Bán lẻ nghĩa là gì

Bán lẻ là một trong hình thức quan trọng để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của bán lẻ trong việc lưu thông hàng hóa, đưa về doanh thu, đồng thời phục vụ các hoạt động khác của tổ chức/doanh nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, quy định về thuật ngữ bán lẻ như sau:

“7. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.”

Theo quy định trên, khách hàng của hoạt động bán lẻ chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa với mục đích tiêu dùng. Mục đích tiêu dùng của khách hàng của hình thức bán lẻ là điểm khác nhau cơ bản với mục đích sinh lợi của khách hàng hình thức bán buôn.

Trên thị trường, đang có rất nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bán lẻ nhằm cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng như: Big C, Vinmart… Thực tế đã cho thấy, hình thức bán lẻ được thực hiện thông qua những phương thức sau đây:

Bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán hàng mà trong đó tách rời việc thu tiền và giao hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền, viết hoá đơn hoặc viết tích kê cho khách để khách đến quầy nhận hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca [hoặc hết ngày] bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hoặc kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.

Bán lẻ thu tiền trực tiếp là hình thức mà nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Hết ca, hết ngày bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng.

Bán lẻ tự phục vụ [tự chọn] là hình thức mà khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang đến bàn tính tiền để tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hoá ở quầy [kệ] do mình phụ trách. Hình thức này được áp dụng phổ biến ở các siêu thị.

Bán trả góp là hình thức mà người mua được trả tiền mua hàng nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại, ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường còn thu thêm ở người mua một khoản lãi do trả chậm. Đối với hình thức này, về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên,về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu.

Bán hàng tự động là hình thức bán lẻ hàng hoá mà trong đó, các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá nào đó đặt ở các nơi công cộng. Khách hàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua.

Gửi đại lý bán hay ký gửi hàng hoá là hình thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý. Số hàng chyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại cho đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này.

Như vậy, thuật ngữ bán lẻ được quy định khá rõ ràng tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Trên thực tế, hình thức bán lẻ được thực hiện thông qua những phương thức như trên. Bạn cần tham khảo nhằm tiến hành hoạt động bán lẻ sao cho phù hợp và thuận lợi nhất.

//tuvanltl.com/quy-dinh-phat-cong-ty-du-lich-de-khach-bo-tron/

Trên đây là một số quy định chung nhằm mục đích tham khảo của Tư vấn LTL.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

Công Ty TNHH Tư Vấn & Đầu tư LTL.
Hotline0902.990.954
Email

Nghị định 9/2018 đưa ra một cách tiếp cận mới về các hoạt động thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [FIE] tại Việt Nam. Cụ thể, việc bán buôn hầu hết các mặt hàng không phải tuân thủ yêu cầu về Giấy Phép Kinh Doanh. Tuy nhiên, Nghị định 9/2018 vẫn không rõ ràng trong việc phân loại hoạt động bán buôn và bán lẻ. Việc định nghĩa rõ ràng hơn các khái niệm này là quan trọng bởi lẽ một FIE thực hiện các hoạt động bán lẻ phải xin cấp Giấy Phép Kinh Doanh từ Bộ Công Thương [BCT].

Theo Nghị định 9/2018,

·         “Bán buôn” là hoạt động bán hàng hóa cho [a] người bán buôn, [b] người bán lẻ và [c] các thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm các hoạt động bán lẻ;

·         “Bán lẻ” là hoạt động bán hàng hóa cho [a] cá nhân, [b] hộ gia đình, và [c] các tổ chức khác nhằm mục đích tiêu dùng.

Có một số vấn đề phát sinh từ các định nghĩa trên theo Nghị định 9/2018:

·         Không thể phân biệt bán buôn và bán lẻ bằng việc dựa vào năng lực pháp lý của người mua [tức là cá nhân hoặc tổ chức] bởi vì tổ chức có thể là khách hàng của người bán buôn hoặc bán lẻ;

·         Rất khó để xác định thế nào được coi là "tiêu dùng" do không có quy định nào của pháp luật định nghĩa về "tiêu dùng". Theo Luật Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng, “người tiêu dùng” là người mua hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng và sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức; và

·         Người bán gần như không thể xác định được liệu khách hàng có sử dụng hàng hóa đã mua cho mục đích tiêu dùng hay không.

BCT gần đây đã đưa ra một số hướng dẫn giúp các doanh nghiệp trong việc xác định các hoạt động bán buôn hoặc bán lẻ ở một mức độ nhất định. Ví dụ, trong Công văn 6219 ngày 7/8/2018 [CV 6219], BCT cho rằng “các tổ chức có thể mua hàng hóa cho mục đích tiêu dùng” và “bán hàng cho các tổ chức vì mục đích tiêu dùng của các tổ chức đó [ví dụ, doanh nghiệp mua thực phẩm, đồ uống, văn phòng phẩm, v.v. để phục vụ việc tiêu dùng thường xuyên của nhân viên của mình] nhưng không sử dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất hoặc triển khai dịch vụ theo mục tiêu đầu tư hoặc ngành nghề kinh doanh đã đăng ký, được coi là hoạt động bán lẻ ”. Tuy nhiên, cũng theo CV 6219, “việc bán hàng hoá cho các thương nhân, tổ chức khác không phải là người bán buôn hoặc bán lẻ hoặc không vì mục đích tiêu dùng được coi là hoạt động bán buôn [tức là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã mua hàng để sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ theo hoạt động đầu tư, ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Ví dụ, các hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh sản xuất hàng may mặc mua máy may, vải, nguyên liệu để sản xuất hàng may mặc để bán]”, theo ý kiến ​​của BCT.

Mặc dù hướng dẫn của BCT vẫn chưa làm rõ các định nghĩa về bán buôn / bán lẻ theo Nghị Định 9/2018 và về cơ bản đây không phải là một văn bản pháp lý, tuy nhiên có thể hiểu rằng:

·         Nếu doanh nghiệp mua hàng hóa làm nguyên liệu để sản xuất thì việc này sẽ được coi là hoạt động bán buôn; và

·         Nếu một doanh nghiệp mua hàng hóa để sử dụng cho cá nhân mà không đưa các hàng hóa đó vào bất kỳ quy trình sản xuất nào thì việc này sẽ được coi là hoạt động bán lẻ.

Bài viết được đóng góp bởi Nguyễn Bích Ngọc, luật sư cộng sự tại Venture North Law.

Bán lẻ là quá trình mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Nếu bạn đang kinh doanh thì hãy tìm hiểu “bán lẻ là gì?” qua bài viết này nhé!

Nếu bạn đang hoạt động kinh doanh thì không thể nào không nắm được khái niệm bán lẻ Nắm rõ khái niệm này chắc chắn con đường kinh doanh của bạn sẽ luôn suôn sẻ và không bị bỡ ngỡ bởi những cụm từ chuyên ngành. Để hiểu rõ hơn bán lẻ là gì và những điều cần biết trong quá trình hoạt động bán lẻ, hãy tham khảo những thông tin dưới đây.

Bán lẻ [tiếng anh là Retailing] là một cụm từ chỉ mô hình bán hàng trong kinh doanh. Hay bán lẻ còn được hiểu đơn giản là quá trình mua sắm hàng hóa từ các nhà sản xuất.

Các cửa hàng có quy mô bán lẻ thường khác nhau để có thể là một cửa hàng duy nhất và liên hoàn phải bao gồm nhiều chi nhánh trên nhiều vị trí, thậm chí là nhiều tỉnh thành. Với các hình thức như cửa hàng tổng hợp, cửa hàng giảm giá, chuyên doanh và hợp tác xã.

Bán lẻ là gì

Bán lẻ cũng là một hình thức kinh doanh khá phổ biến trên thị trường cũng là những sự lựa chọn khá tiện ích của nhiều các cá nhân, tổ chức kinh doanh hiện nay. Bán lẻ là hình thức kinh doanh thương mại tập trung đông đủ các đối tượng các khách hàng có khả năng mua sắm đơn lẻ với số lượng nhất định.

Dưới đây là một số hình thức bán lẻ phổ biến trong kinh doanh hiện nay cần nắm rõ:

Một hình thức kinh doanh bán lẻ không thể tách rời và thu tiền giao hàng cho người mua tận nơi. Tại mỗi một cửa hàng sẽ có quầy thu ngân và nhân viên có trách nhiệm thu tiền cho khách hàng khi đến quầy nhận hàng. Trong trường hợp làm theo ca thì sau khi kết thúc ca nhân viên căn cứ vào những hóa đơn tích kê giao hàng lại cho khách và kiểm tra hàng hóa còn tồn để xác định lượng hàng đã bán được trong ngày để làm báo cáo bán hàng.

Các hình thức bán lẻ phổ biến hiện nay

Hình thức kinh doanh bán lẻ mà nhân viên bán hàng sẽ thực hiện nhiệm vụ thu tiền và giao hàng cho khách trực tiếp. Sau khi giao dịch thành công nhân viên bán hàng tiến hành làm giấy nộp tiền và nộp lại tiền cho thu ngân và kiểm kê lại hàng còn tồn kho xác định lượng hàng còn tồn và hàng bán trong ngày để lập báo cáo.

Đây là hình thức bán hàng khá phổ biến và quen thuộc hiện nay. Khách hàng tự chọn hàng hóa đang có nhu cầu mang đến quầy thu ngân để thanh toán hóa đơn. Nhân viên kiểm tra hàng và tính tiền, lập hóa đơn thanh toán và thu tiền của khách hàng.

Nhân viên có trách nhiệm nhắc nhở khách kiểm tra hàng hóa và hóa đơn sau khi ra khỏi cửa hàng.

► TÌM HIỂU: Những tin tức việc làm cập nhật mới nhất hiện nay giúp bạn luôn chủ động trong công việc.

Hình thức trả góp mới được áp dụng gần đây. Người mua hàng chọn sản phẩm đang cần và chỉ thanh toán một số khoản tiền nhất định và sẽ thu một khoản lãi chậm. Với các công ty, cửa hàng bán lẻ lớn có thương hiệu tầm cỡ thì mua trả góp có lãi suất không đồng để khuyến khích hành vi mua hàng.

Với hình thức này thì đối với bên bán và bên mua đều nhận được nhiều tiện ích. Người mua nhận được sản phẩm mình mong muốn mà chưa đủ kinh tế và người bán sẽ bán được nhiều sản phẩm và duy trì được doanh thu ổn định và lãi suất hàng tháng thu về từ người trả góp.

Hình thức bán lẻ

Bán hàng tự động là quá trình bán lẻ được giao dịch trên các sàn thương mại điện tử sử dụng để bán hàng tự động. Sử dụng cho một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau có thể đặt và xem sản phẩm mọi lúc mọi nơi. Sau khi nạp tiền vào máy lựa chọn sản phẩm thông tin và hàng hóa sẽ được giao đến tận tay người mua.

Đây là hình thức khá phổ biến tại Việt Nam bởi nhiều khách hàng muốn mua hàng nhanh gọn và tiết kiệm thời gian.

Đây là hình thức bán hàng mà các doanh nghiệp sẽ giao hàng đến các cơ sở bán hàng để các cơ sở trực tiếp bán hàng. Bên nhận giữ vai trò đại lý và được hưởng hoa hồng. Số hàng hóa được ký gửi bán tại các cơ sở phụ thuộc vào quyền sở hữu của các doanh nghiệp thỏa hiệp trước khi hợp tác.

Những chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn có thêm những kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh và khái niệm bán lẻ là gì? Hãy luôn cập nhật mô hình bán hàng mới nhất để theo kịp thị trường nhé.

Video liên quan

Chủ Đề