Bàn ghế học sinh thcs phải theo quy định nào năm 2024

Lựa chọn bàn ghế cho con em mình là một việc khiến không ít phụ huynh đau đầu bởi mỗi độ tuổi khác nhau thì tiêu chí kích thước bàn ghế cũng trở nên khác nhau. Bài viết dưới đây Nội thất Thành Đạt xin gửi tới các bạn đọc cách lựa chọn kích thước bàn ghế học sinh cấp 2 đúng tiêu chuẩn của Bộ y tế.

Kích thước bàn ghế học sinh cấp 2 theo tiêu chuẩn bộ Y tế

Kích thước bàn ghế học sinh cấp 2 được quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT – BGDĐT – BKHCN – BYT về việc hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường học. Theo đó bàn ghế học sinh cấp 2 được quy định về kích thước như sau:

Học sinh cấp 2 có chiều cao trung bình từ 1m3 - 1m59, theo đó kích thước bàn ghế cho học sinh lứa tuổi này được quy định như sau:

- Chiều cao bàn học là 570 mm hoặc 630 mm, chiều rộng của bàn là 500 mm, chiều dài bàn tùy thuộc vào loại bàn đơn hay bàn đôi mà có kích thước là 600 hoặc 1200 mm

- Chiều cao ghế là 340 mm hoặc 370 mm

Kích thước trên được tính toán dựa trên thể trạng, chiều cao trung bình của học sinh cấp 2 hiện nay. Tuy nhiên, thực tế thể trạng và chiều cao trẻ là luôn khác nhau, do đó khi lựa chọn mua bàn ghế học sinh cho con em mình, các bậc phụ huynh có thể dựa vào công thức sau để lựa chọn bàn ghế có kích thước cho phù hợp

- Chiều cao bàn học = chiều cao cơ thể x 0,46

- Chiều cao ghế = chiều cao cơ thể x 0,27

Các tiêu chí lựa chọn bàn ghế học sinh cấp 2

Để lựa chọn cho con em mình bộ bàn ghế học sinh có kích thước phù hơp, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau đây:

Kích thước bàn học sinh

- Chiều cao bàn học: là khoảng cách từ mặt đất tới mặt bàn, đây là thông số vô cùng quan trọng khi lựa chọn bàn ghế học sinh. Chiều cao bàn cũng cần phù hợp với chiều cao ghế ngồi để tránh mất cân đối.

- Chiều rộng bàn: Chiều rộng bàn cần phải phù hợp với hình thể của trẻ, giúp trẻ không bị mỏi khi viết và học tập. Đồng thời phải có đủ không gian để sách vở, đồ dùng học tập, tuy nhiên phải trong tầm với của trẻ, không được quá rộng.

- Chiều dài bàn học: Thông thường bàn học đơn thường có chiều dài là 600 mm hoặc bàn đôi thường có chiều dài là 1200 mm. Chiều dài bàn sẽ giúp trẻ để tay thỏa mái khi viết bài giúp việc học tập trở nên hiệu quả hơn.

Kích thước ghế học sinh

- Chiều cao ghế: là khoảng cách từ mặt ngồi của ghế tới mặt đất. Ghế học sinh phải được thiết kế phù hợp với độ tuổi học sinh, nếu ghế quá cao thì 2 chân sẽ bị treo, 2 bàn chân mất điểm tựa dễ gây mỏi. Còn nếu như ghế có chiều cao quá thấp sẽ khiến người ngồi phải gập chân, khiến mạch máu bị ép, dễ gây tê mỏi khi ngồi lâu.

- Chiều dài ghế: được tính bằng chiều rộng mông cộng thêm 5-10 cm, nếu chiều dài ghế quá hẹp, người ngồi sẽ bị gò bó, không thỏa mái khi học tập.

- Chiều rộng của ghế: được tình bằng khoảng cách mông người ngồi đến mép mặt trước của ghế, do đó, nếu ghế quá hẹp thì tư thế ngồi trên ghế sẽ không còn được thỏa mái nữa.

- Chiều cao lưng tựa ghế: Thông thường chiều cao lưng tựa ghế được thiết kế bằng ngang vai người ngồi, nhằm tạo ra sự thỏa mái cho tay và cột sống.

Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn kích thước bàn ghế học sinh cấp 2 theo bộ giáo dục và cách lựa chọn bàn ghế học sinh đúng tiêu chuẩn. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất. Để lựa chọn cho con em mình những bộ bàn ghế học sinh cấp 2 phù hợp, quý khách hàng có thể tham khảo thêm tại //noithatthanhdatgroup.com/ hoặc liên hệ với Nội thất Thành Đạt qua hotline để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

Danh mục Nội thất trường học

Bàn ghế theo thông tư BGDĐT là bàn ghế học sinh sản xuất theo thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế và Bộ KH&CN đảm bảo các tiêu chí về kích thước tiêu chuẩn, chất liệu an toàn phòng ngừa các bệnh về học đường như: cận thị, cong vẹo cột sống, mất tập trung và đảm bảo tính đồng bộ khoa học cho công tác dạy và học tại các đơn vị, cơ sở trường học.

Bàn ghế học sinh Hòa Phát được đánh giá cao và ưu tiên sử dụng ở hầu hết các cơ sở trường học mẫu giáo, cấp 1, 2, THPT, ĐH-CĐ-TCCN hay bàn học gia đình. Sản phẩm được phân phối chính hãng, uy tín, trọn gói thi công lắp đặt tại nội thất Phúc Thịnh Phát.

Tiêu chuẩn của Bộ Y tế về kích thước của bàn học sinh

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Y tế đã thành lập Ban nghiên cứu soạn thảo để ban hành Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông.

Qua thời gian triển khai thực hiện Thông tư, một số địa phương có kiến nghị, đề xuất điều chỉnh một số nội dung của Thông tư. Về vấn đề này Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến như sau:

1. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT được ban hành trên cơ sở Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7490, 7491 – 2005 do Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, các số liệu về kích thước ban ghe hoc sinh với từng đối tượng học sinh đã được đo nhân trắc và thử nghiệm với nhiều học sinh trong quá trình nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn.

2. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT chỉ áp dụng đối với học sinh ở các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, không áp dụng với các trường học khác.

3. Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT chỉ qui định một số chỉ số quan trọng như:

  • Chiều cao của bàn ghế học sinh nhằm đảo bảo hiệu số chiều cao của bàn với chiều cao của ghế phù hợp với kích thước – khoảng cách tư thế ngồi của học sinh theo khảo sát về nhân trắc;
  • Không quy định cỡ bàn ghế học sinh số nào cho các lớp học, mà chỉ qui định căn cứ vào chiều cao của học sinh theo 6 cỡ số [học sinh cao từ 100 cm – 175cm]. Như vậy trên cơ sở các tiêu chuẩn đã ban hành các cơ sở giáo dục linh hoạt áp dụng tùy theo chiều cao của học sinh vì vậy trong một lớp học có thể phải xếp đặt nhiều cỡ ban ghe hoc sinh cho phù hợp [Điều 3 khoản 1,2. Điều 8 khoản 1];
  • Không quy định cấu trúc thiết kế của ngăn bàn mà chỉ quy định “Bàn ghế học sinh phải bố trí chỗ để đồ dùng học tập cho phù hợp với cấu trúc của thiết kế [Điều 4 khoản 3]” vì vậy việc thiết kế ngăn bàn vướng chân học sinh có hai khả năng xẩy ra như khoảng cách ngăn bàn với mặt bàn rộng, mặt ngăn bàn rộng bằng với mặt bàn và vậy khi thiết kế cần lưu ý vấn đề này;

Trong quá trình triển khai thực hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Y tế tiếp tục theo dõi và khảo sát đánh giá thực trạng ở các địa phương trên cơ sở đó sẽ tiếp thu để điều chỉnh, hướng dẫn áp dụng Tiêu chuẩn ban ghe hoc sinh khi cần thiết. Các ý kiến góp ý, đóng góp xin gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo [Cục Cơ sở Vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em] 49 Đại Cồ Việt Hai Bà Trưng - Hà Nội.

Chủ Đề