hosting đã phân quyền nhưng vẫn không upload ảnh được thì bạn xem lại file wp-config.php của WordPress.

Phần 3: Thiết lập và đăng bài

Sau khi để tạo một bài viết hoàn chỉnh và tối ưu nội dung. Bước tiếp theo là thiết lập bài viết:

  • Hiển thị: đặt chế độ công khai nếu muốn tất cả mọi người nhìn thất bài viết hoặc riêng tư nếu chỉ muốn hiện thị với những ai có quyền quản trị website.
  • Categories: Chọn chuyên mục để chia bài phân loại bài viết theo chủ để.
  • Featured image: còn gọi là thumbnail. Đây là ảnh đại diện hiển thị ở các danh mục khác.
  • Yoast SEO: Đây là một Plugin giúp bạn tối ưu SEO Onpage cho bài viết (Bạn có thể dùng plugin tương tự là Rank Math).

1.2 Đăng bài với trình soạn thảo cổ điển (Clasic Editor)

Đây là phiên bản cũ của WordPress, bạn nào đang dùng có thể xem hướng dẫn bên dưới. Tuy nhiên mình khuyến cáo các bạn nâng cấp phiên bản mới của WordPress và dùng Gutenberg.

Thêm Plugin Clasic Editor

Bước 01: Từ trang Dashboard của WordPress, chọn vào mục Plugin > Add New (thêm mới) như hình bên dưới để để mở trang tìm kiếm plugin.

Bước 02: Nhập tên Classic Editor vào ô tìm kiếm (search plugin). Nhấn install Now như hình bên dưới để tiến hành cài đặt Classic Editor, sau đó nhấn Activate để kích hoạt nó

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Cài plugin Classic Editor

Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt Plugin cho WordPress

Tổng quan về giao diện trình soạn thảo của WordPress

Giao diện trình soạn thảo của WordPress sẽ không hoàn toàn giống nhau ở mọi webiste, tùy thuộc vào những tính năng đi kèm với phần Posts mà theme, plugin, người thiết kế web thêm vào. Tuy nhiên, giao diện mặc định thì giống nhau với các khu vực như bên dưới:

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Các khu vực trong trình soạn thảo

  1. Add Title: Tiêu đề của bài viết.
  2. Khung soạn thảo bài viết: Gồm những tính năng cơ bản như định dạng văn bản, thêm media, word count đếm tổng số từ trong bài viết).
  3. Khung xuất bản bài viết gồm:
    • Save Draft: Lưu bản nháp, trong trường hợp bạn chỉ viết bài nhưng chưa muốn đăng vì nó chưa được viết xong chẳng hạn.
    • Preview: Xem trước bài viết với giao diện website trước khi xuất bản.
    • Publish: Xuất bản (đăng) bài viết.
    • Move to Trash: Xóa bài viết (thực ra thao tác này chỉ là chuyển bài viết vào trong thùng rác, nó vẫn chưa được xóa hoàn toàn nên bạn vẫn có thể khôi phục lại nếu cần).
    • Update: Chức năng này sẽ thay thế nút Publish sau khi bạn đã đăng bài viết. Nó cập nhật nội dung bạn đã chỉnh sửa sau khi đã đăng bài.
  4. Categories: Chọn chuyên mục cho bài viết để phân loại chủ để cho bài viết. Hoặc nhấn vào Add New Category tạo một chuyên mục mới.
  5. Tags: Đây là tên chủ đề của bài viết. Một bài viết có thể chứa nhiều thẻ tags, mỗi thẻ được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy (“,”).
  6. Featured image: Ảnh đại diện cho bài viết, còn gọi là ảnh thumbnail. Ảnh này sẽ hiển thị bên ngoài danh sách bài viết trên website.
  • Khóa học SEO tại IMTA - Phương pháp SEO quy trình bài bản
  • Khóa học quảng cáo Google Ads - Cơ bản đến chuyên sâu
  • Khóa Học Digital Marketing - Chạy quảng cáo đa kênh kết hợp

2. Quản lý danh sách bài viết (posts) trên WordPress

Công việc thường làm trong quản lý bài viết trên WordPress là xem thống kê, chỉnh sửa và xóa bài viết. Dưới đây mình chỉ hướng dẫn một số thao tác đơn giản để bạn dễ hình dung và thực hành.

Bước 1: Tại màn hình Dashboard, chọn Posts > All Posts.

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Mở trình quản lý bài viết WordPress

Khi rê chuột vào một bài viết bất kỳ thì ngay bên dưới tiêu đề bài viết sẽ hiện ra các mục chọn như sau:

Bước 2: Di chuyển chuột đến bài viết muốn thao tác và chọn một trong các chức năng sau:

  • Edit: Chỉnh sửa bài viết.
  • Quick Edit: Chỉnh sửa nhanh bài viết mà không cần mở trình soạn thảo.
  • Trash: Đưa bài viết vào thùng rác, tức là chưa xóa hẳn, bạn vẫn có thể khôi phục lại được.
  • View: Xem bài viết.

Bạn cũng có thể thực hiện hành động xóa hoặc chỉnh sửa 2 hoặc nhiều bài viết bằng cách chọn vào từng bài hoặc tick vào ô trên cùng (xem hình dưới) để chọn tất cả bài viết trong danh sách.

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Chọn hàng loạt bài viết cùng lúc

Để thực hiện chuyển vào thùng rác hoặc sửa tất cả bài viết đã chọn thì bạn nhấn vào mục Bulk Action và lựa chọn thao tác cần làm. Sau đó nhấn vào Apply để xác nhận.

Bài viết và trang trong wordpress khác nhau thế nào năm 2024
Lựa chọn hành động và nhấn Apply để xác nhận

Mục All dates và All Categories là dùng để lọc các bài viết theo ngày và theo chuyên mục. Tương tự như việc thực hiện chỉnh sửa và xóa hàng loạt ở trên, ở mục lọc bài viết này bạn cũng chọn thuộc tính lọc (ngày đăng/ tên chuyên mục) sau đó nhấn vào nút Filter để tiến hành lọc.

Một trong những ứng dụng rất hay ho của công cụ lọc (Filter) là để thực hiện hành động hàng loạt cho những bài viết có chung thuộc tính.

Ví dụ: Lọc tất cả bài viết thuộc chuyên mục “Món ngon” sau đó đưa tất cả chúng vào chuyên mục “Ẩm thực” vì bạn thấy rằng đổi sang tên chuyên mục là “Ẩm thực” trông chuyên nghiệp hơn.

Bạn cũng có thể xem thống kê những bài viết thuộc chuyên mục nào thì có nhiều bình luận, nhiều lượt xem để định hình phát triển chuyên mục đó. Lọc ra xem tác giả đó đã đăng bao nhiêu bài rồi, xem ngày hôm đó bao nhiêu bài viết được xuất bản,… Và rất nhiều việc khác nữa, tùy vào quy mô của website.

3. Những câu hỏi thường gặp

Post và page khác nhau như thế nào?

Post và page khác nhau cơ bản về mục đích sử dụng. Post được dùng để viết những nội dung có tính cập nhật theo thời gian (như tin tức, kiến thức,..). Trong khi đó Page được dùng để tạo dạng nội dung ít thay đổi theo thời gian (trang giới thiệu doanh nghiệp, trang liên hệ, quy định,..).

Có thể thay dùng post thay cho page được không?

Có thể dùng post để tạo page, tuy nhiên 02 kiểu nội dung này được thiết kế với mục đích, tính năng khác nhau nên không nên dùng post thay cho page và ngược lại.

TỔNG KẾT

Sau khi các bạn đã đăng bài được trên website rồi thì có những bạn yêu cầu cao hơn là chuẩn SEO. Trong khóa học SEO tại IMTA đã hướng dẫn bạn kế hoạch lên 1 bài viết và đăng bài chuẩn SEO cho website. Bạn hãy chuẩn bị dàn ý kỹ lưỡng trước khi đăng bài nhé.